Chứng cứ không rõ, tòa phải tuyên có lợi cho bị cáo
8-5-2020
Với tinh thần cải cách tư pháp mà Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã ghi nhận: Mọi chứng cứ còn hoài nghi thì phải hiểu theo hướng có lợi cho người phạm tội; Chứng cứ không rõ thì Tòa án phải tuyên bị cáo không phạm tội.
Tôi không rõ ông chánh án tối cao và 16 ông bà thẩm phán tối cao (thực chất là cấp dưới ông Chánh án) dựa vào căn cứ pháp luật nào để khẳng định: “Hội đồng thẩm phán thống nhất quan điểm rằng Hồ Duy Hải không bị ép cung, mớm cung, lời khai tổng cung phù hợp với chứng cứ khác như lời khai của các nhân chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi nên xác định Hải phạm tội giết người, cướp tài sản, là đúng.”
Trong khi đó, tại phiên tòa giám đốc thẩm này: Nguyên tắc suy đoán vô tội lại tiếp tục bị bỏ quên!
Rất quyết liệt, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục giữ nguyên quan điểm đã nêu trong kháng nghị đề nghị hủy án điều tra lại.
Tuy nhiên, Chủ tọa phiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã lấy biểu quyết, và tất cả đều 100% một cách xuyên suốt, kì diệu.
1. Vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không?
Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết “Không thay đổi bản chất vụ án”.
Đã sai sót nghiêm trọng về tố tụng thì làm sao dám nói không thay đổi bản chất vụ án!?
2. Quyết định kháng nghị của VKSNDTC có đúng pháp luật hay không?
Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết “Không đúng pháp luật”.
Với kháng nghị rất chi tiết, chỉ rõ sai phạm trong thu thập chứng cứ, tố tụng… lẽ ra phải được Hội đồng xem xét chứ không phải phản bác “không đúng pháp luật”.
Trở lai kháng nghị của VKSTC.
Đáng chú ý, kháng nghị của VKSND Tối cao cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Cụ thể: Khám nghiệm hiện trường nhưng không thu giữ vật chứng của vụ án. Cái thớt, chiếc ghế là vật chứng quan trọng và là vật mang dấu vết của tội phạm. Khám nghiệm hiện trường đã ghi nhận, chụp ảnh nhưng không thu giữ để truy nguyên là thiếu sót, vi phạm nghiêm trọng tố tụng.
Không giám định để xác định thời điểm chết của nạn nhân. Không trưng cầu giám định ngay dấu vết máu thu được khi khám nghiệm hiện trường mà để 4 tháng sau mới kết luận “mẫu dấu vết ghi thu ở ngoài cửa nhà sau và trong nhà vệ sinh Bưu điện Cầu Voi là máu người, không xác định được nhóm máu do đã bị phân huỷ”.
Ngoài ra, lời khai đầu tiên ngày 30-3-2008 của bị cáo không nhận tội nhưng lời khai này và một số lời khai của nhân chứng không được đưa vào hồ sơ vụ án…
Hội đồng thẩm phán cho rằng những kiến nghị trên của VKSND Tối cao là đúng, nhưng những sai sót này không làm thay đổi bản chất vụ án. Đề nghị CQĐT Công an tỉnh Long An tiến hành kiểm điểm làm rõ việc này.
Lần nữa, Công lý vẫn còn xa đối với Hồ Duy Hải, với phán quyết này, 17 vị thẩm phán tối cao liệu trong lương tri có 100% tin rằng mình công tâm – vô tư?!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét