Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019

Tin giả nổ tàu ngầm ở Biển Đông và tác hại của nó

Tin giả nổ tàu ngầm ở Biển Đông và tác hại của nó

23-11-2019
Ảnh: internet
Phông phóng xạ tự nhiên trung bình toàn cầu là từ 0,17 đến 0,39 microsievert (µSv)/giờ.
Ở đây tôi lấy ngay chính dữ liệu của uRADMonitor (Global Environmental Monitoring Network) mà Hal Turner sử dụng để chế tạo tin giả, thì phông phóng xạ ở Trạm Giang là 0,24 µSv.
Đây là chỉ số tự nhiên BÌNH THƯỜNG và chỉ số này được ghi nhận từ lâu không có chuyện nồng độ gia tăng.
Cũng tại bản đồ của uRADMonitor, nếu nhìn sang những khu vực khác trên thế giới các bạn sẽ thấy có nhiều nơi còn cao hơn.
Sự việc nổ tàu ngầm hay sự cố tàu ngầm là một tin giả của Hal Turner như tôi nói nhiều lần.
Tin giả thì bao giờ cũng giật gân, chấn động. Nó càng được phát tán bởi một số người không biết cách đọc dữ liệu của uRADMonitor.
Sự việc càng trở nên tồi tệ hơn khi tin giả này lan truyền mạnh trên các trang tiếng Nga, gây hoang mang cho một số cộng đồng người Nga, đặc biệt những người cư trú, đi lại tại khu vực các nước quanh Biển Đông, kể cả Việt Nam.
Chính vì thế, Cơ quan Giám sát và Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng Nga (Rospotrebnadzor) ngày 22.11 phải đưa ra một thông báo trấn an.
Tuy nhiên, sự cẩu thả của Rospotrebnadzor và cách đưa tin không chính xác của một số tờ báo Nga, nổi bật là tờ The Moscow Times càng khiến sự việc đi xa hơn.
Đầu tiên Rospotrebnadzor thông báo “Dựa trên thông tin nhận được từ Mạng lưới Quan sát môi trường Toàn cầu (Global Environmental Monitoring Network), có sự gia tăng nồng độ phông phóng xạ liên quan đến một sự cố phóng xạ”.
Chính vì vậy cơ quan này sẽ tăng cường theo dõi nồng độ phóng xạ ở khu vực, bổ sung rằng hiện không có nguy cơ nào với người Nga.
Global Environmental Monitoring Network mà Rospotrebnadzor đề cập chính là uRADMonitor mà Hal Turner sử dụng để chế fake news ban đầu.
Rospotrebnadzor đã cẩu thả khi không kiểm tra mà chỉ dựa vào thông tin không rõ nguồn gốc lan truyền trên các trang mạng tiếng Nga để đưa ra thông báo.
Tức Rospotrebnadzor sử dụng chính nguồn tin giả để đưa ra thông báo trấn an.
Một số tờ báo sau đó vì không biết Global Environmental Monitoring Network chính là uRADMonitor nên diễn dịch là chính Rospotrebnadzor phát hiện sự gia tăng và sự cố phóng xạ ở Biển Đông.
Sau khi Rospotrebnadzor đưa ra thông báo cẩu thả như trên thì có thêm vài tờ báo Việt Nam vào cuộc câu view với kiểu lấp lửng thông tin này chưa được xác nhận chính thức.
Với tôi, đó là kiểu làm báo cẩu thả, vô trách nhiệm. Các bạn đang làm hại chính những ngư dân đang là cột mốc sống bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông!
Ai sẽ mua hải sản của họ khi các bạn lập lờ tiêm cho người dân bình thường thông tin về sự cố phóng xạ không có thật giữa Biển Đông?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét