Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Cái Việt Nam cần

 

Cái Việt Nam cần

Nguyễn Huy Cường

Thưa bạn đọc.

Không ít lần trên Facebook, tôi tỏ ý thất vọng vì nên Báo chí VN khoảng 30 năm nay thiếu “Mũi nhọn” là những cây viết sắc, thọc sâu, theo đến cùng, đủ năng lực “Lật ngửa” vấn đề lên.

Một lần đọc những bài báo viết về vụ sập cầu bên thủ đô Campuchia, đọc hết các báo, không biết nguyên nhân ở đâu?

Một lần đọc vụ một công ty lớn ở Hà Tĩnh đem rác thải của Formosa vào đổ trong những trang trại, rồi chạy ra tận Phú Thọ đổ.

Có ít nhất 100 câu hỏi (cũng là 100 đề tài) từ kỹ thuật, môi trường, pháp lý cần đi sâu mà câu hỏi “Sau khi bọn này bị phát hiện, nó không đổ nữa vào những điểm bị phát hiện thì giờ nó đổ đi đâu? Cần biết, lượng rác mỗi ngày của Formosa là hàng trăm tấn.

Tóm lại, báo chí xứ ta hầu như làm tốt mỗi chức năng “nhật trình” còn khi cần những bài báo làm bật lên những gì sâu sắc, “hơi bị hiếm”.

Trong đề tài Công ty Việt Á với CDC đang nổi cộm hiện nay có những vấn đề thể hiện rất rõ trong bài của Nhà khoa học Nguyễn Tuấn từ Australia. Hiểu nó, sẽ bật lên tính phi pháp của Việt Á, từ đây sẽ hiểu tất cả những gì ông báo chí Nhà nước nói về bọn này (Trước tháng 12/2021) có màu sắc của những mưu ma chước quỷ.

Để hiểu sâu về chuyên môn , thật mạch lạc, chi li như Gs Nguyễn Tuấn thì khó nhưng để hiểu TỪNG PHẦN thì không khó. Và báo chí nếu đi đúng đường, không quá khó để tìm đến những vị này để xin bài, xin phỏng vấn hoặc tư vấn.

Hầu như chúng ta chú ý nhiều đến việc “Thổi giá” mà xa rời cái quan trọng hơn nhiều lần, chính là cốt lõi của vụ câu kết này.

Thưa các Tổng biên tập.

Câu chuyên hôm nay, nội dung của Mr. Nguyễn Tuấn mới phăng ra 1/1000 dung lượng của vụ này còn RẤT NHIỀU VIỆC dành cho báo chí, mong rằng các TBT sẽ tham chiến tich cực hơn thời gian qua.

Phần tôi, vì nhận thấy bài này sẽ dài nên ở bài tiếp theo, sẽ phân tich ra bằng ngôn ngữ bình dân để bạn đọc thân mến của trang này nắm kỹ hơn cách viết bằng ngôn ngữ khoa học của Mr Nguyễn Tuấn.

Chú thích clip: Trong khi đó, chỉ một câu chuyện vớ vẩn trên cao nguyên Mèo vạc thì hầu như “toàn quân” báo chí đổ vào “mặt trận” này để chiến, thật ghê gớm!. Xem thêm trong link dẫn ở đây:

https://www.youtube.com/watch?v=OXsYw25BCMUng.

.Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài của Mr Nguyễn Tuấn dưới đây:

………………………

"Reinvent the wheel"

Thành ngữ "Reinvent the wheel" có thể hiểu nôm na là sự mất mát về thời gian và tiền bạc để sáng chế ra cái mà người khác đã hoàn thiện. Tôi thấy ở Việt Nam có nhiều đề tài nghiên cứu, kể cả cái kit xét nghiệm Việt Á, có thể xếp vào nhóm "Reinvent the wheel". 

Bộ KHCN đã công bố "thông tin chi tiết" [1] về nghiên cứu liên quan đến bộ test kit đang gây bão báo chí. Nhưng đọc qua thì chẳng có chi tiết khoa học nào cả; chỉ có một thông tin đáng chú ý là dự án nghiên cứu tốn ngót ngét 20 tỉ đồng (tức 900,000 USD). 

Theo như thông tin trên Bộ KHCN thì nghiên cứu bắt đầu từ tháng 2/2020, và đến tháng 10/2021 mới hoàn tất. Thế nhưng theo báo chí thì chỉ 1 tháng sau khi thực hiện (3/3/2020) thì 100% thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia đồng ý thông qua.

Có lẽ vì kết quả quá tốt nên Hội đồng ok nhanh chăng? Theo một bài báo phương pháp xét nghiệm chính xác 100%! Không biết có hiểu lầm gì ở đây về khái niệm 'chính xác'. Ngay cả bộ xét nghiệm của BGI (Beijing Genomics Institute) mà Úc đã và đang sử dụng cũng không đạt độ chính xác tuyệt đối [3]. 

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chưa thấy công bố ở đâu. Theo một nguồn tin thì đã công bố trên 'Tạp chí Truyền Nhiễm Việt Nam'. Nhưng hình như tạp chí này không có trang web riêng, nên chẳng ai biết kết quả ra sao. 

Lại thêm một nguồn tin khác, kết quả nghiên cứu đã được gởi đến tập san Virology, và "Tạp chí này đã gửi nghiên cứu đến WHO, tổ chức này lập tức liên hệ với Học viện Quân y xin phép chia sẻ nghiên cứu tới các phòng thí nghiệm khác." Nếu đúng thế thì tập san này làm việc không đúng với qui ước ethics khoa học. Tập san khoa học không có quyền gởi bản thảo bài báo đến bất cứ tổ chức hay cá nhân nào, vì đó là qui định về bảo mật và tác quyền. 

Nhiều khi tôi tự hỏi có phải đây là một nghiên cứu khoa học đúng nghĩa (hiểu theo nghĩa có giả thuyết, có thiết kế thí nghiệm, có phân tích). Một công trình nghiên cứu khoa học thường mất thời gian. Ở Úc, một công trình nghiên cứu y khoa mất chừng 36 tháng và tốn chừng 575,000 USD. (Còn công trình này mất chỉ 20 tháng và 900,000 USD). 

Ở phương Tây người ta có câu "reinvent the wheel" (tái sáng chế cái bánh xe), hàm ý nói mất thì giờ, tiền bạc và công sức để làm ra cái mà người khác đã sáng chế và đã hoàn thiện. Các tập đoàn dược trên thế giới và ngay cả bên Tàu họ đã hoàn thiện các phương pháp xét nghiệm Covid. Ở Úc, điểm qua các xét nghiệm này toàn làm ở nước ngoài [4]. Không phải Úc không có năng lực khoa học làm ra kit xét nghiệm (họ thừa năng lực) nhưng vì họ không muốn "reinvent the wheel"; họ tập trung làm những cái khác tốt hơn và quan trọng hơn. 

"Tái sáng chế ra cái bánh xe" có khi còn mắc hơn cái đang có. Trong thực tế, có rất nhiều bộ kit xét nghiệm trên thị trường từ các công ti dược và công ti sinh học với gia khá 'mềm'. Giá một bộ xét nghiệm của các công ti nước ngoài (và hàng nhập) chỉ chừng 280,000 đến 500,000 đồng. Còn giá bộ xét nghiệm làm ở trong nước có giá chuẩn là 470,000 đồng. Ấy vậy mà báo cáo viết: “Chúng ta không phải mua những kit chẩn đoán nước ngoài với giá thành cao, giúp giảm giá thành sản phẩm." Đúng là hậu quả của "reinvent the wheel". 

Những người như tôi hay phục vụ trong các hội đồng xét duyệt dự án khoa học, và chúng tôi thường hay hỏi với nhau câu "có phải đây là reinvent the wheel". Tôi nghĩ các hội đồng ở Việt Nam cũng nên hỏi câu này thường xuyên hơn trước khi chi tiền thuế của người dân. 

Ghi thêm 28/12/2021: một bạn đọc đã tìm được bài báo của nhóm tác giả công bố trên tập san Journal of Medical Virology năm 2020: 

https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/jmv.26171

Theo thông tin trên tập san thì tác giả nộp bài báo vào ngày 24/2/2020 (tức là lúc mà công trình nghiên cứu mới bắt đầu). Không hiểu sao chỉ 1 tháng nghiên cứu mà đã có kết quả và soạn luôn bài báo. 

Đọc qua bài báo thì thấy tác giả mới thiết lập được cái technical accuracy (chính xác kĩ thuật), chứ chưa đến bước lâm sàng và kinh tế. Ngoài ra, nếu đọc kĩ thì bài báo có vài chỗ cần bàn thêm, nhưng thôi đây là chuyện đã rồi. 

_____

[1] https://www.most.gov.vn/.../thong-tin-chi-tiet-ve-nhiem...

[2] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59727075

[3] https://www.health.gov.au/.../post-market-validation-of...

[4] https://www.tga.gov.au/covid-19-test-kits-included-artg...

N.H.C. 

Nguồn: FB Nguyễn Huy Cường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét