Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2021

Văn hóa (Phần 2)

 

Văn hóa (Phần 2)

Nguyễn Thông

5-12-2021

Phần 1

Hôm nay 24.11, nhà cai trị xứ này tổ chức hội nghị văn hóa toàn quốc. Sau 73 năm kể từ hội nghị lần thứ 2 (năm 1948) giờ mới chú ý tới văn hóa, kể ra khí lâu, hèn gì văn hóa xuống cấp thảm hại.

Văn hóa là khái niệm rất rộng, chứ không phải chỉ là hát hò, thơ phú, phim ảnh, kịch cọt, nhảy nhót… Nhưng nó rất hẹp bởi chỉ gắn với con người. Chưa ai nói văn hóa của lợn, của cừu bao giờ cả. Người chỉ khác con lợn ở chỗ có văn hóa. Còn người mà không có văn hóa thì chưa bằng con lợn.

Bàn về văn hóa, có ngồi với nhau cả tháng cũng chả nói được một góc, nên để khi khác, tranh cãi sau.

Tôi chỉ nhắc, muốn dân tộc, đất nước, nhân dân, cộng đồng có văn hóa thì mấy ông bà lãnh đạo cầm quyền phải gương mẫu thực hiện trước nhất. Đâu có cái thói miệng nói một đằng, thân làm một nẻo. Đó chỉ là phản văn hóa, thì còn làm gương văn hóa được cho ai.

Khuyên con người đừng tham quyền cố vị nhưng mình bám giữ chức tước bổng lộc quyền hành cho bằng được. Khuyên mọi người tiết kiệm giản dị nhưng mình tinh chơi nhà cao cửa rộng xe sang ăn ngon mặc đẹp. Đứa đệ tử chơi ngông ăn thịt bò dát vàng làm xấu thể diện quốc gia trước thiên hạ mà cũng không dám mắng nó một lời. Khuyên thiên hạ tôn trọng luật pháp nhưng bản thân mình xé luật pháp hơn xé giấy vụn. Khuyên mọi người đừng phá rừng nhưng mình trồng biểu diễn tinh cây cổ thụ, mọi người góp ý mãi vẫn không sửa, cứ bỏ ngoài tai. Khuyên cán bộ đảng viên chú trọng thực chất nhưng mình thì quấn đầy người lời xưng tụng, băng rôn, khẩu hiệu, cờ quạt…

Nói túm lại, đừng nghe các ông bà ấy nói, cứ hé mắt (hé thôi, đừng mở to, có thể sốc, nguy hiểm tới tính mạng) coi các ông bà ấy làm, có văn hóa hay không là biết ngay.

***

Phần 2

Đang lúc “toàn đảng toàn dân phấn khởi thực hiện đường lối văn hóa mới” do tổng bí thư cầm giấy đọc/trình bày tại hội nghị văn hóa toàn quốc thì xảy ra chuyện. Như dội gáo nước lạnh. Ông Trần Ngọc Thêm giáo sư tiến sĩ, thành viên hội đồng lý luận trung ương công khai lập ngôn, bảo rằng đã đến lúc cần bỏ ngay câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, khiến xã hội nhao nhác, cãi nhau như mổ bò. Lễ hay văn là một chuyện, điều quan trọng ở chỗ nó đụng đến văn hóa.

Nếu một đứa thường dân, loại trẻ trâu, du côn du kề, kẻ lê la đầu đường xó chợ, người đầu tắt mặt tối chỉ chúi đầu vào việc kiếm miếng ăn, v.v.. mà đòi bỏ lễ, bỏ cái dòng chữ khẩu hiệu trứ danh kia, thì dễ thông cảm. Đằng này từ mồm ông có học, ông hội đồng lý luận, nên thiên hạ không thể coi là lời nói gió bay.

Trong cuộc tranh cãi, sư nói sư phải vãi nói vãi hay, ông Thêm có phân trần rằng mọi người chưa hiểu hết ý tôi, chưa nghe hết điều tôi nói đã lao vào ném đá. Vâng, có thể xảy ra trường hợp như vậy. Nhưng thưa giáo sư, cũng chính ông đã nhấn mạnh chữ lễ đã kìm hãm sự phát triển, sáng tạo của con người, của người đi học, “nó xuất phát từ Nho giáo, bảo vệ chế độ phong kiến, mà chế độ này chỉ cần người dân biết lễ nghĩa, biết trên dưới là đủ chứ không cần một xã hội phát triển, dân chủ và sáng tạo” (trả lời phỏng vấn của báo VTCNews ngày 27.11). Ông nhầm to. Trình độ giáo sư mà chỉ hiểu đến thế thì bị ném đá là phải.

Thưa giáo sư Bớt, ông chỉ hiểu lễ trong phạm vi cạn hẹp nên đã nông cạn coi nó là nguyên nhân tạo ra thứ con người chỉ biết phục tùng, cung kính, cúi đầu, ngoan ngoãn, chấp nhận trật tự trên dưới cao thấp định sẵn. Lễ, theo cách hiểu của ông, chả khác gì sợi dây vô hình trói buộc, thít chặt con người vào tín điều cổ hủ. Lễ ấy đặc sệt lề thói phong kiến, không phù hợp nữa, cần phải tháo cởi, dứt bỏ, phá đi, ý ông là vậy.

Cách hiểu của ông Bớt không có gì mới. Đó là cách hiểu chung, phổ biến của người cộng sản. Họ nhân danh cách mạng, gánh vác nhiệm vụ vĩ đại đổi thay, khi họ cướp được quyền lãnh đạo, đã nhắm mắt nhắm mũi phá bỏ, triệt tiêu biết bao nhiêu thứ tốt đẹp giá trị mà họ quy là phong kiến thực dân cổ hủ, lạc hậu, đồi bại. Họ đã tàn phá một nền văn hóa tinh hoa tới tận gốc rễ, để xây dựng một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa như chúng ta đang chứng kiến.

Khi Nho giáo xâm nhập vào nước ta, nội dung ban đầu của lễ có thể như ông Thêm Bớt nói. Nhưng ông và các đồng chí của ông cần hiểu rằng bộ lọc của dân tộc đã gạn đục khơi trong, giữ những phần tốt đẹp, bồi bổ tạo dựng nên những giá trị mới từ món “hàng” nhập. 

Lễ cũng như nhiều thứ khác đều qua cuộc thanh lọc ấy, nói theo cách của mấy ông bây giờ là “áp dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam”, đã đổi mới về chất. Trải qua hàng trăm năm, cả nghìn năm, lễ không bị gói gọn vào lễ nữa mà đã thành đạo đức, văn hóa, giá trị không thể thiếu để làm người, phần không thể thiếu của xã hội tốt đẹp. Đó là chân giá trị, sâu rễ bền gốc, nền tảng. Không có nó, nhiều thứ sẽ sụp đổ, kể cả chế độ. Vậy mà đòi bỏ. Chỉ có khùng điên mới làm vậy, đề xuất vậy. 

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét