Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

Chuyện trong nhà ngoài phố: Forbes vinh danh người dự báo “đến đầu tháng 8/2021 Sài Gòn sẽ hết dịch”

 

Chuyện trong nhà ngoài phố: Forbes vinh danh người dự báo “đến đầu tháng 8/2021 Sài Gòn sẽ hết dịch”

Dương Ngọc Thái

22-2-2022

Ngô Hoàng Anh. Nguồn: Forbes 30

Trích từ https://forbes.vn/under-30/ngo-hoang-anh/:

[…] Ngô Hoàng Anh tham gia nhóm chuyên gia công nghệ thông tin phòng chống dịch COVID-19 của bộ Y tế rồi trở thành trưởng nhóm của một team nghiên cứu xây dựng nên mô hình dự báo COVID-19 riêng cho Việt Nam. 

Mô hình có tên SEIQHCDRO đã được ứng dụng để dự báo cho hai đợt dịch lớn tại Hải Dương (1-3.2021) và Bắc Giang (5-6.2021) và kiểm tra chéo với đợt dịch tại Đà Nẵng (7-8.2020) với sai số dưới 5%. 

Cậu Ngô Hoàng Anh này, cùng với tiến sĩ Nguyễn Thu Anh và tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, là thành viên “nhóm nghiên cứu Fulbright” đã dự báo dịch ở Sài Gòn đạt đỉnh đầu tháng 7/2021 và đi xuống, kết thúc tháng 8/2021.

Đến cuối tháng 8/2021 khi bị bà con chửi bới quá, bà Thu Anh mới nói báo chí chỉ đăng một nửa dự báo và vì bà ấy đã có thỏa thuận với Sở Thông tin truyền thông, nên không thể cải chính. Nghe kỳ lạ không? Không thể cải chính nhưng đến khi thiên hạ chửi um lên thì… cải chính vô tư.

Câu chuyện “Fulbright dự báo hết dịch” là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú rất hay gặp ở Việt Nam: chính quyền nói láo (chứ còn ai tiết lộ một nửa dự báo?), nhà báo tiếp tay (chứ còn ai hâm hở đăng tin mà không kiểm chứng?), tinh hoa ngậm miệng (chứ có ai phản biện, cải chính?), dân lãnh đủ (chứ ai thi nhau chết?). Về bản chất nó không khác gì vụ Việt Á.

Hơi lạc đề, quay lại chuyện cậu Ngô Hoàng Anh. Forbes viết thêm về thành tích của cậu ấy:

Khi dịch bệnh diễn tiến phức tạp hơn tại TPHCM và cần thể hiện được cấu phần vaccine (bao gồm tốc độ tiêm vaccine và hiệu quả của vaccine), nhóm của Hoàng Anh đã kết hợp với đơn vị Mô hình hoá Dịch tễ Đại học Monash, Úc (Epidemiological Modelling Unit – EMU) để hiệu chỉnh mô hình và cho kết quả gần như trùng khớp hoàn toàn.

Để tôi viết lại bằng tiếng Việt cho dễ hiểu: chúng tôi đã dự báo sai tè le tình hình ở Sài Gòn, nhưng sau khi chúng tôi đã sửa dự báo lại cho đúng thì quả nhiên dự báo của chúng tôi đã trở nên gần như đúng hoàn toàn! Tài thật, sửa lại cho đúng rồi thấy nó đúng phóc, giống như ăn cơm xong phát hiện tự nhiên no.

Sau đó, team này tiếp tục dự báo từ giữa tháng 12/2021 đến cuối tháng 3/2022 Sài Gòn sẽ hứng một đợt dịch mới:

Nhóm nghiên cứu dự báo, từ thời điểm hiện nay đến cuối tháng 3.2022, nhiều khả năng sẽ có ít nhất một làn sóng dịch mới diễn ra. Độ lớn của làn sóng dịch này phụ thuộc hoàn toàn vào việc thực thi biện pháp phòng chống dịch của TP.HCM.

Với các kịch bản chính sách trong báo cáo dự báo này, nhóm nghiên cứu cho dự báo, từ 1.12.2021 đến 30.6.2022, số ca nhiễm SARS-CoV-2 ghi nhận được sẽ dao động từ 700.000 – 1,2 triệu ca; số ca tử vong do Covid-19 dao động từ khoảng 11.500 – 26.000; số giường hồi sức cấp cứu (bao gồm các giường ECMO, thở máy xâm lấn và không xâm lấn) cần phải chuẩn bị ít nhất là 1.700 giường.

Tình hình Sài Gòn khá ổn, tức là còn gần 40 ngày nữa mới biết dự báo này có đúng không. Ngay cả khi dự báo đúng, tác động tích cực cụ thể là gì, dự báo đã giúp người dân chống dịch thế nào? Bà Thu Anh nói rằng Sài Gòn bị nặng vậy là do chính quyền không làm theo kiến nghị đi kèm dự báo. Ủa thế thì tác động chỉ là “tao dự báo [sai] mà tụi nó không nghe?” hay còn gì nữa?

Tóm lại dự báo quá khứ sai tè le, dự báo tương lai chưa biết thế nào, không có tác động tích cực gì rõ ràng, rốt cuộc Forbes vinh danh vì lý do gì?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét