Năm 1624, giáo sĩ Công giáo Alexandre de Rhodes, thường được gọi là Cha A-lịch-sơn Đắc-Lộ đến Việt Nam để rao giảng niềm tin vào Thiên Chúa. Đức Jesus là nhà truyền giáo đầu tiên của nước Chúa với hạnh phúc được đi tới bằng con đường thương yêu và tha thứ. Sứ mạng của ngài Đắc-Lộ ở Việt Nam hơn 4 thế kỷ trước là tiếp tục con đường của Đức Giê-su. Thiên Chúa không tranh chấp với những ông vua của thế gian.
Hơn 5 thế kỷ trước công nguyên, Phật Thích-ca sau khi đắc đạo, xuống núi, khai ngộ chúng sinh. Công việc của Đức Phật lúc đó không có gì khác hơn là một nhà truyền giáo. Ngài kêu gọi tất cả chúng sinh bước vào “quốc gia của Ngài”. Nước Phật vượt ra ngoài các biên cương sỏi đá, không có đảng phái. Buông bỏ ngã chấp là con đường đi tới nước Phật.
Truyền giáo không phải là xâm lăng.
Người Việt “ghi tiếng nói” của mình vào thế kỷ 16 bằng chữ Nôm, tương tự như chữ Tàu hiện nay. Ngài Đắc-Lộ tìm cách ghi tiếng Việt bằng các mẫu tự La-tin. Ghi lại tiếng nói của một dân tộc khác bằng các âm ký, mẫu tự mà mình biết, là công việc của con người từ khi họ bắt đầu dùng chữ viết, cho đến hiện nay, và không biết chừng nào chấm dứt.
Tên khai sinh của ông chủ tịch Trung Quốc viết bằng chữ Hán. Người Mỹ nghe ông phát âm tên của ông ta, và ghi lại là Xi Jinping. Người Việt, tiến thêm một bước, việt hóa cái tên đó, với chữ Tập Cận Bình. Ông “Xi-Jinping” chưa chắc đã biết tên mình là “Tập Cận Bình”.
Hệ thống âm ký, ghi lại tiếng Việt bằng các mẫu tự La-Tin (hay có nguồn gốc La-Tin), khởi soạn từ ngài Đắc Lộ và một số đồng đạo của ngài, sau này trở nên tiện dụng, dần dần được hoàn thiện, và trở nên những chữ mà tất cả người Việt viết và đọc hiện nay. Công việc đó của ngài Đắc Lộ là công việc của một nhà văn hóa, không liên quan gì đến chính trị. Hơn hai trăm năm sau, kể từ ngày những chữ La-Tin được dùng khởi sự để ghi lại tiếng Việt, năm 1858, theo lệnh của vua Pháp thời bấy giờ, lính Pháp tiến vào Đà-Nẵng.
Truyền đạo Thiên Chúa giáo là công việc của Chúa Jesus, khởi đi từ chính Ngài, từ thế kỷ thứ 1. Khởi sự ghi lại tiếng Việt bằng các mẫu tự La-Tin là công việc của ngài Đắc-Lộ đầu thế 17. Tấn công vào cảng Đà Nẵng là lính Pháp vào thời điểm nửa sau thế kỷ 19. Nhưng: không hiểu sao hơn mười mấy ông GS. PGS. TS tuần trước xuất hiện, nhập chung 3 chuyện này lại mà nói rằng: dùng mẫu tự La-tin để ghi lại tiếng Việt với mục đích truyền giáo, ngài Đắc-Lộ có tội hơn là công, vì đã tạo ra “công cụ xâm lăng”…
Công cụ xâm lăng là súng đạn người Pháp đã dùng, và người Việt đã dùng các loại “công cụ xâm lăng” từ Trung Quốc để chống lại. Rồi thì Trung Cộng đã và đang mở một cuộc xâm lăng Việt Nam bằng một công cụ có khi hiệu quả hơn súng đạn; đó là: sự hèn hạ, khuất phục, tham lam, và tàn ác của các “trí thức” và quan chức Việt Cộng chỉ biết quỳ.
Biển học mênh mông, không ai tỏ tường, nếu các ông không, hoặc chưa biết, thì nên học lại. Nhưng, nếu đem các ý đồ chính trị vào các công việc văn hóa, các ông không tránh được sự khinh bỉ.
Vì sao đa số ủng hộ Đà Nẵng đặt tên đường Alexandre de Rhodes?
Bản kiến nghị của 12 nhà khoa học xã hội, chính trị, lịch sử chống việc đặt tên đường A. Rhodes và F. Pina ở Đà Nẵng đã gặp những phản ứng quyết liệt của đa số người Việt với đủ thành phần xã hội.
Có thể khẳng định trên không gian mạng và báo chí chính thống ý kiến ủng hộ việc Đà Nẵng đặt tên đường là tuyệt đại đa số.
Lý do quá rõ.
1. Cha F. Pina người Bồ Đào Nha từ năm 1617 đã nghĩ ra công thức dùng khuôn nhạc và 6 dấu (huyền, hỏi, sắc, nặng, ngã, không) trong đó sáng tạo thêm dấu hỏi và dấu nặng mà hầu như không có ngôn ngữ nào trên thế giới có để phiên âm chính xác âm Việt và hồn của tiếng Việt ra chữ viết theo hệ La Tinh.
Tại Lisbon Bồ Đào Nha còn lưu giữ các tư liệu chứng minh sự thật này. (Nhà thơ Hoàng Hưng, phó gs ngôn ngữ Hoàng Dũng cùng nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ và người viết bài này đã trực tiếp được xem tư liệu này).
– Cha Gaspar de Amaral học trò học tiếng Việt của cha Pina có công soạn cuốn từ điển Việt- Bồ.
– Cha Antonio Barbosa một học trò tiếng Việt khác của cha Pina có công soạn từ điển Bồ- Việt.-
– Cha A.Rhodes cũng là người được cha Pina dậy tiếng Việt có công lớn khi tổng hợp các thành tựu của các cha Pina, Amaral, Barbosa soạn thành bộ từ điển Việt- Bồ-La hoàn chỉnh chính thức in và công bố cho thế giới biết vào năm 1651 tại Roma, Ý.
Bên cạnh đó lịch sử cũng phải ghi công rất nhiều người Việt đã hỗ trợ tích cực cho các cha thực hiện việc sáng tạo chữ Việt mà chúng ta gọi là chữ Quốc ngữ ngày nay.
2. Trước khi có chữ Việt dân tộc ta dùng chữ Hán và chữ Nôm.
Chữ Hán là tiếng Hán. Chữ Nôm tuy là tiếng Việt do Hàn Thuyên sáng tạo nên nhưng chữ vẫn lấy gốc chữ Hán mà chỉ cải tiến đơn giản hơn.
Chữ Việt mà các cha sáng tạo là loại chữ phiên âm tiếng Việt duy nhất dễ học, dễ viết và tách biệt chữ Hán.
Tiếng Việt là tiếng của Tổ tiên Việt, là Hồn Việt, là Văn hoá Việt, là cuộc sống thuần Việt. Khác hoàn toàn tiếng Hán. Vậy thì công lao của các cha Pina, Amaral, Barbosa, Rhodes là công lao trời bể.
Tiếng Việt cùng chữ Việt được như ngày nay đương nhiên còn nhờ công lao vô cùng to lớn của các nhà văn hoá Việt và chính người Dân Việt nói tiếng Việt, viết chữ Việt không ngừng nghỉ, làm trong sáng, làm phong phú và sáng tạo nên – hoàn chỉnh thêm.
3. Các ý kiến cho rằng mục đích các cha sáng tạo nên chữ Việt chỉ để phục vụ cho việc truyền đạo chứ không vì Dân tộc Việt.
Ý kiến này bị đa số ý kiến trên mạng và trên báo chính thống bác bỏ vì nó chia rẽ sự đoàn kết Dân tộc.
Cách đây hơn 2000 năm VN đã xuất hiện các nhà sư từ Ấn Độ đến truyền đạo Phật. Vậy thì cách đây hơn 400 năm VN xuất hiện các giáo sĩ từ Bồ Đào Nha, từ Pháp đến truyền đạo Thiên Chúa có gì sai? Có gì chống lại Dân tộc?
Chả lẽ đạo Phật, Nho giáo là tốt còn đạo Thiên Chúa là phản động, phản Dân tộc?
Nếu xấu tại sao hầu hết các nước Dân chủ, Văn minh và cả tỷ người trên thế giới lại tin và tôn thờ?
Nếu xấu tại sao VN hiện có hàng triệu bà con công giáo kính Chúa yêu nước, đồng hành cùng Dân tộc lại tin và tôn thờ?
Nếu xấu thì vì sao Thiên Chúa giáo lại được Nhà nước VN tôn trọng và gắn kết?
Vì vậy việc các cha do việc truyền đạo đi chăng nữa mà sáng tạo chữ Việt cũng là việc cần được tôn trọng. Đó là chưa kể đạo Thiên Chúa đã góp phần không nhỏ giúp nước Việt được khai sáng thêm, được tiếp nhận các giá trị văn hoá phương Tây hơn.
4. Có ý kiến gay gắt phê phán cha A.Rhodes trong khi truyền đạo đã phỉ báng đạo Phật, Khổng Tử, Nho giáo.
Cứ giả sử có sự cực đoan vậy và giả sử việc bài các tôn giáo khác là có thật thì cân nhắc giữa công và tội của cha A.Rhodes chúng ta không khó để thấy công của cha là trời bể.
Đồng thời để công bằng thì chúng ta thấy trên nhiều đường phố khắp VN mang tên nhiều nhân vật lịch sử hiện đại của VN đã chủ mưu và trực tiếp ra lệnh phá huỷ rất nhiều chùa chiền, đình, đền thờ của Dân tộc quy kết là văn hoá mê tín, phong kiến lạc hậu. Tại sao họ vẫn được đặt tên đại lộ, đường phố lớn?
5. Có ý kiến các cha đã kết nối rước thực dân Pháp xâm lược VN vì vậy các cha là tội đồ của Dân tộc VN.
Các cha sáng tạo nên chữ Việt và truyền đạo Thiên Chúa vào VN từ năm 1617- 1645. Hơn 200 năm sau 1858 người Pháp mới đổ quân vào Sơn Trà Đà Nẵng chính thức xâm lược VN.
Sao lại có thể có sự liên kết quy chụp qua hai thế kỷ như vậy được?
Kết luận:
Đã đến lúc nhà nước VN phải “uống nước ơn kẻ đào giếng” cùng lúc tôn vinh các cha Pina, Amaral, Barbosa, Rhodes.
Hoan nghênh tỉnh Quảng Nam đang xúc tiến làm Không gian Văn hoá ghi ơn và tôn vinh các cha và những người có công sáng tạo và làm đẹp tiếng Việt và chữ Việt.
Hoan nghênh Đại học Duy Tân của Đà Nẵng đã thành lập Viện Tôn vinh chữ Quốc ngữ để góp phần giáo dục thế hệ trẻ về bảo vệ tiếng Việt, chữ Việt.
Hoan nghênh các nhà ngôn ngữ, sử học Đà Nẵng và Sài Gòn tổ chức các Hội thảo về chữ Quốc ngữ trong tháng 12.2019 nhân kỷ niệm 100 năm vua Khải Định ra chiếu dụ chính thức bỏ dùng chữ Hán mà dùng chữ Việt trong các kỳ thi.
Để biết thêm về việc SG giữ tên đường A. Rhodes tại Trung tâm SG, xin bạn đọc nghe nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng kể:
“Hồi ông Võ Văn Kiệt còn đương chức, ông có chuyến thăm chính thức nước Pháp. Ngoài các chương trình làm việc với phía Pháp, ông có đến thăm Đại sứ quán Việt Nam ở Paris. Tại đây, ông được thông báo là Đại sứ quán có sắp xếp một cuộc gặp mặt giữa ông với ông Hoàng Xuân Hãn – một học giả người Việt sinh sống ở Pháp đã mấy chục năm – tại trụ sở Đại sứ quán.
Ông Kiệt hỏi những người tổ chức cuộc gặp: “Hoàng Xuân Hãn là ai?”. Sau khi được giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của học giả Hoàng Xuân Hãn: Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Chính phủ Trần Trọng Kim, người đã tổ chức biên tập và chuyển ngữ gần như toàn bộ sách giáo khoa từ thời Pháp thuộc sang Việt ngữ.
Sau 1954, chính phủ VNCH tiếp tục bổ sung và sử dụng bộ sách này. Ông Hoàng Xuân Hãn là tác giả nhiều công trình nghiên cứu lịch sử có giá trị. Ông Kiệt nói: “Vậy thì tôi sẽ đến thăm học giả Hoàng Xuân Hãn tại tư gia của ông ấy, chứ không phải là chúng ta mời ông ấy đến đây gặp tôi”.
Khi hội kiến tại tư thất ông Hãn, vị Học giả này đã trình bày với vị Lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam nhiều nội dung, về xây dựng đất nước, học thuật và thời cuộc. Sau cùng, học giả Hoàng Xuân Hãn đề nghị Việt Nam, nên đặt lại tên đường Alexandre de Rhodes, để ghi nhận công lao của vị giáo sĩ người Pháp này, trong việc phát triển và hoàn thiện chữ Quốc ngữ. Ông Võ Văn Kiệt hứa sẽ thực hiện. Và ông đã thực hiện”.
Một số người có chút trình độ Hán học cho đến nay vẫn nuối tiếc chữ Hán hay chữ Nôm. Rằng chữ Hán hay chữ Nôm là loại chữ tượng hình, vừa trực quan vừa thâm sâu. Đó là cái lý luận kiểu Nguyễn Đắc Xuân ở phần hậu thư phản đối đặt tên đường mang danh Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina:
“Từ chữ Hán, chúng ta đã sáng tạo ra chữ Nôm. Trong vốn ngôn ngữ vốn có của ta mang đậm hồn dân tộc Việt: “Thị tại môn huyền náo/Nguyệt lai môn hạ nhàn”. Còn chữ quốc ngữ chỉ ghi lại âm của từ ngữ đó chứ không mang nghĩa lóng như chữ Hán – Nôm trước đây. Chữ quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc, việc dịch truyện Kiều ra chữ quốc ngữ đã làm mất đi một phần, nếu không nói mất đi rất nhiều giá trị của tác tác phẩm này. Mặt khác, chữ quốc ngữ không nhằm mục đích phát triển văn minh của dân tộc ta, mà chỉ là một phương tiện để truyền giáo, một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta. Chúng ta cần phải hiểu, không nên có suy nghĩ “nhờ vào chữ quốc ngữ (Latinh hoá) mà tiến bộ, văn minh”. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… không sử dụng chữ La tinh hóa, vẫn giữ ngôn ngữ từ trước đến nay, nhưng họ vẫn văn minh vẫn tiến bộ vượt bậc, chứ đâu phải chữ quốc ngữ La tinh hóa làm cho dân tộc văn minh hơn. Lào, Căm-pu-chia, Miến Điện, Thái Lan cũng thế.”
Trong đoạn trích trên, có ít nhất 3 cái sai mà thường kẻ ít học muốn nói cứ nói và người nghe cứ nghe chứ không biết sai chỗ nào:
Một là, câu “Thị tại môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn” gốc Nguyễn Công Trứ giải nghĩa lối chiết tự. Đúng ra là Thị tại môn tiền náo, Nguyệt lai môn hạ nhàn (在 門 前 鬧, 月 來 門 下 閒).Ông Xuân yêu chữ Hán nhưng đọc chữ Tác tạc ra chữ Tộ mới khổ. Tiền chứ Huyền thì có nghĩa gì? Giảng cho ông nghe nè. Nếu đặt chữ Thị 巿 (chợ) vào trong chữ Môn 門 sẽ thành chữ Náo 鬧, tức ồn ào. Nếu lấy chữ Nguyệt 月 (trăng), đặt dưới chữ Môn 門 thành ra chữ Nhàn 閒, tức nhàn hạ, an nhiên. Đó là tư duy rặt Hán, sao lại gọi là “mang đậm hồn dân tộc Việt”, trừ phi người Việt tự nhận mình gốc Hán?
Hai là, chữ quốc ngữ là loại chữ chỉ mượn ký tự Latin ghi âm tiếng nói của dân tộc Việt, tức tiếng ta được lưu giữ đúng hồn cốt của nó, sao lại nói “làm mất cả hồn dân tộc”? Truyện Kiều cụ Nguyễn Du viết bằng chữ Nôm, dù là loại chữ cải biến từ ký tự Hán nhưng vẫn là ghi âm tiếng Việt, cho nên, việc thay chữ Nôm thành ký tự Latin, âm và nghĩa vẫn không thay đổi, sao lại bảo là “dịch truyện Kiều ra chữ quốc ngữ”? Ông Xuân hiểu dùng ký tự Latin thay cho chữ Nôm là dịch ra một thứ tiếng khác? Hóa ra ông chẳng hiểu biết về chữ Nôm lẫn chữ Latin mà chỉ hóng hớt rồi nói càn. Đến nước này mà người ta gọi ông là nhà sử học thì sử ta không thành thứ phản văn hóa mới là chuyện lạ.
Ba là, ông nói cho sinh viên rằng, “Chúng ta cần phải hiểu, không nên có suy nghĩ “nhờ vào chữ quốc ngữ (Latinh hoá) mà tiến bộ, văn minh”. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… không sử dụng chữ La tinh hóa, vẫn giữ ngôn ngữ từ trước đến nay, nhưng họ vẫn văn minh vẫn tiến bộ vượt bậc, chứ đâu phải chữ quốc ngữ La tinh hóa làm cho dân tộc văn minh hơn. Lào, Căm-pu-chia, Miến Điện, Thái Lan cũng thế”. Nói như vậy là chứng tỏ ông không có hiểu biết tối thiểu về ngôn ngữ của các dân tộc, kể cả tiếng mẹ đẻ của ông. Chữ viết các dân tộc mà ông nói đó không hề giống tí nào với chữ Hán hay Nôm của người Việt, ông nhé. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc dùng chung ký tự tượng hình để ghi ngôn ngữ của chính dân tộc họ hay bỏ hẳn ngôn ngữ của dân tộc mình, dùng rặt Hán, như người Việt đã dùng gần như toàn bộ trong các thư tịch cổ? Ngay cả khi đã chế biến ra chữ Nôm suốt nhiều thế kỷ, từ thế kỷ 10 đến 19, nhưng vì sao chữ Nôm vẫn không được phổ biến? Có phải do bị kỳ thị “nôm na là cha mách qué”, tức tầng lớp Nho học đã tự khinh bỉ tiếng mẹ đẻ của mình?
Cũng như thế, người Lào, Cambot, Miến Điện, Thái Lan dùng hệ ký tự Khmer để ghi tiếng nói của dân tộc họ hay lệ thuộc hoàn toàn vào tiếng nói dân tộc khác như người Việt? Họ có tự khinh bỉ tiếng mẹ đẻ của họ như giới Nho học người Việt không?
Nếu là nhà thơ như Vũ Đình Liên, Tú Xương nuối tiếc vốn cổ thì còn cảm thông được, chứ nhà khoa học, nhà sử học mà tư duy như nhà thơ thì phải gọi là lú lẫn hết cỡ.
Tóm lại, có hai lý do chữ Nôm dù hình thành qua nhiều thế kỷ, từ Hàn Thuyên đời Trần cho đến thế kỷ 19, đã là chữ ghi tiếng Việt ta, nhưng rất ít phổ biến. Một là muốn biết chữ Nôm phải biết chữ Hán đã. Hai là bệnh sùng Hán của giới trí thức Nho học, coi thường tiếng mẹ đẻ của mình với châm ngôn “Nôm na là cha mách qué”. Chữ Nôm vì thế ra đời công phu và lại nhanh chóng thành tử ngữ!
Chữ quốc ngữ là một lựa chọn đúng đắn, thông minh của trào lưu trí thức mới với tư tưởng lật đổ nền Hán học, phục sinh tiếng nói dân tộc và tiến nhanh đến Âu hóa văn minh để thoát khỏi tình trạng nô dịch Hán suốt cả mấy ngàn năm. Người Trung Quốc, người Hàn, người Nhật không cần thay đổi chữ viết vẫn văn minh, vì chữ viết của họ xưa nay vẫn là của ngôn ngữ của họ mà không phụ thuộc ai. Và để văn minh thật sự, họ không nệ cổ mà đã cải biến hoàn toàn chữ phồn thể thành giản thể. Cái trò chiết tự ghép tự gì đó, tức nghĩa trực quan của hình vì thế cũng biến mất. Chữ là ký hiệu giao tiếp, càng giản tiện và càng vươn đến trừu tượng thì càng biểu đạt sâu sắc tư tưởng chứ không phải cứ mãi nhìn hình đoán nghĩa một cách trực quan trẻ trâu, ông Xuân và các ông sùng cổ ạ.
Bây giờ thì hãy hình dung nếu Việt Nam vẫn giữ truyền thống dùng chữ Hán hay Nôm thì sao?
Một là, trong quá khứ, nhờ chữ Hán chỉ giới hạn trong giới khoa cử Nho học chứ nếu rộng ra thành chữ viết cho toàn dân, thì tôi tin chắc suốt cả ngàn năm Bắc thuộc ấy, tiếng Việt đã bị Hán hóa 100% chứ không chỉ 70% như hiện nay. Không chỉ bị Hán hóa ở từ ngữ và trên mặt chữ viết mà còn bị Hán hóa luôn cả tiếng nói. Nhiều dân tộc trên đất Trung Quốc đã bị như vậy. Chữ viết đóng vai trò tác động ngược lại âm thanh, gọi là chuẩn hóa, thực chất là khống chế tiếng nói thành một âm thanh chung. Không chừng đến lúc người Việt đọc theo âm người Hán cho sang? May mà hơn 90% người Việt bị mù chữ, và vì nhờ mù chữ đông như vậy mà tiếng Việt vẫn còn. Tiếng Việt còn nước ta còn.
Hai là, không có chuyện như thầy Nguyễn Huệ Chi nói (trên trang thầy Hoàng Dũng), rằng không cần biết chữ Hán vẫn đọc được chữ Nôm. Thầy bảo từng đưa bản Kiều Nôm cho dân Tiên Điền đọc, dù họ không biết gì về chữ Hán vẫn đọc vanh vách. Chuyện của thầy làm tôi nhớ thằng bé nhà tôi từng làm ông hàng xóm kinh ngạc, tưởng là thần đồng, vì mới 3 tuổi, chưa biết chữ gì mà nó vẫn lật từng trang truyện tranh và đọc vanh vách. Chỉ vì nó đã thuộc lòng sau nhiều lần tôi lật truyện ra và đọc cho nó nghe trước giờ đi ngủ. Nôm ắt phải phụ thuộc Hán chứ không có chuyện độc lập. Mà đã là Nôm, tức chỉ mượn cái vỏ Hán để ghi âm Việt thì làm gì có chuyện giữ được cái “thâm sâu” của Hán (chứ không phải Việt nhé). Cách lắp ghép, chế biến từ biểu hình đến biểu âm, ắt tính tượng hình biến mất. Hơn nữa, việc chế biến chữ Nôm sẽ không bao giờ hoàn chỉnh được, vì khó dung hòa hai thứ tréo ngoe: đem cái tượng hình để ký âm! Bằng chứng là một chữ Nôm có nhiều cách đọc rất khác nhau. Không phải cùng một bản Kiều Nôm nhưng lại được chuyển sang ký tự Latin với những âm khác nhau và gây tranh cãi sao?
Ba là, chữ viết là ký hiệu thị giác, nếu chỉ để ghi lại cái được trực quan thì rất vô nghĩa, bởi nó không thể thay thế cho hiện thực. Nó luôn có xu hướng giản tiện hóa và trừu tượng hóa để biểu nghĩa ngày càng phức tạp. Chữ tượng hình có ưu thế quy về trực quan nhưng rất hạn chế biểu đạt sự trừu tượng, trừ phi nó phải được cải biến đến mức xóa bỏ hẳn sự trực quan ở hình ảnh ban đầu. Trực quan chỉ là trình độ trẻ con, có gì phải tán dương? Việc thầy Huệ Chi nói Derrida ca ngợi chữ Hán là không đúng. Derrida chỉ dùng chữ tượng hình để phản biện siêu hình học về sự hiện diện, từ Aristotle đến Saussure.
1) Chữ viết không là ký sinh của âm thanh mà tồn tại độc lập so với âm thanh. Chữ tượng hình là bằng chứng.
2) Không thể nói âm thanh gần với tự nhiên hơn mà chính chữ viết, cụ thể là chữ tượng hình, gần với tự nhiên hơn.
3) Cho nên, nói tính võ đoán của ngôn ngữ chỉ đúng cho tiếng nói hoặc chữ viết ghi âm, không đúng cho chữ tượng hình. Cuối cùng Derrida cũng chỉ rõ, ngôn ngữ dù muốn hay không cũng là cái ảo, tức huyền thoại. Trò chơi ảo này luôn có xu hướng vươn đến tự do và khác biệt (differance), tức thoát ly khỏi hiện thực trực quan hay cái được biểu đạt tiên nghiệm ban đầu. Do đó chữ ghi âm sẽ chiếm ưu thế, vì nó thoát khỏi trực quan để vươn đến trừu tượng cao nhất!
Kết luận, dùng ký tự Latin cho chữ viết tiếng Việt là lựa chọn khôn ngoan để đi đến tiến bộ văn minh nhanh nhất mà những nhà cách mạng tiên phong đã làm, khỏi phải bàn cãi nữa. Nhờ ký tự Latin mà chữ quốc ngữ mới ghi lại trung thực tiếng mẹ đẻ, thoát Hán Nho để phục sinh tinh thần Việt, và từ cái chữ viết mới này, toàn dân thoát nạn mù chữ nhanh nhất và tiếp cận với văn minh hiện đại phương Tây nhanh nhất. Không có chữ Latin, không có văn chương nghệ thuật và khoa học hiện đại đầu thế kỷ 20 đến nay. Tóm lại một câu, chữ quốc ngữ đã giải ngu cho người Việt. Chỉ có kẻ ngu mới phủ nhận thứ chữ viết mà mình đang dùng một cách hiệu quả!
Dân Iran đã sống trong hoàn cảnh trên đe dưới búa do áp bức chính trị đã tích lũy lâu nay và khó khăn trong cuộc sống khi nền kinh tế bị trì trệ, co cụm và lạm phát lên đến 40%, rồi bất thình lình trong tháng 11 giá xăng tăng lên gấp 3 lần, nên họ rầm rộ xuống đường khắp cả nước để phản đối.
Chính quyền Iran đã cắt internet cả tuần qua, khi các cuộc biểu tình bắt đầu hôm 15/11/19. Internet vừa hoạt động trở lại, tuy vẫn còn hạn chế nhưng nhờ đó mà các videos đã bắt đầu được lộ ra bên ngoài.
Ở tỉnh Khuzestan internet vẫn chưa hoạt động vì chính quyền vẫn còn đang bắt người biểu tình và không muốn cho thế giới biết.
Các cuộc biểu tình đã diễn ra khoảng hơn một tuần qua ở hàng trăm địa điểm của Iran. Có khoảng 500 người biểu tình diễu hành về phía đài truyền hình nhà nước và bị lực lượng an ninh chặn lại. Những người biểu tình sử dụng các phuơng tiện của mạng xã hội để liên lạc và tổ chức.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết số người biểu tình bị thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh lên đến 143 người, nhiều ngàn người bị thương và hơn 7.000 nguời bị bắt giữ. Lực lượng an ninh dùng vũ khí sát thương để đàn áp họ.
Lực lượng an ninh tiếp tục nhận diện và bắt giữ các nhà hoạt động đã tham gia các cuộc biểu tình, đặc biệt là ở Tehran, Shiraz, Zanjan và Hamadan.
Viên chỉ huy về chính trị và tư tưởng của lực lượng an ninh, ông Alireza Adyani, đã mô tả cuộc đối đầu của họ với người biểu tình là “một cuộc chiến toàn diện”.
Lãnh đạo tối cao của Iran, giáo sĩ Ali Khamenei cho rằng các cuộc biểu tình nổ ra ngày 15/11 – sau khi giá xăng tăng – là một phần của âm mưu thâm sâu và nguy hiểm.
Máu đã đổ thịt đã rơi, nhất là những người trẻ, có nhiều em ở tuổi 13, 14. Nó báo hiệu cho sự suy tàn của chế độ cai trị bằng thần quyền. Thuỷ triều có lúc lớn lúc ròng nhưng biển dân chủ thì không bao giờ cạn nước.
Sáng 28.11, bà Phạm Thị Thanh (39 tuổi, ngụ phường Cát Bi, quận Hải An, thành phố Hải Phòng) cho biết gia đình đang làm đơn gửi Công an thành phố Hải Phòng đề nghị làm rõ việc con trai mình là Vũ Ngọc Tân Vương (18 tuổi, sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam) phải đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe sau 1 ngày bị giữ ở Công an phường Kênh Dương, quận Lê Chân.
Trước đó, ngày 25.11, Vũ Ngọc Tân Vương và Trần Xuân Cường (học cùng lớp với Vương) xảy ra xô xát với một bạn cùng lớp ở Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là Vũ Ngọc Thái. Sau khi sự việc xảy ra, Vũ Ngọc Thái làm đơn trình báo đến Công an phường Kênh Dương. Sáng 26.11, khi Vũ Ngọc Tân Vương đang ngồi uống nước ở cổng trường Đại học Hàng hải Việt Nam thì cán bộ Công an phường Kênh Dương đến và đưa về trụ sở, Trần Xuân Cường cũng bị đưa về sau đó.
Đến sáng 27.11, khi vợ chồng bà Phạm Thị Thanh đến Công an phường Kênh Dương thì thấy con trai và bạn được đưa lên taxi chở đến Viện Y học biển Việt Nam kiểm tra sức khỏe. Bà Phạm Thị Thanh cho biết: “Con tôi bị rách mồm, đầu sưng, lưng sưng. Khi chiếu chụp thì được chẩn đoán là sang chấn não”. Hiện Vũ Ngọc Tân Vương vẫn đang nằm điều trị tại Viện Y học biển Việt Nam.
Bà Phạm Thị Thanh trình bày: “Chiều tối ngày 26-11-2019, không thấy con trai tôi là cháu Vũ Ngọc Tân Vương (sinh năm 2001, sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam) về nhà cơm trưa, cơm tối như mọi ngày, gọi điện không liên lạc được, chúng tôi đã đến ký túc xá Đại học Hàng Hải để tìm hiểu xem có chuyện gì xảy ra thì được các bạn học cùng trường cho biêt Vương bị một số người lạ mặt đi xe máy được cho là cán bộ công an (không biết của đơn vị nào) đến bắt đi khi cháu đang ngồi uống nước ở cổng trường Đại học Hàng hải Việt Nam vào khoảng 9h30 ngày 26-11-2019.
Do không biết con trai mình đã bị cơ quan Công an nào bắt giữ và cũng không nhận được bất cứ thông tin liên lạc nào, liên hệ với nhà trường nơi cháu đang học để hỏi thông tin thì trường cũng cho biết không được thông báo gì nên chúng tôi phải lần mò đến nhiều đơn vị Công an khác nhau để tìm.
Chúng tôi đến Công an phường Đổng Quốc Bình ở gần Trường ĐH Hàng hải Việt Nam để tìm nhưng cũng không thấy con trai mình tại đây. Sau cùng, chúng tôi tìm đến Công an phường Kênh Dương, quận Lê Chân thì mới hay tin con trai đang bị tạm giữ tại đây. Chúng tôi xin gặp cháu ít phút nhưng không được các cán bộ ở đây đồng ý.
Tìm hiểu thông tin từ những bạn học của cháu cũng đang tập trung tại Công an phường Kênh Dương thì tôi mới biết cháu bị bắt giữ là vì trước đó tham gia can ngăn một vụ xô xát xảy ra trong Trường Đại học Hàng hải Việt Nam vào chiều 25-11-2019.
Chúng tôi rất bức xúc khi cơ quan Công an phường Kênh Dương tạm giữ con trai tôi nhưng lại không có bất kỳ thông báo gì cho gia đình, nhà trường để phối hợp xử lý. Đặc biệt, tại sao cơ quan Công an lại chỉ tạm giữ con trai tôi mà không tạm giữ người đã dùng hung khí đánh bạn học cũng như con trai tôi? Sự việc này có rất nhiều sinh viên chứng kiến và họ cũng đã đứng ra làm đơn trình báo tại cơ quan Công an.
Đến sáng ngày 27-11-2019, khi chúng tôi quay lại Công an phường Kênh Dương thì đã thấy cơ quan này gọi xe taxi để chở con tôi cùng một người khác đến Bệnh viện Y học biển Việt Nam để kiểm tra sức khỏe do có biểu hiện bất thường.
Lúc này tôi mới được tiếp xúc với con trai, tôi thấy cháu liên tục kêu đau, bị chóng mặt và nôn. Vùng mặt và miệng của cháu bị sương phù nề. Cháu cho biết đã bị các cán bộ Công an phường Kênh Dương ép cung, đánh đập và không cho ăn trong cả ngày 26-11-2019.
Sau khi thăm khám, tôi thấy tình trạng sức khỏe của con trai tôi có biểu hiện xấu đi, tinh thần hoảng loạn, ôm đầu kêu đau, tiếp tục nôn khan, rồi xỉu đi.
Trước tình thế nguy hiểm đến tính mạng của con trai tôi, 4 cán bộ công an phường Kênh Dương có mặt tỏ ra thờ ơ lãnh cảm, một mực đòi đưa con trai tôi ra xe taxi để chở về trụ sở công an phường.
Nhiều người dân đến khám chữa bệnh, thăm nuôi người thân đang điều trị tại đây chứng kiến sự việc đã tỏ thái độ bất bình trước hành động của các cán bộ công an phường. Chỉ đến khi các bác sĩ lên tiếng, yêu cầu người nhà đưa Vương vào phòng cấp cứu khẩn thì các cán bộ công an mới chịu buông tha.
Trong khi con trai tôi chưa biết sống chết như nào, cháu vẫn đang nằm điều trị tại bệnh viện thì đến trưa cùng ngày, bất ngờ công an phường Kênh Dương mang quyết định thôi tạm giữ hành chính đối với con tôi để trao cho vợ chồng tôi.
Tuy nhiên, gia đình không đồng ý và yêu cầu làm rõ nguyên nhân vụ việc khiến cháu Vương nhập viện cấp cứu sau 1 ngày bị công an phường này bắt giữ.
Tôi viết đơn này kính đề nghị các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ sự việc trên. Quy trình tạm giữ người của Công an phường Kênh Dương triển khai như vậy đã đúng hay chưa? Tại sao con trai tôi khi đi học trong ngày 26-11-2019 thì sức khỏe bình thường nhưng hiện nay lại phải nhập viện cấp cứu?”.
Tôi không ngạc nhiên khi 12 nhà sử-chính trị ký đơn phản đối Đà Nẵng đặt tên đường lấy tên hai giáo sĩ phương Tây: Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes. Vì lẽ đơn giản, định kiến chính trị đã từng làm cái việc thay, xóa tên đường cũ thành tên đường mới, chủ yếu đường hiện nay dành đặt tên gắn với những người có công với cách mạng.
Đọc nguyên văn cái đơn này thấy rất rõ định kiến chính trị đã ăn sâu vào trong não những người được gọi là nhà khoa học.
Trong đơn chỉ có một nội dung đúng. Đó là phủ nhận Alexandre de Rhodes là “ông tổ” của chữ quốc ngữ. Nhưng cái đúng này trẻ con cũng nói được, vì làm gì có chuyện một cá nhân sáng chế ra cả kho tàng ngôn ngữ, dù chỉ là chữ viết. Ngôn ngữ được xem là kỳ quan hàng đầu của các cộng đồng người, qua giao tiếp hàng triệu năm mà thành. Riêng chữ viết, hiện nay trên thế giới chỉ có chưa tới 10 hệ ký tự được dùng chung cho cả trăm quốc gia, dân tộc. Khi sử dụng một hệ ký tự nào đó, đố biết ai là tổ ghi hình hay ghi âm cho ngôn ngữ của dân tộc mình. Bất cứ từ điển nào cũng chỉ ghi lại những gì đã có, tức tổng hợp từ sản phẩm của nhiều người và được cộng đồng thừa nhận như một tài sản chung. Chính Alexandre de Rhodes đã nói rõ điều đó trong cuốn Từ điển Việt – Bồ – La mà ông biên soạn chứ không tự nhận mình là “ông tổ”.
Các nghiên cứu được trích dẫn trong đơn thật thừa thãi khi trẻ con cũng biết cái chân lý ấy.
Chỉ công lần đầu tập hợp biên soạn cuốn từ điển đó đã đủ vinh danh Alexandre de Rhodes và Francisco de Pina.
Chưa nói sự ngụy tạo lời của Alexandre de Rhodes, việc luận tội truyền giáo hay gián điệp cho thực dân cướp nước ta mà xóa công lao của 2 giáo sĩ này đủ thấy định kiến chính trị đã sinh ra một thứ nhãn quan phản văn hóa không nên có ở nhà khoa học.
Nếu cho việc truyền bá chữ quốc ngữ với mục tiêu xâm lược hay nô dịch mà phủ nhận sạch trơn thì có lẽ cả ngàn năm trước cha ông ta đã từ chối chữ Hán chứ không để cho đến nay nó đã Hán hóa ngôn ngữ Việt đến hơn 70%. Và cho rằng chữ Latin đã làm ta nô dịch Tây, (thực chất chỉ mượn ký tự để ghi tiếng nói của dân tộc chứ không phải như chữ Hán trước đó) thì cha ông ta đầu thế kỷ 20 đã tẩy chay hay vứt cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes vào sọt rác chứ không thể có phong trào truyền bá chữ quốc ngữ rầm rộ và ca khúc khải hoàn bởi chiến thắng của nền văn hóa mới!
Nếu vẫn giữ cái đầu định kiến chính trị như ta, có lẽ phương Tây, và cho đến nay gần như toàn cầu, cũng không dùng bảng chữ cái Latin. Bởi vì sự ứng dụng rộng rãi chữ Latin gắn liền với sự bành trướng của đế chế La Mã và việc truyền giáo của Giáo hội Rome. Nếu muốn luận tội thì đế chế La Mã và Giáo hội Rome thời trung cổ tội ác chất chồng, luận ba ngàn trang sách cũng không hết. Nhưng việc nào ra việc nấy, người Âu – Mỹ vẫn tôn trọng và biết ơn cả một nền văn hóa mà đế chế La Mã và Giáo hội Rome đã hình thành như một nền tảng thứ hai sau thời cổ đại Hy Lạp.
Sẽ thật thú vị khi nghiên cứu sâu về nguồn gốc chữ viết của nhân loại. Một điều dễ hiểu là gần như chữ viết ra đời gắn liền với hoạt động tôn giáo. Tôn giáo là hoạt động văn hóa đầu tiên của nhân loại. Nhu cầu truyền bá tôn giáo đòi hỏi phải có chữ viết để ghi chép chính xác những bộ kinh được cho là thánh truyền. Tất cả các loại chữ, kể cả chữ Hán, đều ra đời từ chép kinh. Mục tiêu này được phát triển rộng ra thành hoạt động giáo dục và diễn giải triết học, khoa học.
Nói Alexandre de Rhodes chỉ thực hiện mục tiêu xâm lăng hay truyền giáo nên phủ nhận công lao truyền bá chữ viết mới cho người Việt thì chỉ có thể là cách nói của trẻ trâu vô văn hóa, trong khi 12 người ký tên kia lại là những “sử gia” hay người giảng dạy chính trị.
Nên nhớ, chính cuộc khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã kéo theo một kết quả nằm ngoài mục tiêu thực dân. Cùng với những nhà tư sản, nhà buôn đi tìm kiếm thị trường ở thế giới mới là các nhà truyền giáo, các nhà khoa học đã khai hóa thật sự cho dân tộc các nước thuộc địa. Trong khi nhà tư sản, nhà buôn dựa vào chính quyền để khai thác thuộc địa bằng vơ vét tài nguyên vật chất, kể cả kỳ thị chủng tộc, thì chính các nhà truyền giáo, nhà khoa học tiến bộ đã mang đến cho người bản xứ những tín ngưỡng mới, khoa học tự nhiên, y học, kể cả tư tưởng tự do, dân chủ và bình đẳng.
Hàng ngàn công trình khoa học, nhân chủng học, cấu trúc luận… với tư tưởng chống thực dân, chống kỳ thị chủng tộc ra đời ngay trong lòng chủ nghĩa thực dân. Nhiều nhà truyền giáo, nhà khoa học đã lăn lộn, đối mặt với gian khổ và hiểm nguy ở các nước thuộc địa, ở vùng thổ dân hoang dã mới có những công trình vĩ đại đó. Cái di sản khổng lồ ấy đã góp phần san phẳng hố sâu ngăn cách giữa các dân tộc. Trong khi các dân tộc trên thế giới dù đấu tranh giành độc lập nhưng đều biết ơn những di sản đó, lẽ nào trừ người Việt?
Chính trị gieo rắc định kiến và hố sâu thù địch vì tính lợi ích của nhóm cầm quyền. Nhưng văn hóa thì khác. Với những giá trị tinh thần, văn hóa đi tìm tiếng nói chung và hóa giải quan hệ thù địch. Một nền chính trị tốt phải dựa vào nền tảng văn hóa chung, nếu chỉ nhìn kẻ khác bằng con mắt thù địch thì muôn đời chẳng sống được với ai. Độc lập theo cách tự cô lập thì chỉ có thể là một dân tộc bệnh hoạn trước khi tự sát.
Không ngẫu nhiên mà các bộ sử cổ đều ghi công Triệu Đà về việc tạo ra thuần phong mỹ tục, ghi công Sĩ Nhiếp về chữ viết và nền văn hóa Hán học. Không hiểu sao, đến thời cộng sản, các sử gia lại gạt phăng tất cả ra ngoài. Nay lại vẫn nuôi máu thù địch luôn với mấy ông Tây truyền bá chữ quốc ngữ để chứng tỏ mình có lập trường độc lập.
Trước năm 1975, Việt Nam cộng hòa đặt tên đường Quang Trung Nguyễn Huệ và các danh tướng triều đại Tây Sơn, họ cũng đặt tên đường Gia Long Nguyễn Ánh, Tự Đức, Minh Mạng và các bậc khai quốc công thần của nhà Nguyễn. Cách làm đó có ý nghĩa sâu sắc trong việc hóa giải quan hệ thù địch trong quá khứ để hướng tới hòa điệu trong tương lai.
Tôi chỉ cần nói vậy đủ thấy 12 sử – chính trị gia kia, trong đó có những người là bạn thân của tôi, tự thấy mình ở trình độ nào so với văn hóa của nhân loại và của cha ông.
Chiều ngày 27/11/2019, Tòa án Nhân dân Tỉnh An Giang đưa ông Trần Thanh Giang ra xét xử theo thủ tục hình sự sơ thẩm với tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCNVN” theo điều luật 117, Bộ luật Hình sự 2015. Vụ án được thực hiện theo thủ tục xét xử kín.
Ông Trần Thanh Giang sinh năm 1971, nguyên là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, cư trú tại Chợ Mới, An Giang. Ông bị bắt giữ và khởi tố hình sự vào ngày 23/04/2019. Quá trình xét xử, công tố đề nghị mức án từ 7 – 9 năm tù và không đề nghị kèm thêm hình phạt quản chế.
Chiều cùng ngày, tòa án đã tuyên xử Ông Trần Thanh Giang có tội và chịu hình phạt 8 năm tù. Sau lời tuyên án, ông Giang đã lớn tiếng phản đối cho rằng “Phiên tòa không có dân chủ” và chỉ vị chủ tọa phiên tòa, ông nói “Hôm nay anh xử tôi, ngày mai nhân dân sẽ xét xử anh” …
Xét xử kín là thủ tục tố tụng khá đặc biệt. Theo quy định, thường chỉ áp dụng trong trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự. Tuy quyết định thủ tục xét xử kín, nhưng lời tuyên án vẫn phải là công khai. Tòa án không công bố toàn bộ bản án, mà chỉ công bố phần quyết định.
Thời gian gần đây, trong khi hầu hết các vụ án hình sự thuộc nhóm tội an ninh quốc gia đều được xét xử công khai, thì tòa án An Giang quyết định thủ tục xét xử kín đối với vụ án ông Trần Thanh Giang là trường hợp rất hiếm hoi và đầy ẩn ý. Tuy vậy, cũng cần ghi nhận việc tòa án cho phép ba người thân trong gia đình ông được tham dự phiên tòa trực tiếp ngay trong khán phòng xét xử.
Về đời tư, hoàn cảnh ông Trần Thanh Giang khá bi đát về hôn nhân lẫn điều kiện kinh tế.
Theo lời một vị chức sắc tôn giáo, ông Trần Thanh Giang được cho là một nhà hoạt động tự do tôn giáo khá ôn hòa, lặng lẽ và kín tiếng với truyền thông. Kể cả việc ông bị bắt giữ, khởi tố vào hạ tuần tháng 04/2019 và đến nay, khi ông bị đưa ra xét xử thì cũng không được mấy ai trong công chúng biết đến, ngoại trừ một số ít người biết đã góp tiền xăng cho luật sư đi lại hầu tòa ở TP.Long Xuyên.
Có thể nói, giữa những ồn ả cuộc đời, ông đã chọn cách hoạt động theo nét riêng của mình. Với công chúng, ông là một người tù thầm lặng.
* Nguồn thông tin bài viết căn cứ vào phần tuyên án công khai, từ gia đình và những người biết ông Trần Thanh Giang.
Họ bảo chữ quốc ngữ là công cụ của thực dân đô hộ. Vậy thế vacxin người Pháp mang sang có phải là công cụ đô hộ không? Dân tộc mình làm cách nào để chống chọi lại những đại dịch bệnh lịch sử, khi không có những thứ gọi là “công cụ đô hộ” ấy? Có nên xoá luôn những tên đường Yersin hay Pasteur đi cho nhất quán không?
Sài Gòn chấp nhận những cái tên Pháp còn Đà Nẵng thì nhất định không. Lý giải thế nào để thoát chủ nghĩa cục bộ và đỡ bất nhất trong suy nghĩ? Nếu cứ để như thế thì Sài Gòn hay Đà Nẵng, ai yêu nước hơn ai? Cần phải có câu trả lời.
Qua nhiều sự việc liên quan tới văn hoá, lịch sử, danh nhân,… nổi cộm những năm gần đây và các phát ngôn muốn “té ghé” của một số tiến sĩ, có vẻ như khoa học xã hội đang truyền giảng tại Việt Nam ngày càng có xu hướng trở nên một thứ gì đó cực kỳ khó hiểu, khó định nghĩa, khó gọi tên, khó truyền đạt và khó hấp thu. Mà vốn dĩ, đã mệnh danh là khoa học thì phải tìm cách đơn giản hoá vấn đề một cách tối đa có thể.
Nhưng nó ngày càng ngoắt nghéo, ngoằn ngoèo, rối rắm, chồng chéo, phức tạp,… Hứng lên, nó có thể phức tạp tới mức người uyên bác nhất cũng chẳng có đường mà luận. Tụt mod, nó có thể ngẩn ngơ tới mức tiền hậu bất nhất, nay đúng, mai lại sai.
Thầy tâm huyết thì chẳng biết truyền giảng ra sao còn trò thì cố công cũng chẳng thể lý giải cách nào cho logic và phù hợp với thực tế. Thầy nhìn trò rồi trò lại nhìn thầy, thế là thống nhất chung một quan điểm mang màu sắc tư duy những năm 50 của thế kỷ trước để hoàn thành công việc cho phù hợp với hoàn cảnh và đảm bảo an toàn. Người không biết nhìn vào thì có vẻ khoa học, đạo mạo nhưng thực ra đó giống như một kiểu bảo nhau mất phương hướng và tụt hậu tự thân.
Cứ vậy nó chồng lên nhau, lợi ích gối lợi ích, quan hệ gối quan hệ, nể nang gối nể nang, thế hệ này chồng lên thế hệ khác với những lập luận nghe mà muốn giật mình. Thấy sai không dám phản biện, thấy đúng chẳng dám tôn vinh, thấy bình bình thì lại chê nhàn nhạt.
Hệ luỵ ấy rất đau khổ cho các thế hệ sau. Khoa học chẳng ra khoa học dẫn tới không thúc đẩy được sáng tạo. Chỉ thấy màu trắng mờ nhạt của một nền văn hoá khi đứng chung với bạn bè quốc tế. Chỉ thấy một màu xám khổ đau của sự chia rẽ, phân ly. Chỉ có nét đậm nhất là màu đen của lằn ranh giữa lý luận và thực tiễn là gần như không thể nào phá bỏ.
Đời sống phát triển thì xã hội ngày càng phức tạp. Nhưng đen đủi thay, sự nghiệp giảng dạy khoa học xã hội hiện tại không giải quyết được những vấn đề trong thời buổi mới mà vẫn loanh quanh tạo ra những xung đột về nhiều thứ đã cũ. Đào tạo cho ra những lớp người mới nhưng tư duy hệt những năm 45 giữa thời buổi công nghiệp 4.0 đang lao như vũ bão về phía trước. Nó tạo ra một khoảng hụt hẫng cho người Việt đối với thế giới tiến bộ. Khoảng hụt hẫng ấy hiển hiện rõ trên từng gương mặt, trong ánh mắt của người Việt khi nhìn những thiết bị, đồ dùng thường nhật của thế giới văn minh như những thứ thần kỳ, chẳng thể nào lý giải.
Rồi lớp sau lại vô thức chồng lên lối mòn của lớp trước. Lại vẫn coi những thứ như Facebook, Youtube hay Iphone là công cụ xâm lăng của thực dân. Lại phủ nhận đi những thành quả & công sức của nhân loại tiến bộ. Lại cũng với lý luận ấy mà tiếp tục bảo nhau lỗi thời ngay trong giảng đường đại học.
Không tìm cách thay đổi cật lực, logic hơn, tiệm cận thực tế hơn trong giảng dạy khoa học xã hội, chính nó sẽ tạo ra những lớp người đóng cánh của của Việt Nam với nhân loại tiến bộ. Không những vậy, nó còn tạo ra xung đột trong ý thức gây chia rẽ sâu sắc cộng đồng mà kẻ thiệt thòi duy nhất là hậu thế và tương lai sẽ trở nên một bộ lạc nhiều tuổi nhưng ngây thơ trong thời buổi số hoá toàn cầu.
Quay trở lại Bệnh viện Phụ nữ, nơi giết chết hai sản phụ và làm hôn mê một sản phụ khác, nơi mà ĐBQH “kền kền” Ngô Thị Kim Yến đang ra sức “bảo kê”. Nguyễn Bá Thanh lập Hội Bảo trợ Phụ nữ nghèo và Trẻ em bất hạnh, theo mô hình của TP HCM vào ngày 8/11/2002, tất nhiên Thanh là Chủ tịch Hội.
Ấp ủ giấc mơ quyên tiền của thiên hạ, xây BV cho vợ mình cai quản ở trong tầm tay. Bệnh viện Phụ nữ khánh thành ngày 19/5/2009, kinh phí 90 tỷ đồng, hầu hết tài sản của BV Phụ nữ đang quản lý, sử dụng như đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị y tế… đều là tiền dân góp, cộng với tiền ngân sách do Hội Bảo trợ mua sắm, đứng tên chủ sở hữu. Thế là Hội lập ra Cty TNHH MTV Bệnh viện Phụ nữ, do Nguyễn Thị Vân Lan làm chủ tịch HĐTV.
Theo báo cáo số 2989 ký ngày 16/12/2016 của Sở Tài chính TP, cho thấy, năm 2008, UBND TP ứng từ ngân sách 35 tỷ đồng để xây bệnh viện. Năm 2010, Trần Văn Minh mới hợp thức hoá bằng Quyết định 9198/QĐ-UBND cấp 35 tỷ cho Hội Bảo trợ.
Giai đoạn 2007-2008, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP ép mỗi hộ dân góp ít nhất 50.000 VNĐ, mỗi hội viên phụ nữ góp 100.000 VNĐ để xây dựng bệnh viện. Tổng số tiền góp được là 39,6 tỷ. Còn các tập đoàn, công ty, ngân hàng, tổ chức từ thiện… thì nhiều lắm, riêng Vinacapital đã ủng hộ 1 triệu đô la, theo hồ sơ chúng tôi có được.
Sau khi “kền kền” Vân Lan “kiếm” được một khách sạn 7 tầng trên đường Trần Phú và hai căn biệt thự ven biển trị giá hàng trăm tỷ, bà ta xin thôi chủ tịch Hội Bảo trợ. Huỳnh Văn Hoa, cựu Bí thư các cơ quan Dân chính Đảng, lên thay. Nếu ỏi ông về tài chính đầu tư bệnh viện ra sao? Ông ta chịu, không biết, vì không có hồ sơ bàn giao.
Mang tiếng “Bệnh viện phụ nữ nghèo” nhưng giá dịch vụ y tế hầu hết đều cao hơn từ 10 đến 20 lần so với giá dịch vụ ở bệnh viện công lập và cao gấp 2 lần so với Bệnh viện tư nhân Tâm Trí, Hoàn Mỹ. Và bệnh nhân vào đây, không thể là dân nghèo.
Thông tư liên bộ số 08 ngày 5/6/2007 của Bộ Nội vụ và Bộ Y tế, thì bệnh viện này có 50 giường hạng II, tương ứng khoảng 55-71 lao động, nhưng Lê Thị Kim Quý tuyển 105 người. Lương họ lãnh cao ngất ngưỡng, người thấp nhất 10 triệu, có người lương cao khoảng 50-60 triệu.
Theo các bác sĩ từng cộng tác ở đây, lãnh ròng là không đếm xuể. Số tiền này vào túi ai? Túi cô y tá Nông trường sông Kôn, Quảng Nam ngày nào, Lê Thị Quý chứ còn ai khác.
Hốt bạc, được miễn thuế hoàn toàn. Vậy mà biên bản làm việc ngày 28/12/2016 của Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Tài chính TP chủ trì, có nội dung:
– Năm 2009 và 2010, bệnh viện lỗ hơn 6,9 tỷ.
– Từ năm 2013 đến 2015, bệnh viện chỉ lãi… 2,4 tỷ (!)
Bù lãi sang lỗ đến 31/12/2015 còn lỗ hơn 5,2 tỷ đồng.
Lê Thị Quý còn chỉ đạo lập quỹ “khấu hao tài sản” hàng tỷ đồng, trong khi quy định của Bộ Tài chính thì, tài sản cố định của nhà nước cấp, không cần quỹ khấu hao.
Tài sản của nhà nước, của dân, bỗng chốc rơi vao tay gia đình Nguyễn Bá Thanh.
BV Phụ nữ đến nay đã “thuê mướn” ba đời Giám đốc. Tiến sĩ Phan Gia Anh Bảo, người được Nguyễn Bá Thanh cho 2 lô đất, Lê Thị Quý trả lương 60 triệu/tháng, cũng không chịu được tính khí gia trưởng, áp đặt và can thiệp vô lối… của bà Quý, nên xin bỏ bệnh viện mà đi.
Giám đốc thứ hai là bác sĩ Võ Xuân Phúc và người thứ ba mới đến năm 2019 là Phạm Chí Kông, cũng vậy.
Đến Bệnh viện Ung thư của chồng Nguyễn Bá Thanh
Sau khi lo cho vợ có “cơ ngơi” ổn định, hái ra tiền, là BV Phụ nữ, Nguyễn Bá Thanh tính tiếp công việc cho mình khi nghỉ hưu với cái chức Chủ tịch Hội “Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh”. Gọi tắc là Hội Bảo trợ.
Nguyễn Bá Thanh bắt đầu “đánh” vào lòng trắc ẩn của nhân dân và sự cả tin của những lãnh đạo cấp cao, bằng thư kêu gọi xây dựng Bệnh viện Ung thư cho khu vực miền Trung. Nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức thiện nguyện trong và ngoài nước ồ ạt ủng hộ tiền và trang thiết bị. Trung ương cũng nghĩ đây là mô hình BV nhà nước, nên sẵn sàng cho kinh phí.
Như vậy kinh phí xây dựng bệnh viện từ nhiều nguồn, gồm: ngân sách, trái phiếu Chính phủ và đóng góp của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các hộ dân đóng góp trước đó.
Ngày khánh thành 19/01/2013, có nhiều Uỷ viên Trung ương tham dự. Điều bất ngờ là BV không trực thuộc Sở Y tế quản lý. Nguyễn Bá Thanh giao BV về Hội Bảo trợ quản lý. BV từ tiền của nhà nước và nhân dân, BV ngày nào tuyên truyền “từ thiện” cho người bệnh ung thư miền Trung, nay trở thành Cty TNHH MTV do tư nhân quản lý, với ngành nghề kinh doanh là hoạt động bệnh viện, dịch vụ y tế, theo Luật doanh nghiệp.
Chủ tịch HĐQT Công ty là bà Nguyễn Thị Vân Lan. Bà Lan sinh 17/9/1950, quê Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam. Bà Lan từng học cao cấp chính trị đảng Cộng sản, ĐBQH khoá 11, Ủy viên Ủy ban đối ngoại QH; cựu Ủy viên BTV Thành uỷ, chủ tịch Hội LHPN Đà Nẵng. Vân Lan là “tay hòm chìa khoá” số 1 của Nguyễn Bá Thanh.
Ngày 2/7/2014 Sở Tài chính báo cáo tổng kinh phí xây dựng công trình + thiết bị là 1.305 tỷ.
– Ngày 8/7/2014, Tờ trình của UBND TP cho biết, kinh phí xây dựng BV từ ngân sách trung ương và địa phương là 1.104,9 tỷ.
– Ngày 01/6/2015, Báo cáo số 1012 của Sở KH-ĐT gửi UBND TP lại đưa ra con số khác: Tổng mức đầu tư BV là 1.448 tỷ đồng, trong đó, nguồn vận động từ các tổ chức, nhân dân góp là 95 tỷ 570 triệu, còn lại 1.352 tỷ 430 triệu là do ngân sách nhà nước rót.
– Ngày 01/6/2015, báo cáo của Hội bảo trợ Phụ nữ và trẻ em cho thấy: tổng vốn đầu tư là 1.596 tỷ 822 triệu VNĐ. Tổ chức và nhân dân góp 505 tỷ 036 triệu; ngân sách rót 1.091 tỷ 785 triệu. Những con số mập mờ và không ai giám sát. Tiền ngân sách chi ra, mà không ai nắm rõ, thật vô lý và khôi hài.
Hoạt động từ 19/01/2013, BV báo cáo kinh doanh năm 2013 lỗ 26 tỷ, năm 2014 lỗ 20 tỷ. Trong khi đó, mỗi năm, ngân sách TP chi cho bệnh viên 20 tỷ để trả lương cho đội ngũ y bác sĩ và quản lý.
Ngày 21/5/2015, Hội Bảo trợ báo cáo TP, suốt 12 năm (từ 8/11/2002) thành lập Hội, quỹ tiền kêu gọi được là 279 tỷ.
Ngày 01/6/2015, Hội lại báo cáo là số tiền kêu gọi được cho BV Ung thư là 504 tỷ 600 triệu VNĐ.
Báo cáo cho biết:
– Doanh thu năm 2014 là 110 tỷ 155 triệu (có một báo cáo khác ghi 113 tỷ 886 triệu). Tổng chi hết 130 tỷ 155 triệu. Thiếu đúng bằng số tiền 20 tỷ của TP hỗ trợ.
Mô hình BV không giống ai, tài chính nhập nhằng, mập mờ, không minh bạch… là hiện trạng nhức nhối dư luận xã hội. Nhân dân phẫn nộ, ngân sách TP “hỗ trợ” BV tư nhân lại càng sai luật. Thu hồi BV về cho nhà nước, thì gặp phản ứng quyết liệt của “kền kền” Nguyễn Thị Vân Lan và bộ sậu trong Hội Bảo trợ của bà ta.
Trước sức ép của dư luận xã hội, chịu hết nổi, ngày 15/8/2015, UBND TP ra quyết định số 5898/QĐ-UBND sẽ công lập hoá, đổi tên thành BV Ung bướu từ ngày 1/9/2015 và tiếp nhận nguyên trạng tổ chức bộ máy, người lao động, trụ sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính, tài sản của Bệnh viện Ung thư từ Hội Bảo trợ và giao về Sở Y tế quản lý.
Thông báo số 208/TB-VP ngày 20/8/2015 của Văn phòng UBND Thành phố, trong đó có nội dung chấm dứt hoạt động của Công ty TNHH MTV Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng. Chủ tịch TP đề nghị Hội Bảo trợ giao cho UBND TP 47 sổ đỏ của 47 lô đất, mà Hội Bảo trợ đã chi 37 tỷ VNĐ để mua.
Theo báo cáo của Giám đốc Sở Tài Chính, số tiền các “mạnh thường quân” trong và ngoài nước tài trợ cho BV qua tài khoản của Hội Bảo trợ, còn chưa chuyển sang BV là 187 tỷ. Tiền tại tài khoản BV là 40 tỷ đồng. Hội Bảo trợ chỉ nộp lại cho Sở Tài chính 147 tỷ. Còn BV thì không nộp lại.
Ngày 31/8/2015, một ngày trước khi giao BV cho nhà nước, GĐ Bệnh viện Trịnh Lương Trân (cựu GĐ Sở Y tế) đã ký chuyển 37 tỷ 200 triệu VND cho Ngân hàng Liên Việt, nội dung “trả lại tiền tài trợ”.
Người ta cho vô điều kiện, sao không xài lại trả? Sau này bị khởi tố, “kền kền” Trân khai với Cơ quan CA, rằng do Nguyễn Thị Vân Lan, chủ tịch Hội Bảo trợ, chỉ đạo. Ý kiến của bà Nguyễn Thị Hường (cựu Bí thư đảng uỷ, GĐ sở Tài chính) chủ tịch HĐQT Cty MTV Bệnh viện Ung thư cũng nhất trí. Trân bèn chỉ đạo Hồ Thị Diễm Phương, kế toán trưởng BV, cũng là “bồ nhí” của Nguyễn Bá Thanh, chuyển tiền trả Ngân hàng.
Con số 37 tỷ mà bọn chúng xem như ổ bánh mì, không cần dùng thì ném trả. Mà tiền ngân hàng tư nhân, cho bệnh nhân ung thư, có cho bọn chúng đâu. Thì ra, những “con kền kền” không ăn được, cũng không muốn con khác mới đến, xơi mồi.
***
Dư luận nhân dân Đà Nẵng kêu gọi “con kền kền” Lê Thị Quý nên từ bỏ lòng tham, trả BV Phụ nữ về cho dân, giao UBND TP quản lý. Các cấp chính quyền Đà Nẵng cũng phải mạnh tay ra quyết định thu hồi, như đã thu hồi BV Ung thư, trả nó về công lập và chịu sự giám sát đồng bộ của ngành y tế và chế tài của pháp luật. Có như thế, những cái chết oan nghiệt của phụ nữ thai sản như vừa qua, mới thôi xảy ra.
Chúng tôi chỉ chuyển tải một phần nhỏ, những thông tin có được từ đồng bào, những người đóng BHXH và BHYT, về bọn người khoác áo blouse nhưng đã bán mình cho quỷ sứ. Nhiệm vụ “giăng lưới” những “con kền kền” là trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra, của Thanh tra và cơ quan CA… chứ không phải của người cầm bút. Có như thế, may ra, chúng mới không còn ăn trên những… xác người, và những công dân vô tội mới không còn phải trải qua những cái chết “đúng quy trình”.
Câu chuyện về “lũ kền kền” trong ngành y tế Đà Nẵng, ở Hội Bảo trợ Phụ nữ nghèo và Trẻ em bất hạnh, ở “Thần tượng” Nguyễn Bá Thanh và gia đình, sẽ không bao giờ kể hết trong phạm vi những bài báo. Chỉ riêng với “Thánh Ba”, ai có lương tri cũng đã đủ giật mình, kinh sợ. Thủ đoạn mị dân thâm hậu đến tuyệt chiêu, mưu sự độc ác và khát máu, tham lam và dục vọng không bến bờ… Dùng quyền lực để sắp xếp cả ngàn đệ tử dưới quyền, răn đe, đối phó, khủng bố, ăn trên mồ hôi, nước mắt và cả máu của những người dân lao động vốn nghèo khổ, khốn cùng.
Ra tay tàn bạo với ai chống lại mình, thu phục hàng trăm cây bút “lưu manh” ngợi ca, tuyên truyền, xây kịch bản nâng bi và vẽ cho ra một bức “chân dung thần tượng” là tận cùng của khốn nạn.
Kỳ thị tôn giáo, lôi kéo cả bậc chân tu trụ trì Linh Ứng tự, phải đắc tội với Trời, Phật khi tiếp tay cho mình rửa tiền qua cửa thiền môn… như “lãnh chúa miền Trung” đã làm, là điều đất Trời không dung thứ.
Thần tượng là ca sĩ, nghệ sĩ, chính trị gia… nhiều lắm. Hàng ngàn nam thanh nữ tú có thể dầm mưa để đón “thần tượng” ca sĩ, diễn viên điện ảnh của mình xuống sân bay, cũng gấp trăm lần con số như thế, sẽ khóc ngon lành khi “thần tượng” bỗng nhiên chết.
Tội ác như Dung Hà, Năm Cam cũng có người thần tượng. Dân lao động TP HCM cũng từng thần tượng Bí thư thành uỷ Đinh La Thăng.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Trung tướng AH LLVT Phan Văn Vĩnh… ăn không chừa thứ gì, bảo kê tội phạm, cũng khối kẻ một thời thần tượng.
Một cục gạch vô tri sần sùi rơi ra từ hố xí, ai lỡ nhìn cũng thấy buồn nôn, ghê sợ. Nếu đem nó ra ven đường, nơi ngã ba, ngã tư, thắp vài cây nhang, mọi người đi qua, lại khép nép, cúi đầu. Bạn che tạm thêm cho cục gạch một miếu thờ, khối người đến kính cẩn, nghiêng mình sụp lạy. Nếu được những cây bút “lưu manh” bịa ra lai lịch “cục gạch” ra sao? Đến từ đâu? Nó giúp ích cho đời, nó thần bí, linh nghiệm thế nào, rồi đưa lên mặt báo, bảo đảm khách ba miền Bắc – Trung – Nam sẽ đổ về hành hương và cúng dâng tiền công đức.
“Thần tượng” ở đất nước này, dạng đó, nhiều lắm. Nó lừa bịp được cả đám đông cuồng tín, dại khờ, lú lẫn và ngu muội.