Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

Nhân quyền: Vì sao Đảng CS vui với 'đẳng cấp thấp' qua các án chính trị 2021?

 

Nhân quyền: Vì sao Đảng CS vui với 'đẳng cấp thấp' qua các án chính trị 2021?

TS Nguyễn Hữu Liêm

Cũng như TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính có lần nhắc nhở gần đây rằng sự năng động của văn hóa nước nhà - văn chương, chính trị học, triết học, và các bình diện xã hội dân sự - phải phát huy đồng bộ với phát triển kinh tế.

Vậy thì xin hỏi GS Trọng và Thủ tướng Chính tại sao đảng không mở rộng một không gian tự do cho công dân được có quyền thực thi tự do ngôn luận, phê phán chế độ, đề nghị những khả thể chính trị khác cho quốc gia?

Thưa hai Ngài, những bản án chính trị gần đây là những cái tát vào mặt quốc dân, là những phản đề của tiêu chí văn hóa và văn minh mà đảng và các Ngài muốn nhân dân theo đuổi.

Cái phong hóa cha chú, hách dịch này đang tồn tại như là một thể loại vô thức tập thể của dân tộc từ những năm 1930, tưởng nhờ cách mạng làm văn minh nên, nay hiện nguyên hình "lại tổ" qua thể chế chính trị đảng ta.

Phong hóa chính trị cha chú đó tự nó mang tính gia trưởng, chuyên chế và kiểm soát từ một ý chí quyền lực thô thiển ở nấc thang rất thấp trong thứ bậc tiến hóa trong sinh mệnh làm người.

Vì lẽ đó, tôi nhận thấy ngày càng rõ rằng chính thể chế đảng hiện hành đang hủy hoại nhân cách công dân, bắt đầu từ các lãnh đạo, rồi xuống tới những đảng viên công tâm và có ý thức.

Nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang (giữa) trong một lần gặp gỡ các chính khách quốc tế

Phạm Đoan Trang: 9 năm; Trịnh Bá Phương: 10 năm; Nguyễn Thị Tâm: 6 năm. Đỗ Nam Trung: 10 năm. Và còn Cẩn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Lê Trọng Hùng. Và còn nhiều nữa.

Những bản án chính trị khắc nghiệt và bất hợp hiến vẫn tiếp tục được toà án Việt Nam 'sản xuất' ra.

Thế giới và một phần nhân dân Việt Nam đã ngay lập tức lên án chính sách áp chế chính trị bằng pháp luật.

Đang có nhiều phân tích về câu hỏi tại sao hệ thống chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam vẫn gia tăng đàn áp tiếng nói của giới trí thức bất đồng chính kiến.

Luật sư Lê Quốc Quân viết trên BBC News Tiếng Việt (17/12) rằng, "Việt Nam còn gắn nhân quyền với các khái niệm về quyền tập thể của quốc gia. Trong khi trên thế giới, nói đến nhân quyền là hướng đến quyền đương nhiên của từng cá nhân cụ thể trong xã hội loài người và không một quốc gia nào có thể 'ngầm diễn dịch để phá hoại các quyền đó', theo Điều 30, Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948." (xem thêm: Vì sao chính phủ VN vẫn nhìn ‘nhân quyền’ rất khác thế giới?)

Tức là khi nói đến đề tài nhân quyền thì thế giới và Hà Nội diễn giải theo cách khác nhau, theo LS Quân, "ông nói gà bà nói vịt về một con 'gia cầm'".

Nhận xét của LS Quân tinh tế nêu lên bản chất của vấn đề.

Về phía Việt Nam, sự phiên giải về khái niệm quyền con người chỉ là một thủ thuật chính trị đối với cộng đồng thế giới nhằm né tránh những khiếm khuyết trầm trọng về mặt tôn trọng quyền công dân - như báo chí, ngôn luận, tham gia chính trường, hội đoàn.

Phạm Đoan Trang: 'Tôi chưa bao giờ ân hận vì đã về Việt Nam' - BBC News  Tiếng Việt

Phạm Đoan Trang: 'Tôi chưa bao giờ ân hận vì đã về Việt Nam'

Vui với đẳng cấp thấp về thể chế?

Phải công bình để nói rằng về phương diện quốc gia, đảng CSVN đã thành công, trên mặt tích cực, xây dựng một quốc gia vững mạnh về cấu trúc và ổn định xã hội, và lèo lái đất nước này tránh khỏi nguy cơ đưa đến một quốc gia thất bại - a failed state.

Và cộng đồng thế giới chỉ mong được như thế.

Đã từ lâu, thế giới chấp nhận tình trạng chậm trễ về sự tôn trọng quyền tự do theo nhu cầu chiến lược an ninh và ổn định toàn cầu - như là một cáo lỗi, một biện minh cho sự bất lực của chính trị ngoại giao.

Có lần ông Pete Peterson, lúc đương kim là Đại sứ Mỹ ở Việt Nam, nói với một nhóm nhà báo gốc Việt ở California, đại ý rằng, cứ nhìn đến Saudi Arabia, Afghanistan, Ai Cập, cả thế giới Ả Rập, Phi Châu, và đông đảo các nước [chậm tiến] ở Á châu thì Việt Nam không tệ lắm.

Tức là, có không ít chính khách trên thế giới chỉ mong ước nhà nước Việt Nam đừng trở thành một chế độ tồi tàn - chứ không kỳ vọng nó trở nên một thể chế tốt đẹp.

Báo chí VN cũng có vẻ rất tự hào là 'đã hơn Bắc Triều Tiên' và im bặt khi ai đó nói về các tiến bộ dân chủ đa nguyên ở Nam Hàn chẳng hạn. Tức là họ khá thỏa mãn với vị trí 'thoát nghèo', gồm cả nghèo nàn chính trị của nước nhà.

Theo tôi, công bằng mà nói, trên nhiều bình diện, Việt Nam đã thành công lớn về mặt dân sinh, ổn định xã hội, nâng tầm mức kinh tế quốc gia lên tầng cao chưa từng có trong lịch sử.

Tức là nói theo Thủ tướng Phạm Minh Chính gần đây, đối với quốc dân trong một nước nghèo như Việt Nam thì dân sinh trước, sau mới đến tự do cá nhân và cuối cùng là mưu cầu hạnh phúc - như tiêu chuẩn Life, Liberty, and the pursuit of Happiness - mà Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ đặt cơ sở.

Nhưng chúng ta phải đặt câu hỏi với Thủ tướng rằng, vâng, cho dù chúng ta đồng ý với thứ tự ưu tiên cần thiết nêu trên - tức là nâng cao đời sống kinh tế cho nhân dân trước, sau đó mới nói đến tự do cá nhân - điều đó không đồng nghĩa với chính sách triệt tiêu những tiếng nói công dân nhắc nhở đến tình trạng khiếm khuyết tự do trên bình diện cá nhân.

Xử án 14/12/2021

Việt Nam coi các vụ xử người phê phán hệ thống chính trị là hoạt động "nguy hiểm" và điều động an ninh, cảnh sát cơ động vào cuộc như hôm xử bà Phạm Đoan Trang tại HN 14/12/2021

Đảng CSVN cũng nói muốn có nhân quyền phải có "nhà nước pháp quyền", và tự đặt mục tiêu "xây dựng nhà nước pháp quyền tới 2045", tức là thừa nhận từ nay đến đó thì nhân quyền còn tệ?

Cũng như TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính có lần nhắc nhở gần đây rằng sự năng động của văn hóa nước nhà - văn chương, chính trị học, triết học, và các bình diện xã hội dân sự - phải phát huy đồng bộ với phát triển kinh tế.

Vậy thì xin hỏi GS Trọng và Thủ tướng Chính tại sao đảng không mở rộng một không gian tự do cho công dân được có quyền thực thi tự do ngôn luận, phê phán chế độ, đề nghị những khả thể chính trị khác cho quốc gia?

Thưa hai Ngài, những bản án chính trị gần đây là những cái tát vào mặt quốc dân, là những phản đề của tiêu chí văn hóa và văn minh mà đảng và các Ngài muốn nhân dân theo đuổi.

Sau 30 năm Liên Xô tan rã, việc chọn cho quốc gia mô hình thể chế theo đẳng cấp nào hoàn toàn thuộc vào các Ngài.

Nạn nhân đầu tiên của hệ thống là các đảng viên CS

Cho đến hôm nay, Việt Nam, như là một quốc gia đang cố gắng trưởng thành, và chế độ Đảng trị hiện nay được thế giới công nhận và tôn trọng trên bình diện chính danh và chính thống.

Duy chỉ có một điều, từ phương diện nhân dân, đế chế chính trị này đang từng ngày dần dần đánh mất tính biện minh quyền lực.

Tức là, vì lý do địa chính trị đối với Trung Hoa và sự bất lực ngoại giao, cộng đồng quốc tế văn minh bắt buộc phải chấp nhận một Việt Nam đang còn lạc hậu về chính trị.

Nhưng một bộ phận người dân thì nhìn họ ra sao?

Tôi đọc lại những lời của Phạm Đoan Trang trong phiên tòa của cô ở Hà Nội tuần trước:

"Ngày hôm nay, các anh, chị kết án tôi, có thể bỏ tù tôi nhiều năm nhưng không sao cả bởi vì như nhân vật Nguyễn Trãi trong vở kịch "Bí mật vườn Lệ Chi" đã nói: "Con thú có thể cắn chết con người nhưng vẫn là con thú. Con người mang trong mình lẽ phải có thể bị sát hại vì lẽ phải, nhưng bảo vệ lẽ phải mãi mãi vẫn là thiên chức của con người. Những bản án càng dài thì càng chứng tỏ bản chất độc tài, phi dân chủ, phản dân chủ của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các anh, các chị có thể bỏ tù tôi và hả hê đắc thắng vì đã xóa bỏ được một cái gai trong mắt các anh chị nhiều năm nay, nhưng mãi mãi các anh chị không xóa bỏ được tiếng xấu, độc tài, phi dân chủ, phản dân chủ. Vì con thú mãi mãi là con thú, nó không bao giờ có thể trở thành người được."

Lời nói sau cùng tại phiên tòa của Phạm Đoan Trang

Gia đình Đoan Trang nhận được những dòng này trước khi phiên tòa diễn ra. Đoan Trang mong muốn công bố phòng trường hợp tòa không cho phép cô nói lời sau cùng tại tòa.

Luật Khoa nhận được văn bản này từ gia đình Phạm Đoan Trang. Chúng tôi đăng tải nguyên văn.

---

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, lãnh tụ tinh thần của người Phật giáo Tây Tạng, từng nói một câu đại ý: chúng ta hãy thử tưởng tượng một thế giới trong đó có cả 6 tỷ người đều theo cùng một tôn giáo thì điều gì sẽ xảy ra khi đó? Chắc chắn là trước sau cũng có một nhóm người thấy rằng tôn giáo đó không còn mang lại lợi ích cho họ nữa, thế là họ tách ra và thế giới có thêm một nhóm tôn giáo khác hoặc một nhóm người không theo tôn giáo nào.

Điều Đức Đạt Lai Lạt Ma nói là để chúng ta thấy rằng bản chất của thế giới này, bản chất của cuộc sống là đa nguyên, và bản chất của con người là hướng tới sự đa nguyên. Chỉ có những kẻ ngu xuẩn mới đi tranh cãi về sự đa nguyên và phủ định sự đa nguyên. Chỉ những kẻ độc ác mới tiêu diệt sự đa nguyên. Và chỉ có những chính quyền cực kỳ độc ác và ngu xuẩn mới tiêu diệt sự đa nguyên bằng cách đàn áp, cầm tù những người bất đồng chính kiến, người viết sách, viết báo, người phản biện xã hội, người hoạt động dân chủ, nhân quyền.

Trong một xã hội dân chủ, nếu có một công dân viết sách, viết báo hoặc trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài nói lên những điều chính quyền không muốn nghe thì cách hành xử văn minh có thể là gì? Văn minh nhất là chính quyền đó không làm gì cả bởi vì con người văn minh là phải biết cách tôn trọng quan điểm và lợi ích của người khác. Trong trường hợp tệ hơn, nếu chính quyền đó có máu độc tài và thấy rằng những điều công dân đó nói là không thể chấp nhận được, thì chính quyền có thể chỉ đơn giản là viết lên những cuốn sách, những bài báo phản bác lại quan điểm của công dân đó, thậm chí mạnh dạn liên hệ trực tiếp với cơ quan báo chí nước ngoài để xin họ bố trí cho một cuộc phỏng vấn trong đó người của chính quyền có thể nói lên những quan điểm của mình, phản bác quan điểm của công dân kia. Nhưng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã không làm như thế mà chọn một cách làm hèn hạ, ngu xuẩn và độc ác hơn rất nhiều, đó là bắt bớ cầm tù công dân của mình chỉ vì công dân đó viết sách, viết báo và trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài.

Ngày hôm nay, các anh, chị kết án tôi, có thể bỏ tù tôi nhiều năm nhưng không sao cả bởi vì như nhân vật Nguyễn Trãi trong vở kịch “Bí mật vườn Lệ Chi” đã nói: “Con thú có thể cắn chết con người nhưng vẫn là con thú. Con người mang trong mình lẽ phải có thể bị sát hại vì lẽ phải, nhưng bảo vệ lẽ phải mãi mãi vẫn là thiên chức của con người”.

Những bản án càng dài thì càng chứng tỏ bản chất độc tài, phi dân chủ, phản dân chủ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các anh, các chị có thể bỏ tù tôi và hả hê đắc thắng vì đã xóa bỏ được một cái gai trong mắt các anh chị nhiều năm nay, nhưng mãi mãi các anh chị không xóa bỏ được tiếng xấu, độc tài, phi dân chủ, phản dân chủ. Vì con thú mãi mãi là con thú, nó không bao giờ có thể trở thành người được.

Chưa từng có một tuyên bố từ tòa án bởi một bị cáo chính trị nào mạnh bạo và tàn khốc như vậy.

Khi một phụ nữ trí thức Hà Thành mang thái độ khinh thường, dám coi chế độ và quan tòa như thế, thì lẽ ra Đảng CS và Nhà nước phải bình tâm nhìn lại chính mình, phải soi xét lại phương cách hành xử chuyện công lý pháp chế quốc gia.

Trên bình diện công tâm, câu tuyên bố trên của cô Trang thực ra là quá nặng và quá đáng. "Các anh, chị kết án tôi" chỉ là những công chức nhà nước, đảng viên ở tòa, viện kiểm sát, làm việc, xử và tuyên án theo chỉ thị của Đảng.

Họ không có thẩm quyền tư pháp hay công lý độc lập khỏi mệnh lệnh chính trị. Khi nghe, hay đọc, những dòng trên của cô Trang chắc là họ phải đau lòng và bị thương tổn nặng.

Bởi vì, các thẩm phán (chánh án là một phụ nữ), hay kiểm sát viên, đều là những cá nhân lưỡng diện.

Họ chỉ làm việc theo lệnh cấp trên - các vụ án chính trị ở Việt Nam đều do đảng CS chỉ đạo, quyết định kết quả trước khi xử - và không loại trừ khả năng chính họ cũng thấy bất mãn, bất đồng với bản chất của vụ án.

Họ không phải là những con thú như cô Đoan Trang ví, mà là những con người hành xử chức năng công chức trong biên độ hành chánh và nhu cầu chính thể cho phép. Họ không có chọn lựa khả thi nào khác trong hoàn cảnh đặc thù.

Tuy nhiên, Phạm Đoan Trang đã công khai khinh thường hành vi đóng vai lưỡng diện - khi làm cán bộ tập thể thì khác với con người thật của mình. Chính chế độ của Đảng, vì nhân danh giá trị tập thể, đã làm cho một số đảng viên tự đánh mất nhân cách và lương tâm.

Đỗ Thị Thu

Bà Đỗ Thị Thu, vợ bị cáo Trịnh Bá Phương cho hay từ sáng 15/12 khi chồng bà bị xử ở Hà Nội, công an đã canh gác trước cửa nhà khiến cả gia đình không thể đi đâu.

Đảng đang trị nước, đối xử với công dân khác biệt chính kiến, như là một ông bố khắc nghiệt, độc đoán, thiếu hiểu biết, bất lương, phong kiến. Phương cách cha chú của đảng mãi coi thường nhân dân như là một khối trẻ con. Đảng vẫn tự cho mình là chân lý. Và ý chí quốc gia là duy ý chí tập thể đảng.

Khi những công dân có tinh thần trách nhiệm như Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Tư bàn chuyện quốc gia thì đảng như một ông cha già phong kiến mắng to và tát mạnh vào mặt họ, "Mày bố láo, dám nhìn thẳng vào mặt tao mà cãi lại sao!"

Cái phong hóa cha chú, hách dịch này đang tồn tại như là một thể loại vô thức tập thể của dân tộc từ những năm 1930, tưởng nhờ cách mạng làm văn minh nên, nay hiện nguyên hình "lại tổ" qua thể chế chính trị đảng ta.

Phong hóa chính trị cha chú đó tự nó mang tính gia trưởng, chuyên chế và kiểm soát từ một ý chí quyền lực thô thiển ở nấc thang rất thấp trong thứ bậc tiến hóa trong sinh mệnh làm người.

Vì lẽ đó, tôi nhận thấy ngày càng rõ rằng chính thể chế đảng hiện hành đang hủy hoại nhân cách công dân, bắt đầu từ các lãnh đạo, rồi xuống tới những đảng viên công tâm và có ý thức.

Đảng đã biến nhân dân và tập thể cán bộ, đồng chí thành những công dân không được xứng đáng làm con người văn minh, hiện đại đúng nghĩa. Khi ra thế giới, họ chấp nhận vị thế mặc cảm, run sợ trước các hoạt động bình thường nhất trẻ con ở Phương Tây cũng được hưởng là quyền biểu đạt, lên tiếng, thậm chí biểu tình.

Bóng tối của văn hóa tập thể mang tính đảng đang phá xã hội Việt Nam, không từ một ai, kể cả các đảng viên và gia đình họ.

Nhưng ngày càng có nhiều người dân Việt Nam mong ước đến một con đường, một tia sáng hướng thiện cho tập thể và từng cá nhân đảng viên.

Đó là điều mà cố nhà văn Phan Huy Đường từng nói đến, hãy "Vẫy gọi nhau làm người."

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Luật sư, Tiến sĩ triết học Nguyễn Hữu Liêm từ San Jose, California. Trong số các sách của ông đã có cuốn 'Thời tính, Hữu thể và Ý chí: Một luận đề siêu hình học” được xuất bản ở Việt Nam năm 2018.

N.H.L.

Nguồn: BBC Tiếng Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét