Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

Khách hàng cần được tôn trọng

 

Khách hàng cần được tôn trọng

Trần Đăng Tuấn

19-12-2021

1- Giả định đúng là “diễn tập” theo kích hoạt của Sở GTVT Hà Nội, như ông TGĐ Hà Nội Metro nói, thì cái sự kích hoạt ấy nó diễn ra kiểu gì mà đến Hà Nội Metro cũng không được biết trước?

Sở GTVT Hà Nội có thể vào hệ thống thông tin điều hành và “kích hoạt” tình huống lỗi đếm trục của tàu trên cao? Xin thưa việc đó đơn giản là không thể. Không bao giờ người ngoài lại nắm quyền vận hành như thế được.

Vậy cái sự kích hoạt ấy chỉ có thể diễn ra theo cái cách thông thường nhất, là Sở qua mồm hay qua một văn bản, hay là ngồi ngay ở trung tâm vận hành, bất ngờ ra lệnh cho HN Metro ngay lập tức áp tình huống lỗi đếm trục và xử lý tình huống đó theo kịch bản có sẵn.

Như vậy thì sao có thể nói Metro không biết. Phải biết thì mới thực hiện tình huống đó được. Và không như vài người nào đó nói theo cách phải bí mật với hành khách mới đạt hiệu quả. Vẫn hiệu quả nếu hành khách được thông báo và làm theo chỉ dẫn của nhân viên.
Cho đến giờ, tôi chưa thấy Sở GTVT lên tiếng khẳng định họ đã “kích hoạt” diễn tập.

2- Tuy nhiên, cả stt trước và stt này, tôi bàn về cách hành xử “diễn tập” như một thái độ rất coi thường người đi tàu, không có nghĩa vì tôi đã tin vào giải thích đó là “diễn tập”. Và thực ra thì có lẽ ít người tin.

Lỗi đếm trục là lỗi khi cảm biến báo sai, tàu đã đi qua nhưng cảm biến vẫn chưa “đếm” hết trục tọa tàu chuyển động ngang qua. Do đó dẫn đến đoàn tàu sau không thể tiếp cận.

Qua tìm hiểu của tôi, lỗi này có thể xảy ra ở những Metro hiện đại ở các nước. Với tần suất 6 phút cách nhau (giờ cao điểm) của Metro HN, xác suất lỗi này dẫn đến tai nạn ngay hầu như là bằng không. Hơn nữa việc bảo đảm an toàn là đa lớp nên xác suất tai nạn càng nhỏ. Nhưng đã là lỗi thì phải xác định nguyên do, khắc phục, cảm biến sai khiến bao động giả cũng phải xác định nó là báo động giả, rồi mới vận hành lại, nếu không thì vẫn là một sự thiếu an toàn nếu như có một tình huống trùng lặp nhiều yếu tố bất ngờ bất lợi.

Vậy nếu có lỗi kỹ thuật, cần nói thẳng thắn, cần giải thích để người đi tàu hiểu, và xử lý một cách bình thường. Nếu lỗi kỹ thuật có thật mà lại chọn cách giải thích “diễn tập” thì là hai lần coi thường người dân. Khách hàng cần được tôn trọng.

3- Như tôi hiểu, kể cả trường hợp có lỗi kỹ thuật đếm trục, thì điều này cũng chưa phải là lý do nghi ngờ chất lượng an toàn của Metro. Tuy nhiên cách xử lý như vừa qua nói lên có lý do bất an với cách điều hành và thái độ nhìn nhận khách hàng của Hà Nội Metro. Xét cho cùng an toàn hay không phụ thuộc phần nhiều vào con người và cách làm việc chứ không chỉ máy móc.

Vì vậy cần có một cuộc thanh tra của cơ quan có thẩm quyền để kết luận chuyện này: Đó là lỗi kỹ thuật hay là cách người ta diễn tập? Trong cả hai trường hợp, việc xử lý như thế đúng sai thế nào và Hà Nội Metro có quyền lặp lại theo cách đó hay không?

Tốt nhất là mọi thứ phải đúng ngay từ đầu!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét