Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Cô Dương ném dép

Cô Dương ném dép

26-11-2019
“Cô gái ném dép” Nguyễn Thùy Dương. Ảnh: FB tác giả
Hôm nay “cô gái ném dép” Nguyễn Thùy Dương bị xe tông từ phía sau. May mà cô chỉ bị chấn thương phần mềm. “Cô gái ném dép”, “chiếc giày Thủ Thiêm”, hay “Tomadep” là những từ xuất hiện sau khi Dương ném thẳng một chiếc giày về phía bà Quyết Tâm, trong một cuộc tiếp xúc cử tri.
Gia đình Nguyễn Thùy Dương là nông dân gộc, có vài chục ngàn mét vuông đất ở xung quanh Thủ Thiêm. Rồi 41.000m2 bị cán bộ lấy, bây giờ là khu dân cư Cát Lái. Thích thì lấy, lấy mà không trả xu nào.
Nhà Dương lại có 9.135m2 ở Thạnh Mỹ Lợi, năm 2006 bị lấy làm trụ sở UBND quận 2 – trụ sở đẹp nhất TPHCM – làm chỗ cho Tất Thành Cang và nhiều anh khác ngồi. Cũng không đền xu nào. Đúng ra là có đền. Nhưng người nhận là cán bộ, chứ không phải gia đình Dương.
Ba mẹ Dương nông dân học thấp, chỉ hết cấp 1, nên kêu Dương ráng học, cho đỡ bị ăn hiếp. Năm 2010 Dương đi học ở Singapore, với dự định học Luật, về tranh luật với Cang.
Cuối năm 2010, Dương về thăm nhà, rồi qua Ủy ban Quận 2 xin gặp Cang. Hai cán bộ bảo vệ nắm lấy cô bé 20 tuổi quăng thẳng ra cổng. Đau điếng.
Thấy cha mẹ bị ức hiếp, Dương… nghỉ học luôn.
Giờ nhà Dương vẫn còn 4.500m2 ở Bình Trưng Đông, chính quyền… không cho làm giấy tờ. Ở lậu cả nhà.
Họp dân, thấy bà Quyết Tâm nói nói, Dương chơi luôn quả TomaDep. Hôm làm biên bản trả dép, anh cán bộ hỏi: “Cô đi du học, sao khai chỉ lớp 5?” Dương trả lời tỉnh rụi: “Đất bị lấy hết nên giờ tui mất trí nhớ. Hổng nhớ mình lớp mấy nữa…”.
Nhờ hồng phúc cán bộ, Dương thành dân oan. Nếu không bị lấy đất, có lẽ giờ Dương đã học xong và đang làm việc ở một xứ giãy chết nào đó…
Ở những cuộc tiếp xúc cử tri gần đây, cán bộ quận 2 luôn cố gắng để Dương không thể phát biểu. Nhưng không vì thế mà cô và những bà con mất đất ở quận 2 im lặng. Họ đã đấu tranh suốt 20 năm qua. Và họ vẫn đang tiếp tục cuộc chiến đòi lại mái ấm của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét