Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

Tòa xổ toẹt quy luật “Cung – Cầu” trong kinh tế học K.Marx?

 

Tòa xổ toẹt quy luật “Cung – Cầu” trong kinh tế học K.Marx?

Trong Tư bản luận, K.Marx khẳng định, ở cơ chế thị trường độc quyền, Cung quyết định Cầu. Đó là sự quyết định có tính chất cưỡng ép, biến người tiêu dùng tự do thành kẻ bị tiêu dùng một cách nô lệ, giá trị hàng hoá bị biến dạng thành thứ giá cả cắt cổ, đặc biệt là những thứ hàng hoá thiết yếu.

Chỉ có một cơ chế thị trường lành mạnh, Cầu mới quyết định Cung. Đó là sự quyết định bởi sự lựa chọn tự do, không chỉ là sự lựa chọn tự do, người tiêu dùng bắt buộc kẻ sản xuất phải thực hiện đạo đức của sự trung thực và sự tự do, và tất yếu giá cả phải dựa trên nền tảng của giá trị mà cốt lõi là sức lao động và vốn đầu tư.

Việc mua bán bằng cấp, chứng chỉ ở ta không thể chối cãi nó đang là một thị trường, dẫu là mua bán bất hợp pháp kiểu Đông Đô hoặc hợp pháp hoá bằng học phí, lệ phí ở các đại học khác. Số lượng bằng cấp, chứng chỉ được sản xuất và thu lợi nhuận bằng tiền, không thể chối cãi bằng cấp, chứng chỉ đang là một thứ hàng hoá theo quy luật Cung – Cầu. Tôi dám khẳng định đó còn là mặt hàng thiết yếu như cơm ăn, áo mặc, bởi bằng cấp, chứng chỉ gắn liền với nghề nghiệp và đồng lương. Nói thẳng thắn, chính nhà nước đã biến cái vốn không thiết yếu thành thiết yếu khi đẻ ra hàng loạt các nghị định, thông tư bắt buộc mỗi công chức, viên chức phải có cả một hệ thống đồ sộ các loại văn bằng, chứng chỉ.

Trong điều kiện như vậy, có Cầu mới ắt có Cung. Nhà nhà, người người chạy đua các loại văn bằng, chứng chỉ cho mình thì các cơ sở giáo dục mới thi nhau sản xuất văn bằng, chứng chỉ để đáp ứng. Và quan trọng hơn, khi nhà nước chỉ cần văn bằng, chứng chỉ cho đẹp hồ sơ mà không cần năng lực thật thì tất yếu chất lượng đào tạo sẽ hoàn toàn mang giá trị ảo. Và hiển nhiên giá cả cũng biến ảo theo thị trường.

Theo tôi, giá một tấm bằng ở Đông Đô như vậy là rẻ so với các cơ sở giáo dục khác. Bởi việc mua bán tắt ngang như vậy không gây tốn kém công sức cho người dạy và người học. Tốn quy trình đào tạo, tốn thời gian thầy và trò, nhưng chất lượng không có thì còn tệ hại hơn.

Toà chỉ xử tù người bán mà không xử tù người mua, tức xem Cung quyết định Cầu thì Toà đã đặt cái thị trường ở xứ sở này vào loại gì theo kinh tế học của K. Marx?

Một lần tôi hỏi một bạn Mỹ, rằng ở Mỹ có một số cơ sở đào tạo mua bán bằng cấp giả, sao cảnh sát Mỹ không tóm? Bạn Mỹ ấy trả lời, rằng xã hội Mỹ và thế giới văn minh không dùng, tức không có Cầu thì nguồn Cung ấy vô hại, thậm chí tự phá sản. Vậy nguồn Cung ấy tiêu thụ ở đâu? Người bạn ấy nói ngay: cho quan chức Việt Nam! Các vụ lộ bằng giả của quan chức Việt Nam, cho thấy rõ điều đó. Vậy Cung hay Cầu có tội? Và cần xác định thủ phạm nào đã tạo ra cái Cầu bệnh hoạn như vậy rồi bắt Cung phải chịu đòn?

Xử như vậy thì không khác gì xử bán dâm mà không xử bọn mua dâm. Thảo nào đám Mã Giám Sinh, Sở Khanh cứ nhung nhúc trong bộ máy công quyền?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét