Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

Thỏa thuận của cường quốc và bài học cho Việt Nam (Phần 2)

 

Thỏa thuận của cường quốc và bài học cho Việt Nam (Phần 2)

Ngày 22/2/2022 Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres đã khẳng định nhóm lính Nga được triển khai ở miền Đông Ukraine không phải là “lực lượng gìn giữ hoà bình”như Matxcova tuyên bố.

Thực ra, từ khi ông Putin xâm chiếm và sát nhập Crimea tháng 2 năm 2014, là bắt đầu một cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa Nga và Ukraine. Dân quân hai vùng Donetsk và Lugansk không thể chống lại được quân đội Ukraine. Lực lượng chủ chốt và vũ khí tại Donetsk và Lugansk là của Nga.

Với việc sát nhập Crimea và công khai đưa quân vào Donbass, chiếm 2 vùng lãnh thổ Donetsk và Lugansk của Ukraine, ông Putin đã vi phạm luật pháp quốc tế về biên giới hiện hành, không đếm xỉa đến chữ ký của tiền nhiệm trong Bản ghi nhớ Budapest về đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ Ukraine, chối bỏ ngay cả thoả thuận của chính ông Putin về tôn trọng đường biên giới hiện hành của Ukraine trong thoả thuận Minsk.

Các đế chế xuất hiện rồi tan biến. Nếu nói rằng Crimea và miền Đông Ukraine là lãnh thổ trước đây của Nga nay lấy lại, thì Mông Cổ sẽ đòi lại phần lớn lãnh thổ LB Nga (bao gồm Matxcova), Đông Âu và các lãnh thổ khác với diện tích lên đến 24 triệu km2; Trung Quốc sẽ đòi lại 600.000 km2 vùng viễn đông của LB Nga bao gồm Vladivostok; Người da đỏ sẽ đòi lại châu Mỹ; Anh sẽ đòi lại 35% lãnh thổ thế giới… cả thế giới không thể vẽ lại được bản đồ. Lý luận “lãnh thổ trước đây” nay tiến hành chiến tranh lấy lại là lý luận bất chấp luật pháp quốc tế, là lý lẽ của kẻ mạnh.

Ông Eltsin, tiếp theo là ông Putin, đã đàn áp bằng được sự đòi độc lập của dân tộc Cherchen cộng hoà Chechnia qua hai cuộc chiến tranh đẫm máu hoang tàn 12/1994 – 8/1996 và 8/199 – 5/2000. Nhưng ông Putin lại ủng hộ và dưỡng sinh những nước “cộng hoà độc lập” trong lòng Grudia và Ukraine. Những người điếc cũng nghe được tiếng súng mà nhận ra “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh” của các hoàng đế xâm lược và các bạo chúa độc tài.

Ông Putin tập trung khoảng 190.000 quân tại biên giới Ukraine không phải chỉ để tập trận, không phải để đe doạ, mà để hành động. Một bộ phận trong số đó đã được bố trí ngập tràn ở Donetsk và Lugansk. Hôm 22/2/2022 ông Putin đã không ngần ngại gửi một thông điệp mang tính “tối hậu thư” cho Ukraine và Phương Tây để tránh chiến tranh, với 4 điểm mấu chốt:

“Điều gì nên xảy ra để, theo quan điểm của chúng tôi, tình hình được xem xét giải quyết theo quan điểm lịch sử lâu dài, để chúng ta có thể sống trong hòa bình, không để xảy ra bất kỳ cuộc xung đột nào, đặc biệt là những cuộc xung đột vũ trang”, ông Putin nói.

“Trước tiên, theo ông, mọi người nên công nhận Crimea bị chiếm đóng là của Nga. Thứ hai, Ukraine phải tự nguyện từ bỏ tư cách thành viên NATO. Thứ ba, “giải quyết vấn đề Donbass thông qua các cuộc đàm phán và thực hiện các thỏa thuận Minsk,” nhưng điều này, theo Putin, “đã không còn phù hợp.”

“Và cuối cùng, điều quan trọng nhất, điều thứ 4. Mọi thứ đã nói ở trên có thể được lật ngược trong một giây nếu những người được gọi là đối tác của chúng tôi bơm cho chính quyền Kiev những loại vũ khí hiện đại. Do đó, điểm quan trọng nhất là mức độ nhất định về việc phi quân sự hóa Ukraine ngày nay”.

Bốn điều kiện mà ông Putin đưa ra, Ukraine khó mà chấp nhận, nguyên tắc nhất là toàn vẹn lãnh thổ. Và như ông Putin đe doạ “mọi thứ đã nói ở trên có thể được lật ngược trong một giây”.

Ai cũng biết, NATO không bao giờ dám gây chiến tranh với Nga, tổng thống Mỹ cũng đã tuyên bố rõ ràng như vậy. Trong trường hợp Nga tấn công Ukraine, Anh, Mỹ đều công khai tuyên bố không mang quân trợ giúp, chẳng những thế các nước Phương Tây đã sơ tán cả nhân viên ngoại giao và cảnh báo công dân của họ rời khỏi Ukraine. Còn Ukraine thì không bao giờ có thể đe doạ hay tấn công được Nga. Nhưng điều 4 đã cho thấy ông Putin lo sợ Ukraine có vũ khí hiện đại. Ông muốn Ukraine không có được khả năng quân sự đủ đề cầm cự được sự tấn công chớp nhoáng của Nga. Và như vậy, Ukraine luôn nằm trong thế thần phục ông Putin.

Từ năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine đã chung sống với LB Nga mà không hề có ý định gia nhập NATO. Ý định gia nhập NATO chỉ xuất hiện sau khi ông Putin xâm chiếm Crimea và sát nhập vào LB Nga năm 2014. Chính ông Putin đã đẩy Ukraine vào thế phải tìm kiếm NATO để bảo vệ lãnh thổ.

Nhưng thực chất, vấn đề Ucraine chưa bao giờ được nằm trên bàn NATO để thảo luận. Có hai điều khoản của NATO mà Ukraine khó vượt qua. Một là, NATO không kết nạp các thành viên đang có tranh chấp lãnh thổ. Hai là, chỉ cần một nước trong NATO phủ quyết là không được thông qua. Không ít các thành viên trong NATO không chấp nhận Ukraine vì quan hệ với Nga.

Nhưng bây giờ, khi ông Putin công khai đưa quân vào Donbass, thì khát vọng gia nhập NATO của Ukraine còn lớn hơn, và vấn đề gia nhập NATO của Ukraine có thể ở một tình thế khác.

Còn nói về tên lửa của NATO, thì ba nước Ban tích thành viên NATO là Litva, Latvia, Estonia nằm cạnh Saint Petersburg, gần Matxcova như Kiev. Tất cả các lý do đưa ra đều là lý lẽ của kẻ mạnh.

III. TUYÊN BỐ CỦA TỔNG THỐNG UKRAINE ZELENSKY

Sau phát biểu mang tính “tối hậu thư” của ông Putin, vào lúc 22 giờ ngày 22/2/2022, Tổng thống Ukraine Zelensky đã có bài phát biểu dưới đây.

“Dân tộc tự do của đất nước tự do!

Tôi đã hứa rằng chúng ta sẽ thường xuyên trao đổi với nhau, và quan trọng nhất là trao đổi một cách thành thật.

Hiện giờ là 22h, giờ Kiev. Như đã hứa, tôi xin được báo cáo lại tất cả các hoạt động của chúng tôi một cách rõ ràng để các bạn hiểu chính xác những gì đang diễn ra ở Ucraina và cả ở ngoài biên giới của chúng ta.

Ngày hôm qua, Liên bang Nga đã công nhận độc lập cho những thực thể hình thành tại khu vực bị chiếm đóng trên lãnh thổ Ucraina. Ngày hôm nay họ đã phê chuẩn cái gọi là “Thỏa thuận” và cho phép tổng thống Nga có thể sử dụng quân đội ở nước ngoài, nghĩa là ở Donbas, thuộc lãnh thổ Ucraina. Bằng vào việc đó, họ chính thức thay lời dối trá “chúng tôi không có ở đó” bằng “Dù sao chúng tôi vẫn ở đây”. Quyết định này được tất cả họ đồng thuận. Như thế là đã rõ, ai là bên muốn hòa bình trên trái đất này còn ai là bên muốn chia chác lại đất đai.

Với quyết định này của họ, trên thực tế Nga đã rời bỏ mọi thỏa thuận Minsk, thỏa thuận mà theo lời của họ là không có gì có thể thay thế. Còn đối với cá nhân tôi, kết thúc chiến tranh mới không thể khác được chứ không phải là cơ sở hay định dạng để đàm phán. Vì vậy, tôi sẵn sàng đàm phán cả ở các cuộc đàm phán song phương lẫn các cuộc đàm phán có sự tham gia của các nhà lãnh đạo khác. Nhưng tôi xin nhấn mạnh rằng, đối với tôi, điều quan trọng nhất là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Trước tiên, chúng tôi đã đề nghị tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc với sự tham gia của Ucraina, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức. Phần lớn các thành viên tham gia Hội nghị thượng đỉnh đều ủng hộ sáng kiến này, trong đó có tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan.

Đồng thời các đối tác của Ucraina cũng cho thấy rõ không còn con đường nào khác ngoài việc áp dụng các chế tài đối với Liên bang Nga. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông qua các chế tài đối với những thực thể khủng bố LDNR, còn Anh quốc đã công bố các chế tài khác đối với các ngân hàng và các tài phiệt thân hữu. Phía Đức cũng đình chỉ việc cấp phép đường ống dẫn khí “Dòng chảy phương bắc -2”. Cannada cũng cho biết, sẽ áp dụng chế tài với Liên bang Nga vì sự vi phạm trắng trợn toàn vẹn lãnh thổ Ucraina.

Tôi cũng xin cảm ơn mọi giúp đỡ tài chính từ Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Nhật và Ngân hàng thế giới. Đây là những nguồn tài chính để đảm bảo sự vững vàng cho nền kinh tế Ucraina.

Liên quan đến an ninh và quốc phòng.

Cho đến hôm nay, việc tổng động viên trên toàn quốc là chưa cần thiết. Hiện tại, chúng ta chỉ cần tích cực hoàn thiện quân đội và các tổ chức quân sự khác.

Với tư cách là Tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang Ucraina, tôi ban hành lệnh triệu tập quân số dự bị trong giai đoạn đặc biệt. Xin nhấn mạnh, chỉ những người thuộc lực lượng dự bị chiến đấu liên quan đến sắc lệnh này. Chúng ta cần nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu cho quân đội trong mọi bối cảnh. Trong những ngày tới, sẽ tổ chức tập huấn quân sự cho các lực lượng dự bị ở địa phương.

Chúng ta cũng cần làm việc và đóng góp cho nền kinh tế Ucraina để có thể đảm bảo một quân đội vững mạnh. Người yêu nước không chỉ là những người chiến đấu với kẻ thù bảo vệ quê hương, mà còn là những người làm việc đóng góp vật chất và tạo ra công ăn việc làm cho đất nước. Do đó, nhà nước quyết định thực thi Chương trình kinh tế yêu nước. Đây là những ưu đãi đối với nền sản xuất nước nhà. Mục đích chương trình kinh tế này hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất, giảm nhẹ gánh nặng thuế má và hạn chế thanh tra doanh nghiệp. Sự ưu đãi này nhằm thu hút nguồn lực của nhân dân đầu tư vào kinh doanh và hệ thống ngân hàng. Nhà nước cũng sẽ giảm thuế giá trị gia tăng cho xăng dầu. Mục đích của chúng ta là có một nền kinh độc lập, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng.

Đã đến lúc mọi chính trị gia đều phải trở thành nhà hoạt động chính sách. Hãy vứt bỏ mọi tham vọng cá nhân để vì lợi ích quốc gia. Tôi đã trao đổi với những người đứng đầu các đảng phái chính trị, mọi người đều hiểu rõ rằng, hiện tai, trong quốc hội chỉ cần một liên minh duy nhất – đó là liên minh quân sự: đồng lòng, đưa ra những quyết định quan trọng và nhanh chóng để có một nền kinh tế vững mạnh và nâng cao khả năng quốc phòng của đất nước. Từ hôm nay, mọi đảng phái đều đứng dưới một màu cờ – màu xanh- vàng của chúng ta.

Ngày mai, tôi sẽ gặp gỡ với 50 doanh nghiệp hàng đầu. Tất cả các doanh nghiệp này cần ở lại trong nước. Nhà máy xí nghiệp của họ nằm trên lãnh thổ Ucraina mà quân đội chúng ta có trách nhiệm bảo vệ. Do đó, các doanh nghiệp cũng có trách nhiệm bảo vệ nền kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm. Tất cả đồng lòng vực dậy và củng cố nền kinh tế. Mỗi người đều ở trên mặt trận của mình.

Đồng bào kính mến!

Ucraina là một dân tộc hiền lành, Chúng ta thích yên ổn. Nhưng nếu hôm nay chúng ta im lặng, ngày mai chúng ta sẽ bị tiêu diệt. Chờ đợi phía trước chúng ta là những tháng ngày khó khăn, vất vả. Nhưng chúng ta đã sẵn sàng. Hãy tự tin vào bản thân. Hãy tin vào đất nước và tin vào chiến thắng!

Đừng than vãn mà hãy chiến thắng!

Vinh quang Ucraina!

Volodymyr Zelensky”

22.02.2022.

(https://www.rbc.ua/rus/news/zelenskiy-zapisal-ocherednoe-obrashchenie-1645564980.html, bản dịch của Nguyễn Hồng Giang).

Về quan điểm phía Nga, truyền thông Việt Nam đã đưa nhiều, còn quan điểm phía Ukraine thì ít được nhắc đến. Để có thêm thông tin, xin giới thiệu ý kiến của Đại biện lâm thời Ukraine tại Việt Nam, bà Natalia Zhynkina – một công dân từ Lugansk của Ukraine.

Bà Natalia Zhynkina khẳng định: “Trong mọi trường hợp, chúng tôi sẽ bảo vệ đất mẹ của mình và dựa vào sự hỗ trợ của quốc tế”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét