Việc Putin công nhận các khu vực ly khai ở Ukraine: Ý nghĩa và Ảnh hưởng
Tác giả: Florian Kellermann và Thielko Grieß
Đỗ Kim Thêm dịch
22-2-2022
***
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công nhận các nước tự xưng Cộng hòa Nhân dân Luhansk và Donetsk là các quốc gia độc lập. Các “nước Cộng hòa” do phe ly khai thân Nga kiểm soát có thể yêu cầu được kết nạp vào Liên bang Nga.
Trước sự chứng kiến của các nhà lãnh đạo ly khai Ukraine và ống kính của truyền thông, Putin đã ký một “Thỏa thuận Hữu nghị” với các phe ly khai. Ngay trong tối hôm đó, Putin đã ra lệnh triển khai quân đội đến cái gọi là “Cộng hòa Nhân dân”.
Ý nghĩa việc công nhận
Cho nên tiến trình hòa bình theo Hiệp ước Minsk sụp đổ vì Nga công khai vi phạm. Do đó, theo quan điểm của Moscow, các khu vực này là độc lập. Tuy nhiên, theo luật pháp quốc tế, chúng vẫn thuộc về Ukraine, điều mà Nga không còn công nhận. Hòa ước Minsk quy định rõ rằng, các khu vực này sẽ dần được tái hòa nhập vào nhà nước Ukraine.
Biện minh của Putin
Putin đã làm một việc lạc dòng lịch sử, khi từ chối cho Ukraine quyền sinh tồn. Ukraine là một cấu trúc được Lenin khởi xướng. Đó đã là một sai lầm của những người Cộng sản ở Liên Xô khi chỉ định Ukraine là một lãnh thổ tự trị thường trực.
Việc Ukraine tồn tại và chuyển hướng sang phương Tây là một rủi ro an ninh đối với Nga. Hội đồng An ninh Quốc gia của điện Kremlin trước đây đã nói rằng, một số loại hoạ diệt chủng đang diễn ra, Ukraine sẽ muốn tiêu diệt khối dân số nói tiếng Nga ở lưu vực Donetsk. Cuối cùng, Ukraine muốn chiếm lại vùng Donbass về mặt quân sự. Để ngăn chặn điều này, Putin cho là nước Cộng hòa Nhân dân này phải được công nhận.
Tuy nhiên, vấn đề là Putin giải thích “các nước Cộng hòa” theo cách nào: Liệu Putin muốn nói tới các nước Cộng hòa Nhân dân trong hình thức hiện tại hay các khu vực mà họ tuyên bố có chủ quyền. Bởi vì đây là toàn bộ các phạm vi Donetsk và Luhansk ở Ukraine.
Diễn biến tiếp theo?
Nếu các quốc gia này được công nhận, Nga cũng có thể thiết lập quan hệ ngoại giao với họ và chính thức cho quân đội đóng ở đó. Vào buổi tối mà Vladimir Putin ký cái gọi là “Hòa ước”, Putin đã ra lệnh cho quân đội đến các khu vực ly khai này.
Có hai cách giải thích cho các phương cách của Putin: Putin công nhận hai nước Cộng hòa Nhân dân và do đó có thể thể hiện cảm giác thành công trước “công luận trong nước”. Điều này sẽ cho phép Putin giữ thể diện mà không cần khai chiến.
Cách giải thích khác là Putin nói rằng: “Các nước Cộng hòa Nhân dân” tuyên bố có chủ quyền đối với toàn bộ khu vực quanh vùng Donetsk và Luhansk, bao gồm cả các nơi hiện vẫn còn do Ukraine kiểm soát. Với lý do này, “Cộng hòa Nhân dân” giờ đây có thể bắt đầu một cuộc tấn công vào các khu vực này.
Cũng có thể ước lượng rằng, các “quốc gia” này sẽ yêu cầu được thu nhận vào Liên bang Nga. Sau đó, Nga có thể quyết định sáp nhập các vùng lãnh thổ này.
Nguy cơ chiến tranh trong tương lai?
Trong khi nguy cơ của một cuộc chiến tranh quy mô vẫn chưa được ngăn chặn, vì nhiều binh sĩ cũng như trang thiết bị vẫn còn ở biên giới và Ukraine còn bị cắt xén hơn nữa. Do đó, một trật tự an ninh chung cho châu Âu đã bị phá vỡ.
Sau năm 2008 và 2014, bất cứ ai còn tin rằng có thể theo đuổi một chính sách với Vladimir Putin, niềm tin được giả định này lại một lần nữa bị lừa dối. Nền ngoại giao của phương Tây đã thất bại. Tất cả các bài phát biểu, các cuộc thăm viếng, các bài phỏng vấn đều vô ích. Putin đang thực hiện một chính sách bằng quyền lực. Putin có quân đội và năng lượng hạt nhân trong tay. Hoà ước Minsk cũng là một di sản của Angela Merkel, đã không còn giá trị. Sự công nhận bất hợp pháp của Nga khiến cho việc Kiev nói về thêm về hiệp ước này là vô nghĩa.
Sự công nhận này của Putin từ lâu đã rõ ràng. Đó là những gì chính Putin đã nói. Điều này cũng rất quan trọng đối với bất cứ ai tin rằng, họ có thể gây ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và quyết định của Putin.
Những câu nói cuối cùng trong bài phát biểu của Putin là quyết định, trong đó có một mối đe dọa rõ ràng: “Chúng tôi, Nga, cũng có thể làm điều gì đó khác”.
Điều này vẫn có thể bao gồm việc xâm chiếm nhiều lãnh thổ hơn, hiện nay, quân đội Nga sẽ đóng quân ở các lãnh thổ ly khai công khai và không cần ngụy trang, là một điều chắc chắn.
Trừng phạt của phương Tây?
Putin dường như không bị một ấn tượng nào đối với các lệnh trừng phạt do Mỹ và châu Âu đe doạ. Putin đang quyết tâm muốn đạt được mục tiêu của mình. Mặc dù các biện pháp trừng phạt sẽ gây thiệt hại to lớn cho sự phát triển kinh tế của Nga, nhưng nếu Putin nhìn thấy một sứ mệnh lịch sử để sửa đổi cấu trúc an ninh ở châu Âu nổi lên sau sự sụp đổ của Liên Xô, thì các biện pháp trừng phạt không gây sốc cho mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét