Về “con hùm xám đường số 4”
27-9-2021
Tôi thật đau buồn được tin cụ Đặng Văn Việt từ trần. Người bạn quý ấy, mỗi lần ghé Hà Nội, tôi đều đến thăm. Lần chót, chúng tôi gặp nhau là ngày 19 tháng hai 2018. Dưới đây, tôi xin trích lại những dòng ghi chép của tôi sau cuộc hội ngộ cuối cùng ấy.
«Vẫn ngổ ngáo và niềm nở như mọi khi. Ông cưỡi cái xe ba bánh che bạt chạy bằng điện, quà tặng của bạn bè. Bộ quần áo xám nhạt, hoen ố, gắn huy hiệu Võ Nguyên Giáp, mũ cát két xanh sẫm.
Chúng tôi ôm nhau. «Menras, năm nay tôi trăm tuổi rồi đấy!».
Nhà 125 phố Minh Khai, Hà Nội. Cuối ngõ nhỏ, một cái sân bao quanh bởi mấy chung cư xập xệ. Ông đậu cái xe ba bánh ở dưới sân, nhiều khi để luôn cả cái cặp đựng tài liệu trên xe, dẫn tôi leo cầu thang, dọc theo những bức tường cũ ký loang lổ, lên lầu ba, tới tấm cửa sắt của «BT 205» (BT là… Biệt Thự đấy !). Hai căn phòng nhỏ ở cuối một hành lang hẹp.
Ông pha trà. Rót rươu vào một chén nhỏ.
Năm năm liền, ông viết một cuốn sách về lịch sử quân sự Việt Nam, nhưng việc xuất bản gặp phải những chướng ngại hành chính và chính trị. Viện Lịch sử Quân sự vừa xuất bản bộ Quân sử 15 tập. “Một công dân cá thể không thể công bố một bộ sử như vậy được, đó là công việc của một viện, của Đảng…”.
Một nữ bác sĩ đã hứa đóng góp tài chính để xuất bản cuốn sách của ông, và nói chỉ cần chỉnh sửa đôi chút là cuốn sách có thể nhận được một giải thưởng quốc tế. Ông cũng tin chắc như vậy.
Đến giờ ăn, chúng tôi thận trọng từng bậc bước xuống cầu thang, đợi taxi đến đón chúng tôi tới tiệm ăn mà ông gọi là «bít tết Napoléon». Tôi mượn cửa hàng bên kia đường một cái ghế nhựa để ông ngồi đợi. Ông ngồi chờ ở góc phố, đợi mãi taxi vẫn chưa tới, ông đứng dậy, leo lên ngồi trên cái xe mô tô đậu gần đó. Quán Napoléon đóng cửa nghỉ tết.
Tới quán Lục Thủy gần hồ Gươm, chúng tôi ngồi bàn ngoài hè. Ông nhận xét «Việt Nam đang phát triển». Vào bữa, ông làm một đĩa «T bone steak» nhập từ New Zealand và kiên trì chiến đấu tới cùng, chỉ ngừng vài lần để cụng ly rượu vang đỏ Chilê. Chúng tôi kết thúc bữa ăn bằng ly kem và một cốc «Irish Coffee». Người chiến sĩ mang đầy thương tích trên người ấy có thể đọ sức với mọi tướng lĩnh bụng phệ trên thế gian này. Ông cụ mạnh khỏe, khang kiện về mọi mặt, vật chất cũng như tinh thần.
«Khác với chúng nó, 70 năm tuổi Đảng tôi chưa hề ăn cắp một xu nào của nhân dân». Thời khóa biểu hàng ngày của ông? «Sáng dậy, một giờ thể dục. Sau đó đi nhảy và ăn sáng, một giờ rưỡi… Cả ngày viết sách, rồi một giờ học tiếng Anh».
«Cảm ơn chú đã mời tôi tham gia cuốn phim của Đào Thanh Tùng «André Menras: một người Việt». Thế là hình ảnh tôi được lưu trữ trong kho của Quân đội», ông cả cười. «Đảng này đang cản trở sự phát triển của đất nước. Khuất phục Trung Quốc. Tôi là một người lính bị bỏ quên. Không phải nhân dân, mà là lãnh đạo bỏ quên».
Giao tranh với quân đội thực dân 120 trận, «con hùm xám đường 4» đã đánh thắng 116 trận. Nhiều tù binh Pháp bị bắt không bị các đơn vị dưới quyền ông hành hạ. Nhiều người đã tỏ lòng biết ơn, thậm chí khâm phục ông. Ông đã viết 21 cuốn sách. Ông cười vang khi kể cho tôi nghe chuyện quân tàu (Tưởng) giải giới quân Nhật. «Khi viên sĩ quan Nhật hét to, ra lệnh cho quân lính trao nộp vũ khí, thì quân tàu hoảng sợ, toan bỏ chạy». Ông kể cho tôi nghe chuyện nạn đói 1945 ở Hà Nội, thời ông là sinh viên y khoa… Chuyện ông không được tham gia trận Điện Biên Phủ, nơi trung đoàn của ông bị tiêu diệt gần như hoàn toàn, còn ông thì bị gửi sang học quân sự ở Trung Quốc. Kể chuyện về hưu phải trồng rau đem bán ngoài chợ. Kể mà cười tửng tưng, coi những chuyện bị đối xử tàn tệ vì lý lịch «xấu» ấy là chuyện của ai khác. Ông nói: «Kể ra chú với tôi, cả hai chúng ta đều hơi khùng. Chú thì cắm cờ và rải truyền đơn trước quốc hội Sài Gòn, tôi thì cắm cờ trước hoàng thành Huế với một khẩu súng Colt không đạn». Tôi trả lời cờ của tôi còn có màu xanh, cờ của ông thì không. Và chúng tôi cả cười.
Lương hưu của ông mỗi tháng mười triệu đồng (340 EUR, chú thích của người dịch). «Cũng nhiều đấy, nhưng tôi còn phải giúp năm gia đình nghèo… Riêng tôi chả cần gì nhiều».
«Chỉ thích nhảy: boston, valse, tango, còn bọn kia – ông chỉ sang bên kia hồ Gươm nơi tượng đài Lý Thái Tổ – chúng bày ra chuyện nhảy để bịt miệng những người yêu nước».
Chia tay ông, tôi không biết đó là cuộc gặp cuối cùng. Tôi nhớ tới ông với tất cả sự kính mến đối với một người Việt Nam phi thường, chân chính và khiêm cung, một con người mà sử sách chính thức của một đảng phái vô ơn và bội bạc đã muốn quên đi. Vô phương. Tôi còn giữ cặp mắt kính cũ mà ông đã cho tôi khi cặp kính của tôi bị cán vỡ trong một tai nạn giao thông. Tôi thấy rõ, nhờ cặp kính ấy.
***
Je viens d’apprendre avec beaucoup de chagrin le décès de M. Đặng Văn Việt. C’était un très cher ami que j’aimais rencontrer lors de mes passages à Ha Noi. La dernière fois que nous nous sommes vus, c’était le 19 février 2018. Je vous livre ici les quelques notes brutes de littérature que j’avais prises de cette heureuse et ultime rencontre.
« Truculent et affable comme à l’ordinaire. Il arrive sur un tricycle électrique bâché que des amis lui ont payé. Costume gris clair, maculé de tâches, avec un petit écusson métallique à l’effigie du général Giáp, casquette bleu marine. Un petit air cabot.
Accolade. « Menras, je suis centenaire !».
Appartement au 125 rue Minh Khai à Ha Noi, une cour entourée d’HLM vétustes au bout d’une petite ruelle… Il laisse dans la cour le tricycle électrique, souvent avec sa serviette à documents et me guide dans les escaliers aux murs décrépis jusqu’au 3 ème étage vers la grille métallique de ce qu’il appelle sa « BT 205 » (biệt thự) villa 205. Etroit couloir avec deux petites pièces à son extrémité.
Là, il prépare le thé. Petite coupelle d’alcool.
Depuis 5 ans, Il écrit un livre sur l’histoire militaire du Viet Nam mais il a beaucoup de mal à l’éditer à cause des obstacles administratifs et politiques. L’institut de l’histoire de l’armée vient de publier 15 tomes. « Un citoyen particulier ne peut publier un tel ouvrage, il faut que ce soit l’institut, le parti, qui le fasse… ». Une doctoresse vietnamienne s’est engagée à l’aider financièrement pour la publication et lui a dit qu’avec quelques modifications, il pourrait prétendre à un prix international. Il le croit fermement. L’heure du repas arrivant, nous redescendons prudemment les escaliers et nous attendons le taxi pour aller au restaurant manger ce qu’il appelle un « bít tét Napoléon ». Je vais demander pour lui une petite chaise en plastique à la boutique d’en face. Il s’assoit au coin de la rue puis se lève d’impatience, le taxi n’arrivant pas, et va s’asseoir sur le siège d’une moto garée à proximité. Le « Napoléon » est fermé : c’est le Tết.
Arrivé au Lục Thủy, près du lac Hoàn Kiếm, nous nous installons sur la terrasse. Il me guide avec sa canne entre les chaises. Il s’installe et trouve que le « Vietnam se développe ». Il s’attaque au T bone steack de Nouvelle Zélande qu’il ne lâche pas tant qu’il ne l’a pas vaincu et trinque régulièrement avec du vin rouge chilien. Nous finissons par une crème glacée et… un « Irish coffee ». L’homme, le combattant criblé de blessures, vaut bien tous les généraux ventrus d’aujourd’hui. Il est solide et sain sur tous les plans, aussi bien physique qu’intellectuel.
« Contrairement à eux, en 70 ans de Parti je n’ai jamais pris un sou du peuple ». Son emploi du temps ? « Le matin au lever, une heure de gym. Puis danse pendant une heure et demie et petit déjeuner…Puis écriture du dernier livre en chantier suivie d’une heure d’apprentissage de l’anglais.
« Merci pour le film de Đào Thanh Tùng « André Menras : một người Việt » où tu m’as invité à paraître. Me voilà désormais dans les archives cinématographiques du Parti. » Rire. « Ce parti empêche le pays de se développer. Soumission à la Chine. Je suis un soldat oublié. Pas par le peuple mais par les dirigeants. »
Sur 120 batailles contre les troupes coloniales, le « tigre gris de la route N°4 » en a gagné 116 gagnées. Beaucoup de prisonniers français qui sous son commandement n’étaient pas maltraités. Certains lui en ont été reconnaissants et même admiratifs. Il a écrit 21 livres. Il me raconte, hilare, le désarmement des troupes japonaises par les Chinois. « Les Chinois ont pris peur et ont esquissé des mouvements de fuite quand l’officier japonais a hurlé l’ordre de remise des armes à ses soldats. » Il me raconte la grande famine de 1945 à Ha Noi, quand il était étudiant à la faculté de médecine… Il me raconte comment il fut privé de Điện Biên Phủ où son régiment fut décimé tandis que le Parti l’exilait en Chine dans une école militaire. Il me raconte comment, mis à la retraite, il a cultivé des légumes pour les vendre au marché. Toujours avec le sourire, comme si ces maltraitances et cet acharnement pour crime de curriculum vitae s’adressaient à un autre que lui. Il me dit : « Nous sommes un peu fous tous les deux : « toi, tu plantes le drapeau du Vietnam devant la chambre des députés de Saigon avec une poignée de tract, moi, devant la citadelle de Hue avec un colt sans balles ». Et je lui réponds que, sur mon drapeau, il y avait du bleu, pas sur le sien. Rires.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét