Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

Hồ Duy Hải đã không được xem như một con người

Hồ Duy Hải đã không được xem như một con người

Bà Nguyễn Thị Loan, thân mẫu tử tù Hồ Duy Hải, từ Long An ra Hà Nội, nhưng không được vào phòng xử án giám đốc thẩm con trai. Photo Courtesy
Phán quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao khi giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải “giết người”, “cướp tài sản” làm nhiều người ngỡ ngàng, thất vọng. Những tâm trạng ấy là tất nhiên nhưng lại chưa… đúng đắn vì ngộ nhận cả về bản chất chế độ cộng sản, lẫn đặc điểm tư pháp xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động của hệ thống tư pháp trong điều tra, truy cứu trách nhiệm và xử lý hình sự dựa trên Luật Tố tụng hình sự và Luật Hình sự. Luật Tố tụng hình sự qui định về thủ tục, cách thức tiến hành điều tra, truy tố, xét xử còn Luật Hình sự qui định về tội danh và hình phạt tương ứng với tội danh và mức độ phạm tội.
Sở dĩ phải có Luật Tố tụng hình sự và phải đặt bộ luật này bên cạnh Luật Hình sự vì đó là cách duy nhất để ngăn chặn các cơ quan tiến hành tố tụng (công an, Viện Kiểm sát, Tòa án) khám xét, thu thập bằng chứng, bắt giữ, hỏi cung, truy tố và xét xử bất kỳ ai một cách tùy tiện, xâm hại các quyền căn bản của con người.
Về nguyên tắc, tất cả những vi phạm qui định của Luật Tố tụng Hình sự đều có thể dẫn đến hai hậu quả: Thứ nhất, khiến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trở thành vô hiệu. Thứ hai, tùy tính chất, mức độ vi phạm mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán sẽ bị xử lý vì “vi phạm tố tụng”, kể cả phải vào tù.
Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử Hồ Duy Hải là một trong những ví dụ điển hình về “vi phạm tố tụng”. Những “vi phạm tố tụng” này trầm trọng đến mức tháng 11 năm ngoái, Viện Kiểm sát Tối cao quyết định kháng nghị. Ở phiên giám đốc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát Tối cao đã trình bày sáu vấn đề liên quan đến “vi phạm tố tụng” (1).
Phán quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao thừa nhận các “vi phạm tố tụng” nhưng nhận định những “vi phạm tố tụng” ấy không làm thay đổi bản chất vụ án, không hủy các bản án đã tuyên đối với Hồ Duy Hải (2) chính là bằng chứng rất rõ ràng cho thấy, 17 Thẩm phán của Tòa án Tối cao xem Luật Tố tụng hình sự là rác.
Khi Luật Tố tụng hình sự là rác thì chỉ ngậm ngùi cho số phận của Hồ Duy Hải sẽ là thiếu sót lớn, thậm chí là thiển cận vì ai cũng có thể bị như thế. Đó là thân phận chung của cả trăm triệu công dân Việt Nam. Trên thực tế, Hồ Duy Hải không phải là nạn nhân đầu tiên của việc khinh rẻ các “vi phạm tố tụng”.
Nếu Luật Tố tụng hình sự được tôn trọng như phải thế, sẽ không có những cá nhân không phạm tội nhưng vẫn cúi đầu nhận tội vì bị tra tấn, không bị bắt oan, không bị truy tố oan, không bị phạt đủ loại hình phạt từ tù có thời hạn đến chung thân, tử hình, không có những gia đình tan nát. Oan sai không trở thành vấn nạn nghiêm trọng như đã thấy.
Chuyện 17 thẩm phán của Tòa án Tối cao đồng thanh nhận định những “vi phạm tố tụng” không làm thay đổi bản chất vụ án khi xét lại vụ án Hồ Duy Hải theo trình tự giám đốc thẩm, chính là một kiểu tái khẳng định, sẽ còn vô số những Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long,…
Đã từng có nhiều Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán của hệ thống tư pháp xã hội chủ nghĩa thăng tiến nhờ “vi phạm tố tụng” mà đạt được vô số “thành tích” khi tham gia xử lý hình sự nhiều cá nhân. Đồng bào không phải là công dân với các quyền hiến định, đồng bào, thậm chí đồng chí, chỉ là công cụ phục vụ… sự nghiệp cá nhân và đảng!
Phán quyết từ phiên giám đốc thẩm về hai bản án dành cho Hồ Duy Hải của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao chính là cam kết tập thể, nó giống như chứng thư, bảo đảm kiểu thăng tiến vừa kể vẫn còn giá trị. Phán quyết ấy có thể làm nhiều triệu người chưng hửng nhưng giúp hàng triệu đồng chí, đồng đội bớt hoang mang, thêm hứng thú.
Nói cách khác, cho dù được chọn tham gia Hội đồng Thẩm phán của Tòa án Tối cao để tiến hành giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, 17 cá nhân đại diện cao nhất cho tư pháp xã hội chủ nghĩa vẫn chỉ xem Hồ Duy Hải như một loại công cụ và không hề ngán ngại khi cùng nhổ toẹt vào hy vọng của nhiều triệu người: Được nhìn thấy Luật Tố tụng hình sự còn thoi thóp chứ không phải đã mệnh một và sẽ khiến các viên chức trong hệ thống tư pháp xã hội chủ nghĩa chùn tay, bớt làm càn.
***
Thật đáng buồn khi phải mường tượng, dường như Hồ Duy Hải chỉ là công cụ của nhiều cá nhân trong hệ thống tư pháp xã hội chủ nghĩa, nhưng khó có thể nghĩ khác.
Tại sao chín năm trước (2011), hết Tòa án Tối cao đến Viện Kiểm sát Tối cao cùng bác bỏ đề nghị kháng nghị hai bản án mà Tòa án Long An (sơ thẩm), rồi Tòa án Tối cao tại TP.HCM (phúc thẩm) đã dành cho Hồ Duy Hải và ngậm tăm suốt từ khi Chủ tịch Nhà nước đề nghị hoãn thi hành án tử hình, xem lại vụ án (2014) đến nay?
Những lời đồn đoán về việc sắp đặt nhân sự lãnh đạo đảng CSVN nhiệm kỳ 13 cũng như các dấu hiệu cho thấy nhiều nhóm trong đảng đang triệt hạ lẫn nhau để giành ưu thế nhằm thâu tóm quyền lực, có liên quan gì đến sự kiện Viện Kiểm sát Tối cao đột nhiên đổi ý, kháng nghị các bản án đã tuyên với Hải vào tháng 11 năm ngoái?
Nếu Hội đồng Thẩm phán phiên giám đốc thẩm vụ án này tuyên hủy hai bản án ấy, phán quyết đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến uy tín, sự nghiệp chính trị của ông Trần Quốc Vượng, nhân vật từng là Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao giai đoạn 2007 – 2011 và giờ là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư?
Nếu Hội đồng Thẩm phán phiên giám đốc thẩm vụ án này tuyên hủy hai bản án ấy, phán quyết đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến uy tín, sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Hòa Bình, nhân vật từng là Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao giai đoạn 2011 – 2016 và từ 2016 đến nay là Chánh án Tòa án Tối cao?
Phải thắc mắc như thế vì với bối cảnh chính trị, xã hội, nhân tâm như hiện nay và đặc biệt là với những bằng chứng hết sức rõ ràng đã được Viện Kiểm sát Tối cao liệt kê, sau đó được cả 17 thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao thừa nhận là “vi phạm tố tụng”, tại sao cả hội đồng nhất trí… y án, bất kể Luật Tố tụng hình sự vẫn còn hiệu lực!
Đó cũng là lý do tại sao ngỡ ngàng, thất vọng về phán quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao sau phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải là chưa đúng đắn. Tâm trạng đúng phải là phẫn nộ. Chỉ phẫn nộ vì một đồng loại bị biến thành công cụ, trở thành nạn nhân của hàng loạt “vi phạm tố tụng” song án tử hình vẫn lơ lửng trên đầu suốt 12 năm qua chưa đủ, mà còn phải phẫn nộ về thân phận cũng như tương lai của chính mình, của thân nhân, của bạn bè mình! Con người không thể và không nên để bị dùng như công cụ!
Chú thích

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét