Bài đăng nổi bật

Cờ trong tay Trần Cẩm Tú

  Cờ trong tay Trần Cẩm Tú.  Trước cáo buộc liên quan đến trợ lý nhận hối lộ hàng chục triệu usd, Vương Đình Huệ thẳng thừng chối không biết...

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

ĐBQH Phạm Phú Quốc nói dối hay đài Al Jazeera đưa tin sai?

 

ĐBQH Phạm Phú Quốc nói dối hay đài Al Jazeera đưa tin sai?

BTV Tiếng Dân

25-8-2020

Đơn vị điều tra của đài Al Jazeera đã công bố tài liệu rò rỉ “Hồ sơ Cypruss” hôm qua, tiết lộ rằng, từ năm 2017 đến năm 2019, có gần 2.500 người đã trả tiền để trở thành công dân đảo Síp (Cyprus).

Những người nộp hồ sơ xin quốc tịch ở đảo quốc này đến từ hơn 70 nước, trong đó có Việt Nam. Mỗi người xin quốc tịch ở Síp phải bỏ ra 2 triệu Euro (khoảng 2,5 triệu Mỹ kim) đầu tư, để đủ điều kiện có được “hộ chiếu vàng” của Síp, một đất nước nhỏ thuộc Liên minh châu Âu (EU), nơi quốc tịch công dân trở thành món hàng mua bán cho giới siêu giàu có.

Trong số những người nộp đơn xin quốc tịch, có hai hồ sơ của người Việt Nam, đó là vợ chồng ông nghị Phạm Phú Quốc, hiện là đại biểu Quốc hội khóa 14 và vợ chồng ông Phạm Nhật Vũ, là người đang lãnh án 3 năm tù, tội đưa hối lộ trong vụ án Mobifone mua AVG. Ông Vũ bị bắt và bị khởi tố ngày 12/4/2019, nhưng đến ngày 6/5/2019 ông mới trở thành công dân Síp.

Trở lại hồ sơ của ĐBQH Phạm Phú Quốc, đơn xin nhập tịch của ông được chấp thuận ngày 12/12/2018. Hồ sơ Cyprus cũng cho biết, ông Quốc là đại biểu Quốc hội của TPHCM và là chủ tịch hội đồng quản trị của một trong những công ty thương mại lớn nhất Việt Nam, công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC). Vợ ông Quốc là bà Nguyễn Phan Diệu Phương cùng nộp hồ sơ và được chấp thuận cùng ngày 12/12/2018.

Ảnh chụp hồ sơ xin nhập tịch Cypress của ông Phạm Phú Quốc và vợ ông là bà Nguyễn Phan Diệu Phương, đã được chấp thuận. Nguồn: Al Jazeera

Thế nhưng, trả lời báo Tuổi Trẻ chiều nay, ông Quốc nói rằng, ông có quốc tịch ở đảo Síp giữa năm 2018, nhưng quốc tịch ông có là do gia đình ông bảo lãnh, không phải ông bỏ tiền ra mua quốc tịch! Điều này có nghĩa là, hoặc là ĐBQH Phạm Phú Quốc nói dối, hoặc là đài Al Jazeera đưa tin sai.

Cứ cho rằng ông Quốc nói thật, ông được vợ con ông bảo lãnh vào quốc tịch Síp, nghĩa là vợ con ông phải có 2,5 triệu USD để nộp hồ sơ xin quốc tịch ở đảo quốc này. Không rõ vợ con ông làm gì để có được số tiền quá lớn này? Hay là họ đã từng buôn chổi đót và chạy xe ôm, để dành được 2,5 triệu USD?

***

Theo phân tích của Đơn vị điều tra Al Jazeera cho thấy, có ít nhất 60 người mua hộ chiếu từ năm 2017 đến năm 2019 đã bị từ chối vì “rủi ro cao” theo các quy định hiện thời ở Síp.

Các quy tắc đã được thắt chặt trong những năm gần đây để đáp ứng yêu cầu của những người chỉ trích, muốn chương trình này đóng cửa. EU cho rằng, đây là cánh cửa sau vào châu Âu cho những kẻ phạm tội, mang theo những đồng tiền bẩn.

Luật từ năm 2013 quy định, người nộp hồ sơ phải có lý lịch trong sạch và không có tài sản bị EU đóng băng vì các lệnh trừng phạt. Bộ Nội vụ nước này cũng được quyền “kiểm tra định kỳ”, cho phép họ thu hồi quyền công dân của bất kỳ người nào mà họ phát hiện đã vi phạm các quy tắc này.

Dưới áp lực của EU, đảo Síp thắt chặt các quy tắc của họ, không cho phép những người nộp hồ sơ đã bị các nước EU từ chối đơn xin nhập quốc tịch trước đó. Tháng 2/2019, các bộ trưởng thông qua các quy tắc cấm những người nộp hồ sơ có “rủi ro cao”, tham gia vào chương trình đầu tư nhập tịch vào Síp.

Ngày 25/7/2019, nước này đã đồng ý chặn những người nộp hồ sơ khi họ đang bị điều tra hình sự, ngay cả khi chưa bị buộc tội; hay người nộp hồ sơ là bị cáo trong các vụ truy tố hình sự… hoặc người nộp hồ sơ đã/ đang nắm giữ các chức vụ cao, cổ phần hoặc hiệp hội với các tổ chức chịu lệnh trừng phạt từ Liên Hiệp quốc, EU và các nước thứ ba như Nga, Ukraine và Hoa Kỳ.

Ngày 31/7/2020, quốc hội Síp thông qua luật, cho phép chính phủ có nhiều quyền hơn trong việc hủy bỏ hộ chiếu, trong trường hợp:

– Nếu người nộp đơn có được hộ chiếu do gian lận, gian dối hoặc trình bày sai sự thật.

– Nếu người nộp đơn làm mất uy tín của Cộng hòa Síp hoặc vi phạm pháp luật.

– Nếu người nộp đơn phạm tội bị kết án từ 5 năm tù trở lên, hoặc liên quan đến vấn đề đạo đức trong 10 năm sau khi họ trở thành công dân Síp.

– Nếu người nộp đơn bị Interpol, Europol truy nã hoặc bị trừng phạt 10 năm sau khi trở thành công dân Síp.

***

Trong “Hồ sơ Cypress” của ông Phạm Phú Quốc, có dòng chữ: “Các chính trị gia Việt Nam bị cấm mang hai quốc tịch“. Nhưng hiện tại, ông Quốc vẫn còn là đại biểu Quốc hội khóa 14, tức ông vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam. Liệu ông có bị chính phủ Síp tước quốc tịch vì lý do gian lận?

ĐBQH Phạm Phúc Quốc phát biểu tại Quốc hội. Nguồn: Quochoi.vn

Trường hợp Phạm Nhật Vũ, vẫn không rõ chính phủ Síp có tước quốc tịch của ông và vợ ông hay không, khi ông là tội phạm, đang thụ án 3 năm tù ở Việt Nam?

Những người chỉ trích luật mới của Síp nói rằng, chúng không đủ mạnh vì không gồm có các điều khoản tước hộ chiếu của những cá nhân không đủ điều kiện theo quy định năm 2019, nhưng được áp dụng trước khi quy định đó có hiệu lực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét