Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

AUKUS là Hiệp ước tương lai của vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

  

AUKUS là Hiệp ước tương lai của vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Hãy tưởng tượng nếu Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và khối này hoán đổi công nghệ và phối hợp quốc phòng.

Mọi hội nghị thượng đỉnh quốc tế thường kết thúc bằng những thông cáo chung hoành tráng, để rồi mau chóng rơi vào quên lãng. Song, thông báo mới đây về quan hệ đối tác Aukus của Tổng thống Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson, và Thủ tướng Úc Scott Morrison thì khác hẳn. Không phải vì hiệp ước đã khiến Pháp không hài lòng, cũng không hẳn vì thỏa ước đã nêu bật cam kết lâu dài của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mà Aukus là một quan hệ đối tác sâu sắc, linh hoạt giữa các cường quốc công nghệ hàng đầu có thể định hình thế kỷ 21, và đóng vai trò khuôn mẫu cho các liên minh Hoa Kỳ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Động lực tạo thỏa ước đến từ Australia, Thủ tướng Morrison đã xác nhận với tôi như thế trong cuộc phỏng vấn nhân chuyến công du tới Washington mới đây. Sau nhiều năm tăng áp lực, tháng 11 năm ngoái, các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Canberra đã thẳng thừng cảnh cáo, muốn được hưởng quan hệ tốt hơn với Bắc Kinh, Australia phải giải quyết tức khắc 14 nỗi bất bình của Trung Quốc. Trước hết, phải ngừng ngay mọi tài trợ các cuộc điều nghiên “chống Trung Quốc”, kiềm chế các hành động khiêu khích như yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới điều tra kỹ lưỡng hơn về nguồn gốc của Covid-19, chấm dứt phản đối các khoản đầu tư chiến lược của Trung Quốc vào Úc, và ngăn chặn các phương tiện truyền thông tư nhân phổ biến những thông tin, chuyện trò “không thân thiện” về nước Trung Quốc.

Trong khi đó, những phát triển quy mô, nhanh chóng của hải lực Trung Quốc đã buộc giới hoạch định quốc phòng Úc phải xét lại chiến lược bảo vệ đất nước họ. Hậu quả tiêu cực đầu tiên của chính sách xét lại đó, là niềm tin trong quan hệ đối tác chiến lược Úc-Pháp vốn được neo giữ bởi chương trình tàu ngầm, vừa bị hủy bỏ. Phải đối mặt với một Trung Quốc không ngừng lấn lướt, người Úc đã tin tưởng và kết luận rằng, chỉ có quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ mới có được an ninh và bảo vệ cần thiết.

Khi tìm cách ngăn chặn Bắc Kinh, chính quyền Morrison đã bước sang một cách tiếp cận mới. Dù khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không mấy hứng khởi đối với một hiệp ước an ninh khu vực chính thức như NATO, nhưng Australia muốn một thứ gì đó vững chắc và lâu bền hơn kiểu cách liên minh lỏng lẻo mà nhà ngoại giao Mỹ Richard Haass gọi là “Posse” (kẻ được võ trang nhưng bị sai khiến). Thay vào đó, người Úc thuyết phục các đối tác Anh và Mỹ khai thác sự hợp tác chặt chẽ của quan hệ đối tác tình báo “Five Eyes” mà năm thành viên Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand đã dầy công xây dựng trong nhiều thập kỷ kể từ Thế chiến II, để từ đó tạo ra một kiểu liên minh mới mẻ.

Công cuộc hợp tác tình báo của “Five Eyes” kể từ sau cuộc khủng bố 11/9, và sự hợp tác gần đây trong chia sẻ dữ kiện về Trung Quốc, chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế. Từ đó, Australia nảy ra sáng kiến, mở rộng quan hệ đối tác tình báo, bao gồm luôn luôn lãnh vực điều nghiên và thiết trí kế hoạch quốc phòng. Một mô hình hợp tác dạng thức này đã hiện hữu từ lâu, đó là việc Hoa Kỳ chia sẻ công nghệ hạt nhân có độ nhạy cao trong chương trình tàu ngầm của Anh quốc. Phía Úc muốn tham gia chương trình đó, và đề xuất mở rộng hợp tác hơn nữa giữa ba nước trong mọi lĩnh vực, từ điện toán lượng tử (quantum computing), trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), chiến tranh điện tử (electronic warfare), tên lửa (missiles ), đến an ninh mạng (cyber), sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cũng như quân sự và ngoại giao.

Được chính quyền Biden ủng hộ mạnh mẽ, đặc biệt là hỗ trợ từ Jake Sullivan và Kurt Campbell tại Hội đồng An ninh Quốc gia, và sự đón nhận nồng nhiệt của Vương quốc Anh với đương kim Thủ tướng Boris Johnson đang cực kỳ mong muốn tạo thực chất cho chủ trương quảng bá “Global Britain” hay “Nước Anh toàn cầu”, thỏa ước đã tức tốc được thông qua theo đúng tiêu chuẩn ngoại giao quốc tế.

Bước tới sẽ khó khăn hơn khi ba nước thương thảo để liên kết hợp nhất các đinh chế an ninh quốc gia cực kỳ phức tạp và khác biệt, cũng như để tư nhân tham gia quá trình này. Đề cập tới mức độ hợp tác mong muốn, Thủ tướng Morrison tỏ vẻ lạc quan, đặt rất nhiều kỳ vọng. Về phương diện thiết trí kế hoạch quốc phòng và an ninh, vị Thủ tướng Úc cho biết: “Chúng tôi đều khẩn thiết tham gia kế hoạch đó ngay cả trước khi liên minh thành hình… Chúng tôi muốn Aukus định rõ nhu cầu quốc phòng và công nghệ. Điều đó sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều. Nhưng giả thử liên minh có biến dạng thế nào thì Aukus vẫn là một kết hơp linh hoạt, sâu sắc… Vào thời đại mà liên hệ giữa công nghệ thông tin và năng lực quốc phòng đã trở nên tối quan trọng, thì vai trò trọng tâm của việc hợp tác nghiên cứu và phát triển sẽ nâng cao giá trị của thể dạng liên minh mới này.”

Có nhiều lí do cho thấy Aukus là một khuôn mẫu liên kết tốt đẹp hơn cho các cường quốc Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương so với các liên minh đã từng tham gia Chiến tranh Lạnh.

Các nước trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ít quan tâm đến việc tổng hợp chủ quyền, tạo ra các cấu trúc phức tạp, nhiều tính thư lại như nhiều nước châu Âu hiện nay.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thì rời rạc hơn Liên hiệp châu Âu (European Union), và Bộ tứ (Quad) thì lỏng lẻo hơn NATO. Nếu hành vi quá trớn của Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy các nước láng giềng tiến tới việc liên kết với nhau, hoặc trở thành đối tác chặt chẽ hơn với Hoa kỳ, thì Nhật Bản và Đài Loan có thể tham gia Aukus hoặc các liên minh tương tự.

Một khối chia sẻ công nghệ và điều phối các chính sách quốc phòng bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và các nước Aukus sẽ đương nhiên là một thế lực đáng gờm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét