Bài đăng nổi bật

Cờ trong tay Trần Cẩm Tú

  Cờ trong tay Trần Cẩm Tú.  Trước cáo buộc liên quan đến trợ lý nhận hối lộ hàng chục triệu usd, Vương Đình Huệ thẳng thừng chối không biết...

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

THƯƠNG TIẾC VĨNH BIỆT NGHỆ NHÂN CA HUẾ THANH HƯƠNG

 

THƯƠNG TIẾC VĨNH BIỆT NGHỆ NHÂN CA HUẾ THANH HƯƠNG


.



.


TIN BUỒN 
Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin:

Nghệ nhân Ca Huế  
NGUYỄN THỊ HƯƠNG 
(Nghệ danh THANH HƯƠNG) 

Sinh năm 1928

đã vĩnh viễn ra đi lúc 17 giờ 55’ ngày 24.8.2020 
nhằm ngày 6.7 Canh Tý  
tại tư thất 238 Đặng Tất, Hương Vinh, Hương Trà, 
TP Huế. Thượng thọ 93 tuổi. 

Lễ nhập quan: Lúc 15 giờ ngày 25.8.2020
Lễ di quan: Lúc 4 giờ 30’ ngày 28.8.2020

An táng tại nghĩa trang Thôn Đồng Chầm, phường Hương Hồ, 
thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế

***
Xin vĩnh biệt Nghệ nhân Ca Huế tài danh Thanh Hương - người đã đi trọn con đường đắm say nghệ thuật cầm ca từ thuở hoa niên.

Xin dâng lời cầu nguyện Đức Phật A Di Đà và chư Phật tiếp dẫn hương linh Cô Thanh Hương thanh thản về cõi Tịnh độ an lạc vĩnh hằng trong muôn vàn kính tiếc của gia đình, học trò và các thế hệ thính giả ái mộ.
 

Nghệ nhân Thanh Hương tiếng ca đồng điệu

Nhà thơ Võ Quê 


“Đàn bầu ai gảy náy nghe, làm thân con gái chớ mê đàn bầu”… lời nhắc nhở từ cái thời xa xưa ấy không đủ sức thuyết phục một cô gái ở làng quê Thanh Phước. Nàng vẫn mê tiếng réo rắt, cung bậc nỉ non của độc huyền cầm; nàng vẫn sống bình yên trong âm hưởng bổng trầm, da diết của ngón đàn bầu đượm hồn dân tộc. Mà không mê, không say sao được cái tình tự quê nhà thấm đậm trong tiếng đàn? Và khi người sử dụng thành thục, nhuần nhuyễn đàn bầu lại là thân phụ. Từ ngọn nguồn âm thanh ấy nàng đã được nuôi dưỡng. chắt chiu tâm hồn nghệ thuật đàn ca Huế. 

Sinh năm 1938 tại làng Thanh Phước, xã Hương Phong, Hương Trà, Thừa Thiên Huế, cô gái yêu tiếng đàn bầu ấy có tên gọi là Thanh Hương, sống cùng thời với các tên tuổi điệu nghệ như Minh Mẫn, Vân Phi, Quế Trân, Tôn Thất Tòan, Tôn Thất Viễn Dung, Nguyễn Kế, Trần Kích… từ thuở thiếu nữ cho đến nay luôn gắn liền với nghiệp cầm ca. Năm tháng kéo dài trong từng nhịp phách. 

Được sự dìu dắt của cha nguyên là một nghệ nhân chơi đàn bầu tài hoa tới mức tuyệt kỹ, với sự thông minh, linh lợi và lòng yêu nghề, Thanh Hương tự đi tìm thầy học theo lối truyền khẩu bộ môn ca Huế. Bằng chất giọng khỏe, trong trầm ấm, rõ lời cộng với sự sáng trí, học mau, tiếp thu nhanh, Thanh Hương đã sớm thanh công trong nhiều bài bản, làn điệu ca Huế và dân ca. học thuộc được nội dung nhiều bài ca Huế thuộc hệ thống bài bản lớn như Nam ai, Nam bình, Tứ đại cảnh, 10 bản Ngự, thuộc nhiều làn điệu lý, dân ca, hò, vè, chầu văn… 

Thanh Hương đã từng nhiều lần thâu đêm suốt sáng cùng đồng nghiệp Quế Trân, Vân Phi, Minh Mẫn… để ca tri âm với nhiều nhạc hữu Nguyễn Hữu Ba, Bửu Lộc, Tôn Thất Toàn, Trần Kích, Nguyễn Kế, Nguyễn Văn Tân, Phạm Văn Thiết… 

Chuông nhà thờ đổ hạt trong sương 
Canh năm rồi câu ca còn luyến nhạc 
Cung tỳ bà ngân dài ý ngọc 
Mặt trời lên chầm chậm bởi lời ca… 


Hạnh phúc của những người bạn tri âm vốn mang nghiệp cầm ca là vậy. Thanh Hương đã cùng giới điệu nghệ sống hết mình vì cung đàn tiếng ca. Thiên nhiên dường như cũng đồng cảm với nghệ thuật ca Huế, đồng điệu với tài hoa của văn nghệ sĩ xứ Thần Kinh.

Với tấm lòng yêu thiên nhiên quê kiểng, Thanh Hương sống chí thú trong cảnh nhà đơn sơ, đạm bạc, chung thủy cùng người chồng đã đi xa. Thanh Hương và người con trai độc nhất đã trải qua những tháng năm thăng trầm, biến thiên của cuộc sống. Vượt lên những khó khăn của số phận. Thanh Hương luôn giữ được sự thuần khiết của tâm hồn Huế. Giữ chất trong sáng qua các làn điệu Huế trữ tình; đã chọn cho mình một bài bản lớn để say mê: Tứ đại cảnh. 

Trước năm 1975 Thanh Hương đã được nhạc sĩ Ngô Ganh mời vào công tác tại Đài Phát thanh Huế một thời gian. Qua làn sóng, Thanh Hương đã gởi tiếng lòng đồng điệu tới muôn phương. Cùng thời điểm này, Thanh Hương cũng đến trường Quốc gia Âm nhạc Huế để giảng dạy một số chương trình ca Huế. Đã có một thế hệ học trò được đào tạo trưởng thành qua phương pháp truyền khẩu của nghệ nhân Thanh Hương. 

Giờ đây, dù đã cao tuổi, sức khỏe không còn được sung mãn như xưa nhưng nghệ nhân Thanh Hương vẫn là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Ca Huế thuộc Trung tâm Văn hóa Huế. Thanh Hương vẫn chịu thương, chịu khó tham gia bất kỳ hoạt đông âm nhạc dân tộc nào diễn ra trong thành phố hoặc các miền quê. Cứ miệt mài luyện tâp, hát ca, nghệ nhân Thanh Hương được giới một điệu, các nhạc hữu, đồng nghiệp dành nhiều cảm tình đặc biệt. ngược lại nghệ nhân Thanh Hương cũng tạo cho đồng nghiệp nguồn cảm hứng nhẹ nhàng mà sâu lắng. Tiếng hát cung đàn Huế vì thế mà vang ngân, rung động bao tâm hồn chung một mạch nguồn ca Huế xưa nay. 

V.Q 

1 nhận xét :

  1. Thương tiếc vĩnh biệt nghệ sĩ tài danh ca Huế !
    Bà sinh năm nào ? 1928(tin buồn) hay 1938(Võ Quê)?

    Trả lời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét