Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

Việt Nam có nên làm đường sắt cao tốc hay không?

Việt Nam có nên làm đường sắt cao tốc hay không?

22-11-2019
Tàu cao tốc ở Nhật. Ảnh: FB tác giả
Mình đã có cơ hội được đi tàu cao tốc ở Hàn Quốc (Seoul – Busan) và Nhật Bản (Fukuoka – Kumamoto), và nhận thấy tàu cao tốc là một phương tiện giao thông nhanh, tiện lợi, an toàn, văn minh, hiện đại… Đường sắt cao tốc đặc biệt phù hợp với việc nối các trung tâm dân cư với khoảng cách không quá xa, nhưng cũng không quá gần, trong phạm vi khoảng 500 km trở lại. Với khoảng cách này đi ô tô sẽ hơi xa, nhưng đi máy bay lại quá gần, không hiệu quả.
Vậy Việt Nam có nên làm đường sắt cao tốc hay không? Theo mình là có, nhất là những đoạn tuyến trong khoảng cách như mình nói, như Hà Nội – Vinh hay TPHCM – Nha Trang. Tuy nhiên, để hiệu quả cần tính tới chi phí và thời điểm xây.
Trong vòng 10 năm tới, theo mình xây đường sắt cao tốc chưa phù hợp với Việt Nam, một phần vì chi phí cao (nhưng xây đường sắt cao tốc ở đâu cũng không hề rẻ), nhưng một phần quan trọng hơn là vì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp nên người dân chưa sẵn sàng dùng tàu cao tốc để di chuyển.
Ví dụ, mình đi từ Fukuoka đến Kumamoto khoảng cách là 102 km nhưng giá vé tàu là hơn 5000 yên (tức khoảng 1,06 triệu đồng). Kể cả khi Việt Nam có các khoản trợ cấp hoặc chi phí nhân công ở Việt Nam rẻ hơn thì giá vé tàu ở Việt Nam cũng khó có thể rẻ hơn đáng kể, bởi công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu… vẫn thế. Vì thế cứ cho là giá vé ở Việt Nam rẻ hơn 20% ở Nhật thì mức giá đó vẫn còn rất cao so với thu nhập của người dân Việt Nam. Theo đó, giả sử đi từ Hà Nội về Vinh (khoảng 300km) thì giá vé cũng phải tầm 2,4 triệu trở lên. Với giá vé đó thì mình tin rằng kể cả 10 năm nữa cũng có ít người Việt Nam sẵn sàng muốn đi.
Chính vì vậy, theo mình dù đường sắt cao tốc là cần thiết, nhưng hiện tại đối với Việt Nam là chưa khả thi. Thay vào đó, Việt Nam nên tập trung xây dựng trước hệ thống đường cao tốc liên tỉnh và nội đô, cũng như mạng lưới metro trong các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM. Các nước cũng đều xây các hệ thống này trước khi xây dựng đường sắt cao tốc, không có nước nào làm ngược như Việt Nam hiện tại đang bàn. Khoảng 15 năm nữa, lúc thu nhập của người dân cao hơn, Việt Nam có thể xây hai tuyến đầu tiên là Hà Nội – Vinh và TPHCM – Nha Trang, còn tuyến Vinh – Đà Nẵng và Đà Nẵng – Nha Trang chắc phải 30 năm nữa mới nên tính tới.
Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho dự án này, đặc biệt là quy hoạch quỹ đất, vị trí xây dựng nhà ga, tính tới việc kết nối giữa đường sắt cao tốc với các loại hình phương tiện khác vẫn là điều cần thiết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét