Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

Nguyễn Xuân Phúc và cái chết trên chấm phạt đền

 

Nguyễn Xuân Phúc và cái chết trên chấm phạt đền

Lê Văn Đoành

16-1-2023

Ngày 14-1-2023, giấy mời dự “hội nghị” khẩn cấp đóng dấu MẬT được gởi đến tất cả các Uỷ viên Trung ương khoá XII, thời gian làm việc gói gọn trong buổi chiều ngày 17-1-2023.

Hội nghị Trung ương bất thường lần này chỉ nằm trong hai vấn đề:

1. Trung ương xem xét theo hướng đồng ý cho ông Nguyễn Xuân Phúc thôi Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương khoá XIII, thôi chức Chủ tịch nước, thôi đại biểu quốc hội khoá 15.

2. Kế đến, Trung ương giới thiệu nhân sự để quốc hội bầu tân Chủ tịch nước.

Như vậy, sinh mệnh chính trị của Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, chủ tịch Hội đồng Quốc phòng – An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang Việt Nam của ông Nguyễn Xuân Phúc sắp được định đoạt bởi kỳ họp Trung ương bất thường ngày 17-1-2023 và kỳ họp quốc hội bất thường trong ngày 18-1-2023.

Ảnh: Vợ chồng ngài Chủ tịch nước sẽ vẫy tay chào… Hà Nội. Nguồn ảnh: TTXVN

Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1954, cầm tinh con Ngựa, tuổi Giáp Ngọ. Năm 2006, từ chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Nguyễn Xuân Phúc được hai Uỷ viên Bộ Chính trị khoá IX, đồng hương, là Phan Diễn và Trương Quang Được kéo ra Hà Nội “tráng men” chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, vào Uỷ viên Trung ương khoá XI, leo lên ghế Phó Chủ nhiệm, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Năm 2011, dựa vào các thế lực trong đảng cùng tiền của đại gia Thân Đức Nam, Nguyễn Xuân Phúc tranh được suất Uỷ viên Bộ Chính trị, ngồi ghế Phó Thủ tướng.

Năm 2016, liên minh Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang đánh bật Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi vũ đài chính trị, về làm “người tử tế”. Nguyễn Xuân Phúc trở thành ứng viên duy nhất cho ghế Thủ tướng.

Năm 2021, tuổi già sức yếu sau đột quỵ, Nguyễn Phú Trọng bị sức ép trong đảng, phải nhường bớt chiếc ghế Chủ tịch nước kiêm nhiệm. Suất “nhân sự đặc biệt” tái cử khoá XIII để đảm nhận vai trò Chủ tịch nước được dành cho “nhân tố miền Trung” trong tứ trụ, xướng danh Nguyễn Xuân Phúc.

Mô hình cộng sản của Việt Nam luôn là bản sao của Trung Cộng, vì vậy, tranh giành quyền lực luôn tàn khốc và đẫm máu.

Ảnh: Phía sau nụ cười của các “đồng chí”, là những mưu mô toan tính. Nguồn: Quốc hội VN

Cuối năm 2014 đầu năm 2015, chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ XII, trang Chân Dung Quyền Lực, được sự hậu thuẫn của nhóm tướng lĩnh trong Tổng cục Tình báo, Bộ Công an, lập ra nhằm tấn công các ứng viên hăm he những vị trí chủ chốt như: Phùng Quang Thanh tranh ghế Chủ tịch nước, Nguyễn Hòa Bình tranh suất Uỷ viên Bộ Chính trị, Nguyễn Xuân Phúc tranh ghế Thủ tướng…

Trước thềm đại hội XII, cả ba ông nêu trên bị Chân Dung Quyền Lực phơi bày những gì xấu nhất về đời tư, đạo đức lối sống, tham nhũng, các mối quan hệ mờ ám và cả tham vọng chính trị… cho bàn dân thiên hạ biết. Chân Dung Quyền Lực qua hàng trăm trang tư liệu điều tra, tài liệu nội bộ tố cáo, nhằm đánh bật các đối thủ chính trị ra khỏi sân chơi. Kết quả chỉ có Phùng Quang Thanh bị “phơi lưng lấm bụng”, Nguyễn Xuân Phúc và Trương Hoà Bình không hề hấn gì, lại càng leo cao.

Sau đại hội XII, tái trúng cử Uỷ viên Bộ Chính trị, nhận chức Thủ tướng Chính phủ, Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu phản công.

Những sự kiện sau đây, liên quan nhiều đến bộ ba Nguyễn Phú Trọng – Nguyễn Xuân Phúc – Tô Lâm:

– Năm 2016, sau đại hội XII, yên vị trên ghế Tổng Bí thư nhiệm kỳ hai, chiến dịch “đốt lò” thanh trừng nội bộ của Nguyễn Phú Trọng mới thật sự diễn ra khốc liệt.

– Ngày ngày 8-9-2016, Ban Bí thư Trung ương Đảng có quyết định kỷ luật, khai trừ Trịnh Xuân Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ra khỏi Đảng, trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đây là phát súng đầu tiên của Nguyễn Phú Trọng tuyên chiến với sân sau, phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng. Một tuần sau, Bộ Công an bắt giam Vũ Đức Thuận, thư ký của bí thư Đinh La Thăng, ngay sau đó là phát lệnh truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh.

– Ngày 7-5-2017, Đinh La Thăng, Uỷ viên Bộ Chính trị, bí thư thành Hồ bị kỷ luật, mở đường cho việc bị khởi tố bắt giam sau này.

Ông Thăng phải trả giá cho việc ủ mưu, tạo phe cánh trong đảng, thói ngạo mạn, ngỗ ngược với Nguyễn Phú Trọng.

– Ngày 28-7-2017, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh bị truất phế, quản thúc không thời hạn, vì tội muốn đoạt quyền, tiếm ngôi.

– Ngày 6-10-2017, bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, con trai cựu Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi, bị cách tất cả chức vụ, đuổi ra khỏi Trung ương. Không lâu sau đó hàng loạt quan chức cán bộ lãnh đạo Đà Nẵng bị khởi tố, bắt giam, con trai Nguyễn Bá Thanh là Nguyễn Bá Cảnh cũng bị đuổi về làm thứ dân. Người ta cho rằng có bàn tay ông Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc “nhổ cỏ” này.

– Ngày 20-12-2017, Bộ Công an khởi tố, truy nã Thượng tá tình báo Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, đệ tử ruột và là sân sau của Trần Đại Quang.

Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng cũng bắt giam “Thượng tá” quân đội Đinh Ngọc Hệ, tức Út “trọc”’, cháu rể của Trần Đại Quang và là đàn em của Đinh La Thăng.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm muốn “nhốt quyền lực” của Trần Đại Quang, ngăn chặn ông Quang lộng hành trong đảng, thao túng nhân sự, tham vọng quyền lực, muốn giành ghế Tổng bí thư.

Từ trải: Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh và Đinh La Thăng đều thân bại danh liệt dưới tay Nguyễn Phú Trọng. Nguồn ảnh trên mạng. BTV Tiếng Dân edit

Điểm qua một số mốc thời gian ghi dấu sự kiện để thấy “lò và củi” liên quan đến thanh trừng nội bộ ra sao.

Như đã nêu, quan hệ “bằng mặt không bằng lòng” giữa Nguyễn Xuân Phúc và phe nhóm an ninh tình báo trong Bộ Công an có từ thời Chân Dung Quyền lực.

Vụ án Vũ “nhôm”, Út “trọc”, cái chết của Trần Đại Quang và hàng loạt tướng tá Bộ Công an bị ném vào “lò”, dưới thời Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng, đã khiến ông Phúc “gây thù chuốc oán” không kể xiết với phe nhóm xuất thân từ công an trong đảng.

Khi nắm ghế Thủ tướng, Nguyễn Xuân Phúc đương nhiên tham gia Thường vụ đảng uỷ Công an Trung ương. Tuy vậy, như các vị khác trong “tứ trụ”, để đủ tai mắt, ông Phúc cài cắm người của ông ta vào Bộ Công an (BCA) lẫn Bộ Quốc phòng (BQP).

Lê Chiêm, sinh 1958, đồng hương Quế Sơn, Quảng Nam, Trung tướng, Phó Tổng Tham mưu trưởng BQP, được kéo lên làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương.

Nguyễn Văn Sơn, sinh 1961, quê Đà Nẵng được đưa lên hàm Trung tướng, Thường vụ đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an.

Lê Chiêm nghỉ hưu tháng 12-2021, hàm thượng tướng. Mặc dù ông Phúc can thiệp để kéo dài công tác, nhưng Nguyễn Văn Sơn vẫn bị buộc nghỉ hưu ngày 1-3-2022. Mất hai tướng lĩnh hộ vệ thân cận, cùng vụ Việt Á bị phanh phui, gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu bị tấn công tứ phía.

Hai hộ vệ của Nguyễn Xuân Phúc: Lê Chiêm (trái) và Nguyễn Văn Sơn.

Năm 2019, ông Phúc “bật đèn xanh” cho tướng Trần Văn Vệ, Phó thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát BCA sờ gáy đại tá Nguyễn Duy Linh, Phó Tổng cục trưởng TC Tình báo và Hồ Hữu Hoà, tức “cậu” Hoà, về tội “nhận hối lộ” và “môi giới hối lộ”.

Linh là con trai duy nhất của tướng Nguyễn Văn Hưởng, một “bố già” khét tiếng. Hồ Hữu Hoà là cháu ruột của Hồ Mẫu Ngoạt, Trợ lý TBT Nguyễn Phú Trọng. Hoà là thầy phong thuỷ thân quen của nhiều Uỷ viên Bộ Chính trị và các tướng công an.

Nhận hối lộ từ Vũ “nhôm” 5 tỷ đồng, Linh bị tuyên án 14 năm tù. Nói ở tù, thực tế Linh chỉ đi nằm viện dưỡng bệnh, nhưng mất Uỷ viên Trung ương, thứ trưởng Bộ Công an mà Tô Lâm quy hoạch cho Linh vào khoá 14.

Nhục và cay cú, Nguyễn Văn Hưởng thề sẽ bắt Nguyễn Xuân Phúc có ngày phải trả giá.

Quay lại đại án Việt Á, Bộ Công an biết Phan Quốc Việt và công ty Việt Á lừa đảo từ lâu. Chỉ ba tháng cuối năm 2021, Việt Á đã ồ ạt nhập 3 triệu test kit từ Trung Quốc với giá 21.500 đồng/ test kit, đóng nhãn “made in” Học viện Quân Y, để bán với giá 500.000/ test kit, buộc cơ quan điều tra phải phá án.

Bộ Công an cũng nắm rõ người thân trong gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc có tham gia phi vụ “hút máu nhân dân” này từ giữa năm 2020, nhưng thời cơ hạ “knock out” chưa cho phép…

Ảnh: Vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc trong ngày cưới con gái Nguyễn Thị Xuân Trang – Vũ Chí Hùng. Nguồn: CDQL

***

Nguyễn Xuân Phúc đang “chết trên chấm phạt đền”. Ân oán giang hồ do chính ông Phúc gây ra, cũng như lòng tham vô tận của vợ ông và những người thân của hai vợ chồng, đã kết thúc sự nghiệp chính trị của ông.

Xưa, kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan, khi bố sắp chết nhưng phải lên sân khấu cười vui diễn hài, về đến nhà bố anh đã qua đời. Trần Đại Quang mắc nan y, vẫn tròn vai chủ tịch nước đến lúc hộc máu ngay trên bàn làm việc và tử vong. Nguyễn Xuân Phúc cũng vậy, trước ngày bị phế truất, tước bỏ quyền lực, về quê làm người “tử tế”, đảng vẫn bắt ông phải diễn hài. Ông Phúc vào thành Hồ chúc tết các cựu nguyên thủ, ra Hà Nội thả cá chép tiễn Táo quân, đọc diễn văn Xuân yêu thương…

Phải công nhận các đảng viên cộng sản giỏi hơn các danh hài, họ luôn “yêu thương, đoàn kết” với các đồng chí của mình, nhưng mỗi cá nhân đều luôn thủ một con dao, để sẵn sàng kết liễu nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét