Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

Tập Cận Bình và Vladimir Putin có phải là Đồng minh không?

 

Tập Cận Bình và Vladimir Putin có phải là Đồng minh không?

Ngụy Kinh Sinh

Lê Minh Nguyên, dịch

23-2-2022

Từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nhiều chuyên gia lo lắng về tình hình eo biển Đài Loan. Điều này lại dẫn đến mối nguy hiểm mà liên minh Trung-Nga gây ra đối với an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, làm tăng thêm lo ngại về những khó khăn trong chiến lược an ninh toàn cầu của Hoa Kỳ không thể giải quyết được – các cuộc thảo luận như vậy có thể không cần phải lo lắng.

Câu hỏi cốt lõi là, liệu Trung Quốc và Nga có thể thành lập một liên minh hay không, và loại liên minh đó sẽ là gì? Điều quan trọng hơn là liệu những lời họ cùng hứa với nhau có được thực hiện, ngay cả khi họ đã thành lập được một liên minh? Đó là một vấn đề về uy tín. Trước hết, uy tín của cả hai nước đều không tốt, đặc biệt là của Nga, quốc gia có thói quen không giữ lời hứa từ thời Xô Viết. Điều này liên quan đến bản chất tà đạo của Đảng Cộng sản, không phải là vấn đề cá nhân.

Đặc điểm chung của các loại tà giáo là đều không thừa nhận lẽ thường tình của loài người, đó là “nguyên khí của trời” mà người Trung Quốc rất thích nói đến. Những tà giáo này hoàn toàn tin rằng, chỉ có tà luật của chính họ mới là sự thật, và những con người không chấp nhận tà luật này thì không phải là con người, mà chỉ là nửa người nửa ngợm. Do đó tà giáo không có gánh nặng tâm lý để loại trừ hoặc lừa dối họ.

Một khi đã nắm quyền, tà giáo sẽ là một chính phủ chuyên quyền hoặc độc đoán với sự thống nhất của nhà nước và tôn giáo. Do đó, một chính phủ dân chủ phải là một chính phủ trong đó tôn giáo và nhà nước phải được tách biệt. Mặc dù Trung Quốc cổ đại là một chính phủ phi dân chủ, nhưng tôn giáo và nhà nước được tách biệt, một chính phủ thống nhất nhà nước và tôn giáo chắc chắn sẽ là một chính phủ phi dân chủ.

Chính phủ của Trung Quốc và Nga là gì? Một bên là chế độ chuyên quyền (autocracy) và một bên là chế độ độc đoán (authoritarianism) bán chuyên quyền. Đặc điểm của chủ nghĩa chuyên quyền và độc đoán ví như câu ngạn ngữ của người Trung Quốc: một núi không thể có hai cọp. Họ thậm chí còn là hàng xóm của nhau, may mắn là họ không đánh nhau – chỉ có kẻ ngốc mới tin rằng họ sẽ ở trong một liên minh.

Cách đây 70 năm, Mao Trạch Đông và Joseph Stalin đã thành lập một liên minh. Nhưng ngay sau đó, Trung Quốc và Liên Xô chia tay và gây chiến với nhau, khiến Mao phải quay ngoắt 180 độ và miễn cưỡng bắt tay Tổng thống Hoa Kỳ để đối đầu với Liên Xô.

Ít ra thì gian lận của Mao cũng đã được tưởng thưởng, nhờ đó ông ta đã có thể mở rộng địa bàn cộng sản, do Hoa Kỳ bán đứng miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là một chính phủ chuyên quyền, và không lâu sau đó có chiến tranh với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). CSVN đã sử dụng vũ khí và lương thực từ ĐCSTQ để chống ĐCSTQ, đây vẫn là vết thương trong lòng ĐCSTQ. Với tâm lý bị chi phối bởi chấn thương lịch sử như vậy, liệu đa số trong ĐCSTQ có liên minh thân thiện được với Nga hay không? Cả Trung Quốc và Nga đều thiếu nền tảng của công luận và chỉ có thể hình thành một liên minh lừa dối lẫn nhau.

Sau Thế chiến thứ hai, các cường quốc phương Tây trả lại toàn bộ lãnh thổ của Trung Quốc mà họ xâm lược và chiếm đóng thông qua các hiệp ước bất bình đẳng. Chỉ có Nga là không trả lại lãnh thổ mà họ có được, thậm chí không có một lời xin lỗi. Đây là sự thật mà người Trung Quốc đều biết, và đó cũng là thái độ cơ bản của tâm lý người Nga đối với Trung Quốc. Trong nhiều thập niên, phần lớn đảng viên ĐCSTQ cũng phẫn nộ. Đây có phải là một người bạn? Những hàng xóm như vậy có thể thành lập một liên minh không? Chỉ những người bị bại não mới tin như vậy.

Một số người nói rằng, đây là cách làm của chính trị quốc tế. Không có kẻ thù vĩnh viễn, mà chỉ có lợi ích vĩnh viễn. Điều này phù hợp với lý thuyết con mèo của Đặng Tiểu Bình (mèo trắng mèo đen không quan trọng, quan trọng là bắt được chuột). Vậy thì tại sao ĐCSTQ không tự trách mình và khôi phục mối quan hệ với Hoa Kỳ, vốn là lợi ích tốt nhất của họ? Đại tư bản của Hoa Kỳ đang khóc la đòi xoa dịu mối quan hệ. Tại sao ĐCSTQ phải giúp Nga để làm mất lòng Hoa Kỳ và Châu Âu? Ngoài ra, tại sao lại bảo đảm việc truyền máu cho Nga và nhặt những hạt dẻ nướng trong lửa ra cho những đối thủ tiềm năng của mình? Đây thực sự là một sự ngu ngốc.

Tôi đã suy nghĩ về điều đó rất lâu và tìm ra lý do của Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình. Chính nhóm của ông Tập, những người lớn lên đã hát những bài hát Nga như “Katyusha” và “Hawthorn Tree” – họ sinh ra gần gũi với Liên Xô. Họ thậm chí quỳ gối và liếm gót vì sợ hãi, bằng cách gọi người thừa kế của Liên Xô, tức Nga, là một quốc gia chiến đấu. Họ cho rằng Hoa Kỳ và châu Âu cũng giống như họ, cần phải quỳ gối và liếm gót vì sợ hãi. Bằng cách dựa lưng vào người anh cả Liên Xô này, họ cùng nhau chơi trò chơi chống lại phía dân chủ.

Họ không nhận thấy rằng Vladimir Putin là một sĩ quan KGB từ thời kỳ mối quan hệ Trung-Xô không thân thiện, không phải thế hệ hát về tình hữu nghị Trung-Xô. Putin không có thói quen quỳ gối và liếm gót ĐCSTQ, và thậm chí còn khinh thường băng trộm nịnh hót này. Trên thực tế, ông ta cũng liên tục xài Tổng Bí thư Tập, người vừa có lợi cho việc chi tiền, vừa dùng làm lá chắn. Putin thích ông Tập ngu ngơ này, người đã tự mình rơi vào bẫy của Putin, nhưng Putin hoàn toàn không có ý định giúp ông Tập chống lại phe Âu Mỹ.

Ngược lại, Tổng bí thư ĐCSTQ Tập đã ném rất nhiều tiền để giúp Putin, theo cách của một doanh nhân la to với những tuyên bố, mặc dù ông ấy mất tiền cùng một lúc. Ông Tập vẫn đang chờ bị trừng phạt cùng với Nga. Anh chàng này thực sự dưới mức bình thường. Điều đáng thương hại thực sự là hàng trăm triệu người nghèo ở Trung Quốc, bao gồm cả những phụ nữ bị bắt cóc và buôn bán ở Từ Châu, những người bị bóc lột vì số tiền lớn mà ông Tập phung phí ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét