Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

Hãy cẩn thận khi trao quyền cho học sinh

Hãy cẩn thận khi trao quyền cho học sinh

Hôm nay, một phụ huynh học sinh lớp 1A1 Trường tiểu học Quang Trung, phường Vạn Mỹ, Ngô Quyền, Hải Phòng, phản ánh việc con gái 6 tuổi bị đứng ngoài cổng trườngtrong thời tiết nắng nóng vì đi học sớm 15 phút, trước giờ học là 1:30 phút chiều. Cháu bé bị các bạn trực sao đỏ đuổi ra ngoài cổng trường.
Cháu bé học sinh lớp 1A1 Trường tiểu học Quang Trung, phường Vạn Mỹ, Ngô Quyền, Hải Phòng. Nguồn: Facebook
Cô giáo chủ nhiệm còn yêu cầu các học sinh đi học sớm phải đứng lên bục giảng, chụp ảnh gửi vào nhóm zalo của lớp để phê bình.
Phụ huynh này cho biết vì gia đình khó khăn về kinh tế nên không cho con học bán trú.
Ở đây có mấy việc cần nói:
1. Nhà trường tuy cần có kỉ luật để duy trì nếp sinh hoạt nhưng cách ứng xử này không tốt bởi trẻ nhỏ đứng ở bên ngoài trời nóng không tốt về sức khoẻ và không an toàn. Ai biết điều gì có thể xảy ra với một cháu bé 6 tuổi khi đứng một mình ngoài cổng trường.
Hơn nữa, làm thế này cháu bé sẽ bị tổn thương tâm lý, cảm giác sợ sệt khi đến trường và nhìn các bạn như một lũ ác cảm với mình.
Cô giáo có thể cho cháu vào và phản ánh với phụ huynh sau. Tôi biết lực lượng giáo viên ở Việt Nam đa phần có nhận thức hạn chế, nên rất dễ sai lầm. Được học gì là biết nấy, cả đời rất ít khi chịu khó học hỏi để mở rộng kiến thức, tư duy của mình, làm gì cũng nhất nhất theo chỉ đạo của cấp trên.
Cô giáo này lúc đầu còn khăng khăng mình đúng, sau thấy dư luận phản ứng ghê quá thì mới biết nhận lỗi. Tôi biết cô nhận lỗi để đối phó chứ nhận thức là một quá trình, không dễ và nhanh vậy đâu.
Tôi có ảnh của cô giáo của lớp này nhưng không đưa lên bởi tôi nghĩ cũng nên cho cô một cơ hội, cô ấy cũng là nạn nhân của một bộ máy có quá nhiều khiếm khuyết. Nhưng tôi đưa câu chuyện này lên để các giáo viên khác có thể học được điều gì đấy.
2. Các nhà trường phải thận trọng trong việc dùng lực lượng sao đỏ. Trẻ em rất dễ bị cảm thấy mình có chút “quyền lực” thầy cô giáo giao cho để ra oai với các bạn.
“Lực lượng Sao Đỏ” ở một trường học. Ảnh trên mạng
Theo đà ưa thích quyền lực, các lực lượng sao đỏ khi lớn lên rất dễ trở thành những con người sống thiếu nhân văn, dễ làm điều ác.
Trẻ em trong một đất nước văn minh, sẽ không bị lạm dụng làm những việc quá sức của chúng, bởi làm sao chúng có đủ nhận thức để phân biệt đúng sai.
Trong những nước độc tài thì trẻ em sẽ bị lợi dụng và có thể trở thành công cụ của chính quyền.
Hãy nhớ rằng lực lượng hồng vệ binh của Trung Quốc cũng là từ học sinh mà ra. Chúng đấu tố cả bố mẹ, ông bà để ghi điểm với tổ chức. Mao Trạch Đông dùng lực lượng này một cách rất hiệu quả để hắn ta có được quyền lực tuyệt đối. Bọn trẻ này có quyền đến gặp một vị quan chức nào đấy, tra hỏi và đánh đập nếu cảm thấy người ấy không một lòng với Mao Chủ Tịch.
Ở Campuchia, Polpot đã tuyển dụng lực lượng trẻ em cầm súng, chúng thực sự khát máu và không hề có lòng thương xót với các nạn nhân.
Tôi tin rằng lực lượng DLV, AK47 ở Việt Nam cũng là một dạng Hồng Vệ Binh, chúng ngu xuẩn cùng cực, chuyên môn duy nhất là chửi bới và sỉ nhục người bất đồng chính kiến. Chúng rất dễ sai khiến bởi quyền lực để làm điều xấu.
Hãy cẩn thận khi trao quyền cho trẻ em, nếu không chúng ta sẽ có rất nhiều kẻ như đại úy Lê Thị Hiền và thượng úy Nguyễn Xô Việt.
Hai nhân vật gây bão mạng trước đó: Thượng úy Nguyễn Xô Việt và đại úy Lê Thị Hiền. Ảnh trên mạng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét