Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Tội ác chưa bị trừng phạt (Phần 2)

 

Tội ác chưa bị trừng phạt (Phần 2)

Nguyễn Thông

29-12-2021

Tiếp theo Phần 1

Người phụ nữ ở Bình Dương bị cưỡng chế xét nghiệm Covid-19. Ảnh trên mạng

Có dịch bệnh thì phải chống dịch. Nó là thứ thiên tai địch họa, muốn tránh cũng chả được. Phòng chống ngăn ngừa dịch là chủ trương lớn của nhà nước, của cả hệ thống từ trung ương tới địa phương. Những chỉ đạo của chính phủ và các bộ, nhất là từ những người cầm đầu như thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng… được xem như pháp lệnh, khi đã ban ra dân chúng nhất nhất phải thực hiện. Vấn đề đáng nói là chủ trương như thế nào.

Đã từng diễn ra cảnh dở khóc dở cười khi Chính phủ đẻ hết Chỉ thị này tới Chỉ thị khác, theo đầu óc chủ quan, tư duy mệnh lệnh, tạo nên kiểu ngăn sông cấm chợ mới. Chẳng hạn cấm dân ra đường từ 6 giờ chiều tới 6 giờ sáng không khác chi thiết quân luật; lập tràn lan các trạm xét hỏi đòi đủ thứ giấy tờ, gây ra đủ thứ phiền hà; cấm tuyệt đối cả những nhu cầu tối thiểu của con người, nên mới có chuyện dở khóc dở cười coi bánh mì không phải là lương thực, sữa không phải hàng hóa.

Chống dịch nhẽ ra phải bằng tư duy và biện pháp khoa học, bằng chuyên môn, thì người ta lại dựa vào chính trị, vào thứ thói quen chính trị cổ hủ từng tồn tại quá lâu ở xứ này. Ví dụ việc tiêm vắc-xin cho người dưới 18 tuổi, nhất là cho trẻ em, cũng phải chờ bộ chính trị duyệt. Nếu chỉ là chuyện khôi hài đã đi một nhẽ. Đằng này cười ra nước mắt.

Vụ kit test Việt Á bị phanh phui liên quan tới nhiều vấn đề. Nó lừa đảo, gian dối, trục lợi chính sách, câu kết với kẻ xấu trong bộ máy cai trị để kiếm tiền trên nỗi đau của dân chúng. Lợi dụng thiên tai địch họa để bóc lột, tội ấy chỉ có cách duy nhất lôi ra bắn.

Nhưng những kẻ tạo điều kiện cho nó cũng không thể vô can. Trong đám “can phạm” có cả những kẻ làm chính sách, ép dân phải thực hiện chính sách. Sản phẩm dùng cho việc ngoáy mũi, xét nghiệm của Việt Á sẽ chỉ là cọng rác nếu không có chính sách ép dân ngoáy mũi tràn lan, cực kỳ phiền hà, kém hiệu quả, gây bao nhiêu tốn kém và bất bình.

Đã đến lúc phải nghiêm túc xem lại những gì đã làm và đang làm, nhất là xét nghiệm. Suốt bao nhiêu tháng, việc tét (test) mũi tràn lan dưới danh nghĩa phòng chống dịch diễn ra trên cả nước, khiến cuộc sống chao đảo, tốn công tốn của không biết bao nhiêu mà kể. Nó phơi bày những tiềm năng thế mạnh xấu xa trong bộ máy cai trị, mà vụ cô gái bị cưỡng chế ngoáy mũi ở TP Dĩ An tỉnh Bình Dương là ví dụ rõ nhất.

Hà chính mãnh ư hổ (chính sách hà khắc như con cọp dữ). Con người khi thành nạn nhân của chính sách vô lý và tàn bạo, không khác gì con vật. Nói thẳng, từ trung ương xuống địa phương, từ ông thủ tướng tới tay dân phòng lính lệ đều phải chịu trách nhiệm về chuyện test đại trà lợi ít, hại nhiều làm khổ dân này.

Cần chấm dứt ngay trò test mũi tràn lan rất tốn kém tiền bạc của dân và công quỹ nhà nước (thực ra cũng là tiền do dân đóng góp). Phòng ngừa dịch chưa biết thế nào, dân có tránh được dịch không, chỉ thấy làm giàu cho đám cá mập. Chả hạn, người đi máy bay, đã tiêm đủ 2 – 3 mũi vắc-xin, đã khai báo y tế đầy đủ, không xuất phát từ vùng dịch cam đỏ, mà vẫn bị đè ra test là điều cực kỳ vô lý. Nhiều khi chi phí ngoáy mũi xét nghiệm ngang giá vé bay.

Tiền dân một nắng hai sương làm ra không phải để chúng bay tùy tiện đặt ra chính sách vớ vẩn rồi bắt dân nộp vào. Thằng Việt Á nói cho cùng chỉ là kẻ đại diện thu tiền. Đó không phải là phòng dịch, mà là ăn cướp.

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét