Giãn cách cá nhân hay giãn cách xã hội?
đông lại có tập quán thiêu xác bằng củi lộ thiên hoặc thuỷ táng, báo chí thì tự do nữa, nên sự tang thương bị đẩy lên gấp bội phần. Chứ thực ra tỷ lệ chết vẫn không phải quá cao, chẳng qua chết lộ liễu mà thôi. Cộng thêm dân đông nên tổng số ca sẽ rất khủng khiếp.Còn Việt Nam thì sao? Tính riêng đợt dịch thứ 4 này, TP.HCM có tỷ lệ tử vong hàng đầu thế giới: 4,2%. Nếu chỉ tính trên số ca nhập viện thì 5,8%, trong khi tỷ lệ trung bình trên thế giới từ 2,1-4,4%. Mà theo mình biết thì Tây cũng không thống kê được hết ca nhiễm mà chủ yếu cũng dựa trên số ca nhập viện hoặc có khai báo y tế. Số ca tự chữa ở nhà cao hơn Việt Nam nhiều. Như vậy là cười người hôm trước hôm sau người cười.
Vừa rồi HCM xét nghiệm diện rộng rất nhiều. Có lãnh đạo chống dịch bảo là ra nhiều ca dương tính là tốt! Đúng là tốt thật. Vì ra nhiều ca dương thì sẽ làm pha loãng tỷ lệ chết đi, cho nó giảm xuống! Bây giờ có lẽ được chấp nhận dương tính là quá dễ, không bị o bế số lượng như trước nữa. Xin lưu ý là con số ca chết ở nhà cũng rất đông, thậm chí chưa kịp test PCR để khẳng định, nên tỷ lệ tử vong thực tế có thể cao hơn con số bên trên nhiều. Chẳng qua Việt Nam giao cho quân đội quản lý việc hoả thiêu và giữ tro, nên việc chết chóc nó không lộ như Ấn Độ ngoài mấy clip hay ảnh quay trộm ở chỗ hoả thiêu hay container chứa xác.
Sau hiện tượng lạ với anh em quản lý là gần như giới nghiêm mà số ca dương và số ca chết vẫn tăng (hôm qua tăng 90 số với hôm kia) nên status trước mình dự báo là sau 15/9 mới có thể qua đỉnh dịch có vẻ không sai. Mấy hôm rồi cũng rò rỉ một số clip người dân ùa ra đường như chưa từng giãn cách để đi “hỏi tội” cán bộ vì dân đói không được trao thực phẩm. Công an, bộ đội thấy cảnh đó cũng chẳng dám cản, chắc vì thấy dân làm đúng?
Điều đó cho thấy rằng, người dân đã quá căng thẳng với việc giãn cách nghiêm ngặt, đặc biệt là dân nghèo không có tích luỹ. Vì thế việc hạn chế giãn cách, ít nhất là giãn cách ôn hoà hơn phải được nhanh chóng triển khai. Đừng đùa với cái bụng đói của giai cấp công nông. Cách Mạng tháng 8 là tấm gương mà đảng ta nghiên cứu kỹ nhất trong đó nguyên nhân từ bụng đói là một nguyên nhân chính chứ phải dân theo đảng làm cách mạng đâu (vì đa số có biết CS là gì đâu).
Hiện tại, thủ tướng, với vai trò trưởng ban chỉ đạo chống dịch, đã thay đổi tư duy chống dịch. Muộn còn hơn không. Trước mắt, Chính phủ cần nhanh chóng có kế hoạch hành động cụ thể xem sống chung với dịch nghĩa là sao, hay vẫn lẽo đẽo chạy theo phản động?
Sắp tới, giải pháp chống dịch nên phải dựa vào ý thức cá nhân và gia đình, là hạt nhân xã hội. Những ai có điều kiện sống chậm và ủng hộ giãn cách cực đoan có thể làm việc online thì cứ tiếp tục tự cách ly xã hội thêm vài tháng nữa cũng được, những ai buộc phải ra đường thì cần được Chính phủ khuyến cáo để phải chấp nhận rủi ro và phải tuân thủ 5K nghiêm ngặt. Ai chủ quan, không tuân thủ thì phải trả giá bằng sức khoẻ và tính mạng của mình và thân nhân, không thể đổ lỗi cho Chính phủ nữa. Cũng giống như chúng ta sống chung với AIDS, lậu, sùi mào gà bằng cách đeo BCS thôi. Không có Chính phủ nào cấm người lạ ch!ch nhau để tránh AIDS được. Dự là trong giai đoạn sống chung với dịch sắp tới, anh em chịch dạo sẽ cưỡi ngựa thay cho cách truyền thống và tốt nhất là vẫn duy trì khẩu trang khi hành sự.
Bản thân mình có thể tuân thủ việc giới nghiêm, vì công việc ít ảnh hưởng. Nhưng không vì thế mà mình ủng hộ giãn cách cực đoan. Tại sao người nông dân Ba Vì hay miền Tây lại phải chịu giãn cách nghiêm ngặt như ở các trung tâm đô thị?
Mình ủng hộ giãn cách khi chưa có miễn dịch cộng đồng, nhưng giãn cách nên chỉ là 5K chứ không phải nhốt người dân ở nhà rồi thả bộ đội ra đường canh gác. Thay vì cách ly toàn xã hội thì Chính phủ nên khuyến cáo các gia đình tự cách ly nhóm yếu thế là người già, bệnh nền và béo phì. Điều này cũng giống ví dụ về vườn thú của mình hôm trước. Thay vì cách ly toàn xã hội để bảo vệ nhóm yếu thế thì hãy cách ly nhóm yếu thế để bảo vệ toàn xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét