Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Những câu hỏi hồn nhiên…

 

Những câu hỏi hồn nhiên…

Vũ Kim Hạnh

26-8-2020

Ông bạn cũ, nhà báo của hãng tin B., trước đây thường alo hỏi tôi chuyện nghề bằng một câu vắn tắt kèm tiếng cười ha hả “Any sexy news today?”.

Hôm qua bỗng hẹn để hỏi chuyện Apple với Samsung, vô – không vô, rút – không rút. Chuyện một hồi, bỗng bạn ấy đổi giọng nghiêm trọng, ủa sao mấy hôm nay tôi thấy có vài tờ báo VN kỳ lắm. Kỳ sao? Có một vụ án, các báo đăng bảng luận tội, rồi xử luôn khi mà tòa chưa xử. Tôi cãi băng băng, bậy, làm gì có chuyện đó, làm vậy là bậy, báo nào dám vậy.

Ông bạn nói rõ từng chữ: “Dong Tam case” đó.

Này, vụ Đồng Tâm đó… Nghe nói các luật sư chưa được thông báo gì? Vậy thì theo tôi (nhà báo hãng B.) thì các nhà báo Việt Nam đang làm sai luật. Vì họ đã mô tả những sự việc phạm tội rất cụ thể và đưa các thông tin, sự việc này như là định hướng kết tội thay cho cơ quan tòa án, là xâm phạm vào quyền được xét xử công bằng và nguyên tắc xét đoán vô tội rất quan trọng của Luật Tố tụng Hình sự mà bất kỳ bị can nào cũng được hưởng?

Ông bạn nhiều chuyện lại hỏi, này, nghĩ gì chuyện Nghị sĩ quốc hội mua thêm quốc tịch, biết rồi phải không? Ừ biết, tin đang sexy mà. Nghĩ gì. Tui chờ nghe thông tin thêm thôi, ông cũng chờ đi.

Nói vậy để “xê gút bai” ông bạn nhiều chuyện chứ thực lòng, tôi đang tức anh ách. Tôi thực sự phẫn nộ với hai chữ DOANH NHÂN mà ông nghị này dùng: Vợ và con tôi đều là doanh nhân, họ muốn đi nước khác sống, họ mua quốc tịch xong, rồi bảo lãnh tôi đi, chứ tôi không có mua.

Doanh nhân vợ ông tên gì, công ty nào, ngành nghề gì mà bung triệu triệu đô mua quốc tịch như mua rau? Tôi rất mong báo chí cung cấp thông tin về bà doanh nhân đó.

Theo tôi, ông nghị này, đích thực đã và đang là Tổng giám đốc 2 công ty to bự, dư biết chuyện kinh doanh, không nên gán cho doanh-nhân-vợ về trách nhiệm có quốc tịch thứ 2 của ông. Doanh nhân Việt Nam theo tôi biết, là những người lựa chọn con đường gian khổ nhất, mà can đảm, sáng tạo nhất, thiếu mọi điều kiện mà vẫn bền bỉ, hết lòng theo đuổi chuyện làm ăn, đóng góp nuôi nền kinh tế này.

Ông Quốc giải thích: ông không có mua quốc tịch với giá 2,5 triệu USD, chỉ là vợ và các con mua thôi, rồi giữa năm 2018 mới “BẢO LÃNH” xin quốc tịch đảo Síp cho ông ta. Dù ông từng là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM, hiện nay đang là Tổng giám đốc công ty phát triển Tân Thuận, nhất là đang đương nhiệm đại biểu quốc hội.

Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trần Văn Tuý đọc được tin này trên một tờ báo nước ngoài (nghe tin như từ một giấc mơ?). Ông không hề biết đại biểu QH mà ông quản lý đã tự bổ sung thêm một quốc tịch nữa (mà theo ông, tinh thần là ĐBQH không được có 2 quốc tịch). Vì sao có 2 quốc tịch? Vì nhà nước đảo Síp cho phép vậy (ngài ĐBQH trót quên để ý xem nhà nước VN, quốc hội VN có cho phép 2 quốc tịch hay không?). Phải bình chọn ông là đại biểu Quốc Hội mất trí nhớ nặng nề nhất Việt Nam nhưng đồng thời cũng là ông chồng “có hiếu” nhất thế kỷ vì hoàn toàn nghe theo sự sắp xếp của vợ, đến chuyện bảo lãnh, ông cũng ngoan ngoãn nghe lời.

Có thể Quốc Hội đang nhức đầu, đang “hỏi thăm sức khỏe” ông, nhưng tôi mạnh dạn đề nghị “Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam” nên đứng ra bảo vệ tấm gương “kính trọng, nghe lời vợ” nhất xứ của ông Quốc!

Một bạn vừa inbox cho tôi, phong ổng làm “Husband of the year” theo lời giải thích của ông đi, còn có thể, thực tế thì… nói zậy mà đâu phải zậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét