Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

ĐẠI DIỆN TRUNG CỘNG TRÚNG CỬ THẨM PHÁN TÒA QUỐC TẾ

 

ĐẠI DIỆN TRUNG CỘNG TRÚNG CỬ THẨM PHÁN TÒA QUỐC TẾ 

Đại diện Trung Quốc trúng cử ghế thẩm phán Tòa quốc tế về Luật biển - Ảnh 1.
Trụ sở của Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) ở Hamburg, Đức - Ảnh: ITLOS

Đại diện Trung Quốc trúng cử ghế thẩm phán Tòa quốc tế về Luật biển 

Tuổi trẻ 
25/08/2020 06:55 GMT+7

TTO - Với việc ứng viên Đoàn Khiết Long được chọn, Trung Quốc sẽ kéo dài chuỗi hiện diện liên tục tại Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) kể từ khi tòa án này được thành lập vào năm 1996. 

Ngày 24-8, các quốc gia thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 đã có mặt tại phòng họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để bỏ phiếu kín bầu 7 thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2020 - 2029.

Kết quả bỏ phiếu cho thấy các ứng cử viên của Malta, Ý, Trung Quốc, Chile, Cameroon và Ukraine trúng cử ngay vòng đầu tiên. Trong đó, ứng cử viên David J. Attard của Malta đạt số phiếu cao nhất, với 160/166 phiếu.

Đại diện của phía Trung Quốc là ông Đoàn Khiết Long (Duan Jie Long), đại sứ của Trung Quốc tại Hungary, theo Hãng tin Tân Hoa xã.

Các cuộc bỏ phiếu như vậy của ITLOS thường diễn ra trong im ắng và ít thu hút sự chú ý của quốc tế. Tuy nhiên, những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông đã khiến cuộc bầu chọn lần này nhận được sự quan tâm của quốc tế.

Trong số 7 thẩm phán sẽ hết nhiệm kỳ ngày 30-9 tới, có một thẩm phán Trung Quốc là ông Cao Chí Quốc. Với việc ông Đoàn Khiết Long được chọn, Bắc Kinh sẽ kéo dài chuỗi hiện diện liên tục tại ITLOS kể từ khi tòa án này được thành lập vào năm 1996.

Trong một hội nghị trực tuyến về Biển Đông hồi giữa tháng 7, trợ lý ngoại trưởng Mỹ David R. Stilwell đã thúc giục các nước không bỏ phiếu cho ứng viên Trung Quốc Đoàn Khiết Long.

"Các quốc gia tham gia việc bầu chọn thẩm phán ITLOS cần đánh giá thông tin của ông ta và tự hỏi bỏ phiếu cho ông ta là đang giúp hay đang hại luật biển quốc tế" - ông Stilwell lập luận.

Vị quan chức Mỹ nói: "Lựa chọn một quan chức Trung Quốc vào cơ quan này giống như thuê một kẻ đốt phá để giúp điều hành cơ quan cứu hỏa".

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng bảo vệ ông Đoàn Khiết Long, nói rằng ứng viên này "rất thông thạo luật quốc tế, có kiến thức phong phú lẫn kinh nghiệm thực tế trong luật biển quốc tế". 

"Nếu được bầu, chắc chắn ông Đoàn Khiết Long sẽ cống hiến hết mình cho các công việc của tòa án và giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lập luận trong cuộc họp báo hồi tháng 7.

Hiện vẫn còn một ghế trống cho nhóm Mỹ Latinh và Caribe, và vòng bỏ phiếu thứ hai sẽ được tổ chức ngày 25-8. Đối đầu nhau sẽ là ứng viên của Jamaica và ứng viên của Brazil.

Bình An 

5 nhận xét :

  1. Những quốc gia bỏ phiếu cho Tầu, một là đã được vận động hành lang và cầm tiền của nó; hai là chả hiểu gì về bản chất côn đồ của nó cả.
    Liệu có phiếu của đại diện VN dành cho nó không?
    Đúng là một tin buồn!

    Trả lời
  2. Lạ nhỉ : Cướp biển lại ngồi ghế thẩm phán tòa QT về luật biển . 

    Trả lời
  3. Các tổ chức quốc tế đều bị Tàu khựa giật dây mua chuộc từ tổ chức WHO đén các ICAO... nên TT Trump tuyên bố rút ra khỏi là đúng.

    Trả lời
  4. Cứ có bộ mặt tàu khựa ở đâu thì lại thấy thối khắm ở đó vì chúng là đảng viên trung thành chỉ nhất nhất làm theo chỉ đạo của quan thầy ở Trung nam Hải

    Trả lời
  5. Phải chăng với tiển rừng bạc biển,TC.có thể mua được cả những
    ghế cao của bất cứ tổ chức nào ở LHQ.?

    Trả lời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét