Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

“Tự do trong khuôn khổ” liệu có đúng không?

  

“Tự do trong khuôn khổ” liệu có đúng không?

Đa số các quyền tự do là có giới hạn, nhưng bản thân việc giới hạn tự do không có nghĩa là quyền tự do đó chỉ được thực hiện trong một khuôn khổ nào đó. Xét về hình ảnh, thì việc một quyền tự do trong khuôn khổ đã tức khắc là mất đi ý nghĩa tự do của nó rồi, huống gì là “tự do cao nhất” như một tờ báo trong nước từng giựt tít. 

Phải khẳng định với nhau rằng “tự do trong khuôn khổ” chưa bao giờ là một thuật ngữ pháp lý cả. Không một quy định pháp luật nào từng nhắc đến cụm từ “tự do trong khuôn khổ” hay một cách cắt nghĩa nào đó đại loại. Nếu mình không nhầm thì nghị quyết đảng cộng sản Việt Nam cũng chưa bao giờ nói như vậy. “Tự do trong khuôn khổ” vì thế chỉ có thể xem là một cách nói khái quát hoá lên về cách hiểu của quyền tự do mà thôi. Cách hiểu này làm triệt tiêu sự tự do, và ít khi nào những người sử dụng nó chịu tranh luận để làm rõ vấn đề.

Vì sao? Thử xem xét cách hiểu về cụm từ này mà hai tờ báo lớn là Công an Nhân dân và Quân đội Nhân dân từng sử dụng. Mình xin không trích dẫn lại vì có thể khiến bài quá dài. Nhưng hai bài báo nói về hai lập luận phổ biến. Ở lập luận của báo CAND thì tự do phải gắn liền với chuẩn mực pháp lý, văn hoá, giao tiếp và do vậy tự do chỉ dành cho những công dân chuẩn mực, là phần thưởng cho sự hợp chuẩn. Còn báo QĐND thì cho rằng tự do là một tuyên ngôn, và thực thi nó như thế nào thì phải xem luật nói gì đã.

Khi cần đến cơ sở pháp lý, thì những người ủng hộ “tự do trong khuôn khổ” thường viện dẫn đến các quy định của Hiến pháp, theo đó “quyền công dân có thể bị giới hạn bởi luật” trong một số trường hợp (Điều 14.2) và “việc thực thi [quyền công dân] do pháp luật quy định”. Từ đó, người ta cho rằng tuy Hiến pháp có nói về quyền công dân, nhưng Hiến pháp “trao quyền” lại cho Nhà nước để quy định cụ thể các điều kiện, yêu cầu, giới hạn của việc thực hiện quyền công dân bằng “pháp luật”. Nghe qua thì có vẻ hợp lý, nhưng nếu chấp nhận lập luận này thì cách hiểu về quyền công dân ở Việt Nam vừa không đạt được chuẩn mực tối thiểu của Liên Hiệp Quốc, vừa có vấn đề về mặt giải thích pháp luật.

Trước hết, nếu thực sự Hiến pháp trao quyền cho Nhà nước quy định các điều kiện cụ thể để thực hiện quyền công dân bằng pháp luật thì có nghĩa là chúng ta đa sa đà vào nguyên tắc “công dân chỉ được làm những gì pháp luật cho phép” chứ không phải là nguyên tắc “công dân làm những gì pháp luật không cấm”. Về mặt câu chữ, nếu đã quy định việc thực thi quyền là do pháp luật quy định, thì tại sao cần phải quy định riêng rằng giới hạn quyền “theo quy định của luật” tại Điều 14.2?

Nếu ta hiểu “việc thực hiện quyền” bao gồm tất cả các khía cạnh của việc quản lý một quyền thì đâu cần thiết phải có một quy định riêng cho giới hạn quyền. Mà nếu như một quy định với tên gọi khác như điều kiện thực hiện quyền, thủ tục thực hiện quyền… nhưng bản chất và hệ quả của nó là gây khó khăn, hay thậm chí là từ chối việc thực hiện quyền của một cá nhân nào đó, thì nó là gì nếu không phải là một quy định giới hạn quyền với tên gọi khác? Hiểu như vậy thì sẽ thấy cần giải thích điều khoản “việc thực hiện quyền theo quy định của pháp luật” khác đi. Vì nếu không sẽ dẫn đến hai điều luật thừa, thậm chí mâu thuẫn nhau.

Vậy thì phải hiểu rằng điều khoản “việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” không bao gồm các trường hợp làm hạn chế, hay gây khó khăn cho việc thực hiện quyền công dân.

Ví dụ, nếu một quy định pháp luật đặt ra điều kiện để thực hiện quyền tự do nào đó (chẳng hạn như cần phải có hộ chiếu khi ra khỏi đất nước – do đó, hạn chế quyền tự do đi lại) thì phải xem là một quy định hạn chế quyền, thay vì gọi bằng các tên gọi khác (như điều kiện, thể thức). Và vì điều kiện thực hiện quyền đó thực chất mang tính hạn chế quyền nên nó phải chịu sự điều chỉnh của quy định về hạn chế quyền (và các tiêu chuẩn mà ta có thể bàn sau). Còn lại, các quy định ó tính chất ghi nhận, bảo vệ, hoặc thúc đẩy quyền thì không cần lý do chính đáng.

Chẳng hạn như Nhà nước có thể ra một nghị định khuyến khích người dân sử dụng internet để thúc đẩy tự do ngôn luận, có thể ra một thông tư quy định trình tự xử lý các khiếu nại khi quyền bị xâm phạm, ra một chỉ thị tăng cường giáo dục nhân quyền… mà không cần phải thoả mãn các điều kiện như khi giới hạn quyền. Tương tự, người dân thực hiện quyền của họ một cách tự do và chỉ bị can thiệp trong một số trường hợp hạn hữu theo Hiến pháp và thoả đáng theo chuẩn mực nhân quyền. Người dân không cần phải có một giấy phép để nói, giấy phép để đi lại, giấy phép để hiệp hội…

Đó chính là cách hiểu đúng của tự do. Hiểu như vậy thì sẽ thấy diễn ngôn về tự do phải đảo ngược lại. Khuôn khổ là dành cho nhà nước. Lúc này “tự do” không phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật nữa mà là pháp luật phải nằm trong khuôn khổ của tự do, và để bảo vệ tự do.

Cách hiểu này quan trọng và nó xuất phát từ chuẩn mực của Liên Hiệp Quốc về các quyền tự do. Khi pháp luật nằm trong khuôn khổ tự do, tức là tự do lúc này là nguyên tắc, hạn chế tự do là ngoại lệ (trừ các trường hợp hết sức đặc biệt như tình trạng khẩn cấp mà khi thực hiện phải thật sự rõ ràng, cẩn trọng).

Đây cũng là một cách hiểu theo lẽ thường (common sense) nếu ta chấp nhận với nhau rằng con người sinh ra tự do và tồn tại trước nhà nước, tạo nên nhà nước, và sinh tồn ngay cả sau khi nhà nước bị thay đổi. Từ đó thì đúng như Marx nói, nhà nước trở thành công cụ của con người, chứ không phải là người thầy, người cha để vẽ ra khuôn khổ cho con người chạy trong đó. Tất nhiên, hoàn toàn có thể thay cụm từ “nhà nước” bằng “xã hội”, bằng “số đông” mà không làm thay đổi quan điểm trên.

Vậy thì, “khuôn khổ” của tự do nếu có chỉ có thể là trí tưởng tượng và tiềm lực của con người, chứ không phải là pháp luật. Trong cái “khuôn khổ vô tận” đó, pháp luật có thể đóng vai trò như những khu vực cấm hoặc khu vực cẩn trọng mà công dân bị hạn chế xâm phạm, xuất phát vì mục tiêu duy nhất là bảo vệ cho chính sự tự do đó.

Và chính vì vậy mà khu vực cấm cần cần phải rõ ràng, cần phải thoả đáng, và đặc biệt là cần phải nhỏ hơn sự tự do. Nếu ta tin rằng tự do cần có khuôn khổ, ta sẽ mãi đi tìm cái khuôn khổ đó và chịu sự siết chặt của khuôn khổ, và khi không có khuôn khổ thì ta sẽ hoang mang. Ở chiều ngược lại, nếu ta hiểu tự do là nguyên tắc, thì mọi hành động của chúng ta cũng đều hướng đến sự tự do và những hành vi giới hạn quyền tự do, hay nói cách khác là đè lên quyền tự do của ta và người khác, cũng sẽ được cân nhắc một cách e dè hơn.

Chính cách hiểu đó cũng giúp giải thích vì sao Liên Hiệp Quốc yêu cầu việc giới hạn quyền tự do tuy có thoả đáng cách mấy cũng không được phép xâm hại đến nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử giữa các cá nhân, và nguyên tắc tôn trọng nhân phẩm của mọi người.

Không khó để xác định lý do vì sao diễn ngôn “tự do trong khuôn khổ” vẫn phổ biến. Đôi khi chúng ta đang thay nhiệm vụ của nhà nước, lo là nhà nước không quản lý nổi. Hoặc đơn giản vì đa số thời điểm ta là số đông hưởng lợi. Các tài liệu về quyền con người truyền thống vì thế có vẻ nặng về việc làm thế nào để nhà nước quản lý được mà không vi phạm các quy định về quyền con người chứ không phải xuất phát từ việc làm thế nào để con người tự do và không xung đột.

Nó dẫn đến đôi khi ta tìm hiểu về những quy định về giới hạn quyền tự do theo chuẩn mực quốc tế thì lại phải lận đận phân tích câu chữ của từng quy định trong công ước và tranh cãi không hồi kết như thế nào là thoả đáng để đảm bảo ta “lách” được chuẩn mực. Thay đổi mục đích nghiên cứu có lẽ sẽ giúp ta hiểu hơn về tự do, cũng như thay đổi góc nhìn từ phe đa số thành người thiểu số cũng sẽ giúp ta thấy rõ sự chật hẹp của “khuôn khổ” mà ta từng ca ngợi.

Tiếc rằng những lời mời như vậy tuy chỉ là số ít so với diễn ngôn “tự do trong khuôn khổ” nhưng khi nói ra lại thường bị phê phán là dân tuý, là không chịu nghĩ cho nhu cầu quản lý của nhà nước, là bỏ qua xã hội đông đảo…

Vị thế người làm chủ đang bị lung lay

  

Vị thế người làm chủ đang bị lung lay

Ngô Anh Tuấn

30-9-2021

TRƯỜNG HỢP NÀO BẠN ĐƯỢC VÀO NHÀ NGƯỜI KHÁC?

Pháp luật không có quy định liệt kê chi tiết, bao trùm nhưng tôi có thể liệt kê sơ bộ một số trường hợp mà chúng ta có thể được vào nhà người khác, cụ thể như sau:

– Chủ nhà mời hoặc họ đồng ý cho vào;

– Vào để cứu họ hoặc cứu người khác trong tình trạng khẩn cấp khiến những người đó có thể ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe;

– Chủ nhà hoặc người ở cùng trong đó là người phạm tội quả tang hoặc trốn truy nã mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra, yêu cầu họ mở cửa mà họ không hợp tác.

Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân tại Điều 22; và không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Để đảm bảo quyền đó, các luật chuyên ngành khác có các chế định cụ thể để đảm việc thực thi quyền cơ bản ấy, bao gồm quyền khởi kiện, quyền tố cáo, quyền phòng vệ chính đáng… Điều 158, Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định về trách nhiệm hình sự của người xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác; tuỳ vào đối tượng thực hiện, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà mức hình phạt sẽ được quy định khác nhau.

THỰC TIỄN CUỘC SỐNG – MỐI NGUY HIỂM TIỀM TÀNG

Vụ việc xảy ra tại Bình Dương: Một toán người phá cửa, xông vào nhà bắt giữ người giữa tiếng khóc lóc ầm ĩ của trẻ con trong nhà mà không có bất kỳ người nào trong nhóm có lời an ủi, động viên. Ban đầu, khi vừa xem clip tôi tưởng bà chủ nhà phạm tội quả tang trốn chạy vào nhà cố thủ hoặc phạm một tội trọng lớn nên phải bị bắt khẩn cấp nhưng khi thấy người ta áp giải bà ra để lấy dịch test covid thì tôi thực sự sốc vì không thể tưởng tượng được giữa thời đại văn minh này lại xảy ra tình trạng như vậy.

Thế nhưng, trường hợp bắt người kiểu này lại không phải là trường hợp cá biệt, duy nhất! Mọi người hẳn còn nhớ là cách đây không lâu, ở Nghệ An cũng một đội quân đông không kém đã xông thẳng vào ngôi nhà mới xây, phá hủy cửa nhà chỉ để bắt một người phụ nữ đi cách ly vì nghi ngờ là F1. Bà này không những không nhận được lời xin lỗi mà có thông tin bà đã bị khởi tố vì tội chống người thi hành công vụ hay vi phạm quy định về phòng chống dịch gì đó…

Một khi bạn không được đảm bảo an toàn trong chính ngôi nhà mà mình là chủ sở hữu thì thực sự đó là một nguy cơ. Chúng ta bảo vệ pháp luật cũng là bảo vệ người dân nhưng không thể đàn áp, ép buộc trái pháp luật người này với lý do rằng để bảo vệ người khác, cho dù lý do đó có là đúng đi chăng nữa.

CẦN SỰ CÔNG BẰNG TỪ HAI PHÍA

Mọi lời giải thích trở nên thừa thải khi hành vi của bạn là sai trái. Lời xin lỗi là chưa đủ. Covid không thể là bảo bối cho mọi hành vi vi phạm chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực đạo đức. Rất nhiều người dân đã bị khởi tố vì các tội danh khác nhau trong quá trình dịch bệnh, mà chủ yếu là chống lại hoặc không tuân thủ các quy định về phòng chống dịch. Nhớ rằng, những công chức, viên chức được người dân trả tiền để thay mình làm một số công việc, họ hoàn toàn không làm không công và không có cơ chế miễn trừ mọi sai phạm của họ, trong bất kỳ hoạt động nào.

Thế nên, khi họ sai phạm, cần phải xử lý theo quy định của pháp luật chứ không thể dung dưỡng, bỏ qua, tạo tiền lệ xấu cho những trường hợp khác. Cần phải điều tra, làm rõ để nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì khởi tố vụ án mới đủ sức răn đe sự lạm quyền đang có dấu hiệu lây lan; nếu không thì cũng phải xử lý hành chính chứ vài câu xin lỗi ráo hoảnh sẽ không có tác dụng và tất nhiên, người dân không phục là điều dễ hiểu.

Pháp luật vốn công bằng. Phần còn lại là sự công băng của những người thực thi pháp luật! Có như thế thì mới lấy được niềm tin của nhân dân. Những băng rôn, khẩu hiệu được treo lên khắp mọi nơi sẽ không còn ý nghĩa khi hành động thực tế đi ngược lại với nó. Người dân cần sự công bằng, thực sự cần – và nếu như chúng ta không làm được điều đó, đừng gọi họ là chủ nữa mà hãy gọi đúng vai vế hiện tại của họ; họ là gì thì cứ gọi đúng như vậy là được…

Sài Gòn ngày phong tỏa cuối cùng

  

Sài Gòn ngày phong tỏa cuối cùng

Đỗ Duy Ngọc

30-9-2021

Nếu không có gì thay đổi vào phút chót, hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc phong toả Sài Gòn vì đại dịch. Như vậy, trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, thành phố đã trải qua 7 lần giãn cách xã hội tổng cộng 120 ngày.

Cấp độ giãn cách luôn luôn lần sau siết chặt hơn lần trước và từ 9.7 có thể xem như phong toả thành phố với mức độ cao. Thời gian theo chỉ thị 16, 16+, 16++, 16+++ đã trải qua 80 ngày. Tính đến sáng nay, bắt đầu từ ngày 26.5 thành phố đã có 380.870 ca nhiễm (gần 50% tổng ca nhiễm ca nước), chưa kể 150.000 ca bệnh chưa được Bộ Y tế chấp nhận. 

Hiện số người còn đang điều trị khoảng 35.000 bệnh nhân và đã có 14.631 người tử vong vì virus Vũ Hán. Con số người chết có thể cao hơn vì có nhiều người chết tại nhà không khai báo và địa phương không báo cáo hay kiểm soát được. Gần 15.000 người tử vong, một con số đáng buồn. Càng buồn hơn là nhiều người trong số này đáng lẽ không phải lìa đời. Họ chết vì thiếu chăm sóc, vì bệnh viện quá tải, vì thiếu thiết bị lúc đang tình trạng nguy kịch. 

Họ cũng qua đời vì không được đưa đến bệnh viện kịp thời, vì không kiếm ra phương tiện di chuyển. Và phần lớn là vì họ không được tiêm chủng vaccine khi dịch bùng lên ở thành phố bởi nhà nước thiếu chuẩn bị và lúng túng trước cơn dịch đến quá nhanh. Chính những thành tích chống dịch trong 3 đợt trước khiến chính phủ chủ quan, say sưa, tự hào với chiến thắng. 

Do vậy lúc biến thể Delta xuất hiện, lãnh đạo thiếu chủ động để có những biện pháo hợp lý và khoa học để chống đỡ. Thới gian đầu đưa ra biết bao văn bản, nghị quyết chủ trương nhưng càng làm số người nhiễm và người chết càng lúc càng cao. Cách ly tập trung là một ví dụ. Tập trung xét nghiệm là một thí dụ nữa. Đấy là những nơi biến thành ổ dịch và đưa tới con số người bệnh không dừng lại được.

Càng về sau, khi chủ trương xét nghiệm toàn diện, những địa điểm này cũng là nơi truyền bệnh nhanh nhất vì những sơ sót không đáng có của các nhân viên thực hiện. Biết bao người dính bệnh từ đây và bao nhiêu người đã chết vì những cái găng tay không sát trùng? Ai chịu trách nhiệm này? Ai hưởng tiền chênh lệch từ những cái que test? Rất nhiều kẻ có tội từ cơn đại dịch nhưng chẳng ai bị kết tội. Họ chỉ giàu thêm thôi. Còn người chết đã thành tro bụi trong lặng lẽ.

Và cũng vì sợ lây nhiễm khi xét nghiệm, hôm trước mạng xã hội, báo chí, dư luận đã phản ánh việc một phụ nữ trong chung cư ở Thuận An đã bị dân phòng, công an, cảnh sát cơ động và bí thư phường phá cửa nhà, giải chị này đi như tội phạm vì chị này không chịu đi chọc ngoáy theo yêu cầu. Trước áp lực của dư luận, tối 29.9, Ban chỉ đạo PCDB TP.Thuận An (tỉnh Bình Dương) đã tổ chức cuộc họp liên quan đến việc cưỡng chế này.

Ông Võ Thanh Quan, Bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Phú bị kiểm điểm, phê bình về cách cưỡng chế thô bạo. Ông này cũng xin lỗi nạn nhân, nhưng qua cách trình bày cho thấy lời xin lỗi không thật tâm, vẫn nguỵ biện về những hành vi sai trái của mình.

Đồng thời nạn nhân lại bị đề nghị xử phạt về hành vi không chấp hành quy định phòng chống dịch bệnh để răn đe, không để xảy ra các trường hợp tương tự. Nạn nhân cũng bị thu giữ chứng minh nhân dân, lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu người dân bỏ video và status sự việc trên Facebook cá nhân.

Thiết nghĩ, những người tham gia cưỡng chế dưới sự chỉ đạo của ông Bí thư đã vi phạm luật pháp, phá cửa xông vào nhà bắt người khi chưa có lệnh của các đơn vị chức năng là xâm nhập gia cư bất hợp pháp, xâm phạm thân thể và làm nhục người khác. Nếu biết nhận thấy lỗi lầm của mình thì lời xin lỗi có thể chấp nhận nếu nạn nhân không bị xử phạt sau đó.

Còn nếu như buộc phạt nạn nhân thì cũng phải xử tội những người vi phạm đúng theo luật pháp, nếu cần thì phải ra toà án xử. Không thể bỏ qua chuyện bằng một lời xin lỗi mà vẫn xử phạt nạn nhân được. Như thế là không công bằng. Sao phạt dân mà quan chỉ là kiểm điểm? Còn việc quay và phát tán video, chính người trong đoàn cưỡng chế quay clip và lúc đầu đưa lên để làm bằng chứng người phụ nữ này vi phạm.

Nhưng không ngờ bị dư luận phản đối. Giờ lại yêu cầu người dân không được phát tán clip này. Vụ việc đã được phổ biến rộng rãi, ai cũng đã xem và đã hiểu đầu đuôi câu chuyện, có lý do gì mà phải lấp liếm. Xoá hay không ở thời điểm này không còn giá trị chi nữa. Trong sự việc này, nếu không có báo chí, dư luận và nhất là mạng xã hội lên tiếng chắc chắn câu chuyện sẽ bị ỉm đi và nạn nhân phải cúi đầu im lặng trong uất ức. Ngày xưa trong chế độ phong kiến, dân không ngại quan to mà chỉ ngán mấy lũ sai nha, trương tuần, lý trưởng. Những kẻ đó gần dân, sát với dân nên chúng bóp cho dân lè lưỡi.

Ngày nay cũng thế, dân phòng, công an phường, lãnh đạo phường, xã là những người khiến cho dân tình chán ngán và mất lòng tin nhiều nhất. Đám đấy hay lộng quyền khi có chút quyền lực và làm khổ dân với chút uy quyền được giao cho. Khi có chuyện thì phủ bênh phủ, huyện bênh huyện, thiệt thòi lúc nào người dân cũng phải cúi đầu gánh chịu.

Trở lại chuyện giảm giãn cách ngày mai 1.10, hôm nay thành phố đang họp bàn để quyết định những biện pháp sẽ được sử dụng. Theo thông tin mới nhất sau ngày 30.9 sẽ hết các chốt trong nội đô, chấm dứt giấy đi đường. Phó chủ tịch Lê Hòa Bình đã thông báo triển khai chỉ thị.

Theo đó, thành phố sẽ tiếp tục kiểm soát dịch toàn thành, giảm ca tử vong, tăng cường hệ thống y tế và đưa sinh hoạt sang trạng thái “bình thường mới” thay vì phong toả với cách ly. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, thành phố chủ trương không mở cửa ồ ạt mà triển khai từng bước theo an toàn, có lộ trình, mở cửa đến đâu đảm bảo an toàn đến đó. Như vậy, việc đi lại của dân vẫn chưa trở lại bình thường được tuy đã không còn cấp và xét giấy đi đường.

Bởi theo Phó giám đốc Sở công an Nguyễn Sỹ Quang sẽ gỡ hết các chốt trong nội thành nhưng vẫn duy trì các chốt giáp ranh để kiểm soát dịch sau 30.9. Tuy nhiên, công an vẫn duy trì các chốt kiểm tra lưu động và có cách kiểm tra tùy theo tình hình địa bàn quận huyện. Người dân rời thành phố đến các địa phương khác phải theo sự tổ chức của nơi đi và nơi đến, không được lưu thông bằng xe cá nhân. Phó chủ tịch Lê Hòa Bình cũng lưu ý người dân phải di chuyển theo tổ chức và không tự ý đi lại giữa các tỉnh, thành phố khác.

Thành phố cho phép những trường hợp cấp thiết đi lại liên tỉnh phải theo hướng dẫn của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM.

“Người dùng xe cá nhân sẽ không đi qua được các chốt liên tỉnh. Thành phố cũng sẵn sàng đón công nhân có tham gia hoạt động sản xuất tại thành phố mà thời gian qua đã về quê, đặc biệt tại các tỉnh giáp ranh. Thành phố sẽ phối hợp với các địa phương theo quy trình để đưa công nhân về lại bằng phương tiện chung”, ông Bình nhấn mạnh và kêu gọi người dân ở lại thành phố tham gia lao động sản xuất, đảm bảo cuộc sống. Bởi khi mở cửa cho các nhà máy, công ty hoạt động trở lại, tình trạng thiếu công nhân là chuyện đáng lo.

Vaccine vẫn tiếp tục tiêm, ưu tiên cho người ở tuyến đầu và người có nguy cơ. Đặc biệt sẽ lên kế hoạch triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Theo cổng thông tin thành phố thì đến giờ này, số người trên 18 tuổi đủ điều kiện tại các quận huyện đã tiêm mũi 1 trên mức 95%, mũi 2 là 45%. Thành phố lại tiếp tục ra App. Ứng dụng mới nhất có tên là PC-COVID.

Bà Võ Thị Trung Trinh, Phó giám đốc Sở Thông tin, Truyền thông cho biết sáng nay 30.9 ứng dụng PC-COVID chính thức đi vào hoạt động. Và đây là ứng dụng duy nhất liên quan đến phòng chống dịch tại thành phố. Sau này, toàn bộ dữ liệu tại ứng dụng Y tế HCM sẽ được cập nhật vào PC-COVID.

Theo lãnh đạo Sở Thông tin, từ 1.10, tất cả các cơ quan, đơn vị nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động trên địa bàn thành phố phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/.

Còn người dân sẽ dùng app Y tế HCM để thực hiện giao dịch trên địa bàn trong khi chờ toàn bộ dữ liệu cập nhật lên PC-COVID.

Nhưng cũng như hơn hai chục cái app trước, ứng dụng PC-Covid gặp lỗi, nhiều người không thể truy cập như không nhận được mã OTP, chậm cập nhật dữ liệu, tự động đăng xuất là những lỗi phổ biến mà ứng dụng PC-Covid gặp phải trong ngày đầu ra mắt.Tóm lại là cho đến nay, cả nước cũng như thành phố vẫn chưa có một cái ứng dụng nào ra hồn. Cái nào cũng lắm trục trặc, làm ra rồi bỏ dở nửa chừng. Kiểu này cũng là một kiểu tốn tiền vô ích, tiêu tiền không hiệu quả.

Nói thì rất hay như: “Hiện tại, bạn đã có thể tải về ứng dụng PC Covid cho điện thoại của mình. PC Covid là ứng dụng tổng hợp, thống nhất tất cả tính năng của các app phòng chống dịch COVID-19 trước đây, giúp bạn không cần phải tải thêm nhiều ứng dụng trên điện thoại nữa”. Nhưng thật sự cũng chỉ là làm cho có mà không sử dụng được. Hỏi ra thì cái app này do BKAV của anh Quảng nổ đẻ ra. Ai chứ cái chàng cưa bom này thì không bao giờ tin nổi, thế mà không hiểu tại sao lãnh đạo nhà mình chuyện gì dính đến IT cũng đều giao cho ảnh là tại làm sao?

Tuy mang tiếng nới lỏng nhưng hình như nhiều sinh hoạt cũng đang ở trong tình trạng siết chặt. Chủ trương đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái bình thường mới. Nhưng chỉ có 8 nhóm được cho phép hoạt động, đó là các cơ quan, đơn vị nhà nước. Các cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế và văn phòng kinh tế – văn hóa nước ngoài có trụ sở trú đóng trên địa bàn thành phố.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và tư nhân; các cơ sở dịch vụ y tế; các cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế. Các hoạt động sản xuất, thương mại, kinh doanh, dịch vụ (14 nhóm hoạt động). Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao. Hoạt động giáo dục, đào tạo. Hoạt động của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự tập trung tối đa 10 người. Hoạt động trong nhà (hội họp, tập huấn, hội thảo…) tập trung tối đa 10 người; trường hợp người tham gia đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh được tập trung tối đa 70 người.

Các hoạt động tiếp tục tạm dừng như: Các sự kiện: văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, mít tinh, lễ phát động trừ các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động. Hoạt động kinh doanh, dịch vụ: quán bar, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử. Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo. Hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trừ các trường hợp được cho phép hoạt động.

Tiêu chí mở cửa thành phố. và các tỉnh phía Nam là đạt một số tiêu chí của Bộ Y tế. Trong đó có yếu tố vaccine. Thế nhưng cho đến nay không có đủ vaccine thì sao đạt chuẩn? Bắt chiến đấu mà không cung cấp đủ súng đạn thì làm sao thắng. Đưa tiêu chuẩn mà không phân bổ cho đủ vaccine thì làm sao? Chích nước cất à? Hay là phải chọn Sinopharm hay vaccine CuBa. Dân đang mong được chích cho đủ hai mũi để bớt lo nhưng kiểu này chắc còn lâu. Mà vaccine còn lâu thì chuyện mở cho hết cửa cũng còn lâu.

Sinh hoạt cần thiết nhất của người dân bây giờ đang mong là sớm được đi lại tự do và bình thường bằng các phương tiện tự có. Đồng thời các chợ truyền thống được mở cửa. Có được hai yếu tố đó mới thấy thành phố có lại chút sinh khí. Chứ vẫn còn những trói buộc như dự định sau 30.9 sẽ thực hiện thì cũng chỉ mở nửa chừng, dân cũng chưa tìm lại được những sinh hoạt cũ, chưa bình thường được.

Cho tới ngày cuối cùng của đợt phong toả, thành phố vẫn chủ trương việc nới lỏng giãn cách xã hội sẽ thực hiện trên nguyên tắc triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn theo phương châm “An toàn là trên hết”, “An toàn tới đâu mở cửa tới đó, mở cửa thì phải an toàn”.

Thế thì để an toàn, ta tiếp tục nằm nhà, tiếp tục đi ra đi vào chờ thời gian an toàn nhất vậy. Cho nên gọi ngày này là ngày phong toả cuối cùng cũng chưa hẳn là thế. Cửa mới đang mở he hé thôi, còn nhiều điều ràng buộc lắm, còn nhiều chuyện để lo lắm. Đừng có mơ bao giờ cho đến tháng mười. Ngày mai là bắt đầu tháng mười rồi đấy!

Sau 123 ngày giãn cách, Sài Gòn mưa dầm dề…

  

Sau 123 ngày giãn cách, Sài Gòn mưa dầm dề…

Ngày cuối cùng của tháng 9, cả Sài Gòn mưa dầm dề từ một giờ sáng. Suốt từ ngày Sài Gòn “thiết quân luật” 23-8 tới giờ, Sài Gòn hầu như ngày nào cũng mưa. Mưa liên tục. Mưa rải đá xuống Thủ Đức đêm 22-8. Mưa sùi sụt sáng 30-9.

“Để thấy nước mắt trong giọt nước
Để thấy nỗi xót xa rung động trong giọt nước
Để thấy vũ trụ khóc trong giọt nước…”

Các chốt chặn, rào chắn khắp nơi ủ rũ. Trời đất lẫn lòng người não nuột như nhau. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Kiều)…

Từ 31-5 đến 30-9, 123 ngày của bốn tháng giãn cách. Riêng tháng cuối cùng của quý 3-2021, thành phố giãn cách nghiêm ở mức mà ông Nguyễn Văn Nên, bí thư Thành ủy TP.HCM còn phải nói trước khi áp dụng, đại ý: Nếu dịch không giảm, không biết còn cách nào khác hơn nữa…

Nhưng thôi, hình ảnh này coi như đã là “cuộc tình dĩ vãng đã trôi đi vào quên lãng” và chắc chắn không ai muốn gặp lại nó nữa. Sáng 30-9, trước khi lãnh đạo thành phố công bố: TP.HCM sau 30-9 mở cửa từng bước, không đồng loạt ra đường và 13 loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được hoạt động sau 30-9 ở TP.HCM thì ở khu Ông Tạ (gồm bảy phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7) của tôi, vô số cửa hàng đã mở toang cửa từ sáng sớm.

Cả bảy phường khu Ông Tạ tôi qua hầu hết đã “sạch bóng” rào chốt trong các phường, hẻm hóc. Chốt liên quận, bộ đội đóng có biểu hiện dọn gọn lại. Hầu hết của hàng, cửa tiệm đã mở, kể cả bánh canh Hai Nhiên ngay ngã ba Ông Tạ. Thậm chí đối diện hẻm Gà – chợ Ông Tạ cũ có cả một quầy thịt chó quen thuộc (!). Tức bà con đã chuẩn bị từ trước… Giá cả gần bằng trước “thiết quân luật” 23-8: đậu hủ miến 6.000đ/miếng, bánh giò 15.000đ/cái, bánh da lợn 5.000đ/miếng, trứng gà 28.000đ/chục, phở 40.000 đồng/tô, bún riêu 30.000đ/tô… Một siêu thị ở cầu số 2, khi tôi vô, chỉ lác đác vài khách.

Việc công bố của thành phố, xin nói thật, chỉ là thừa nhận thực tế mấy tuần nay trong dân: nhiều bà con đã len lén mở cửa rồi. Ai dân Sài Gòn mấy tuần nay chưa từng mua chui, bán lén – khi mô hình “Đi chợ hộ” thực sự không thành công, đủ chuyện bi hài. Cả mấy xe bán hàng lưu động, chợ lưu động… chỉ như điểm xuyết hương hoa cho bức tranh toàn cảnh mua bán mấy tuần nay.

Dân đã tự “xé rào” như “đêm trước đổi mới”. May mà thành phố, ngành chức năng mấy tuần nay đã xác nhận rành rành trên truyền thông: dịch Covid ở TP.HCM đã qua cao điểm, đã giảm mạnh số tử vong. Mong đừng đổ tội dân ”thiếu ý thức”.

Dân bị bó chân bó gối trong nhà, không biết nên buồn hay nên giận về một số cách phòng chống rõ ràng có nhiều vấn đề, hiệu quả mà sau này bình tĩnh lại, nó sẽ rõ hơn. Trước mắt, thương mại và nền kinh tế cả đô thị lớn nhất, sôi động nhất nước này “chết đứng”. Đầu tầu kinh tế TPHCM và mấy tỉnh xung quanh chiếm hơn một nửa GDP cả nước bị “trói chân trói tay” suốt bốn tháng tới giờ cũng chưa hết.

Hậu quả: tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3 ước giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay (tức từ khi đổi mới 1986) – Tổng cục Thống kê công bố tình hình kinh tế – xã hội sáng 22-9.

GDP quý 3-2021 giảm sâu khiến GDP 9 tháng năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,42% – thấp hơn năm trước. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 9 sụt giảm nghiêm trọng cả về số lượng và số vốn đăng ký. Nhiều doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ phá sản, chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp.

Theo thông lệ quốc tế, một nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nếu tăng trưởng âm liên tiếp hai quý. Trong khi đó, dù có mở cửa, bối cảnh rõ rệt nhất là đại đa số người dân cạn tiền, chắc chắn sức mua sẽ giảm rất mạnh, khó hy vọng khởi sắc lại nền kinh tế dịch vụ – cốt lõi kinh tế Sài Gòn.

Mai là 1-10, sang quý mới, tất cả nỗi lo vẫn ngổn ngang trong dịch, từ hàng hóa ra vào thành phố, giá cả kit xét nghiệm rõ ràng có vấn đề… đến tổng số ca nhiễm, ca tử vong và cái app xanh coi bộ chưa phải đã ổn. Chiều 29-9, thành phố phải dời việc công bố sinh hoạt cụ thể ở TP.HCM từ ngày mai 1-10. Có lẽ quý vị ở trên cũng căng thẳng, chưa thống nhất về tiêu chí, biện pháp.

Gần 10 triệu dân Sài Gòn tả tơi chờ đợi. Hơn hai triệu bà con nhập cư ở Sài Gòn tiếp tục nguyện vọng về quê trước tình hình từ đây đến cuối năm rõ ràng không sáng sủa, như câu thơ thứ 2021 trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du: “Chỉn e quê khách một mình”.

Đường nội thành đã thông, hẻm Sài Gòn đã thoáng. Đó là tất yếu nếu không muốn sụp đổ nền kinh tế. Ngân sách thành phố tới giờ âm rồi. Không mở, tiền đâu chi tiếp cho hơn 7,3 triệu người, mỗi người một triệu đồng như hiện nay?!

Cũng đừng “ảo giác” Sài Gòn trong nay mai sẽ như trước dịch. Ca nhiễm còn nhiều trong cộng đồng. Tiền trong dân bốn tháng ăn không ngồi rồi cũng đã cạn kiệt. Hàng quán mở ra nhưng khó hy vọng sức mua như cũ…

Chỉ một niềm tin còn lại: dân Sài Gòn giờ sợ dịch hơn sợ giặc. Gặp nhau, mua bán… ai cũng đứng xa xa; khỏi cần ai nhắc nhở.

Và sau bốn tháng giãn cách, nỗi sợ thiếu đói đã hiển hiện trong từng gia đình, mỗi con người. Sài Gòn kiệt sức đã bốn tháng và giờ sinh hoạt cũng chưa hẳn bình thường. Nhiều loại hình vẫn chưa mở.

Một Sài Gòn tả tơi đang “lồm cồm” gượng dậy, khó mơ như cũ – ít nhất đến cuối năm nay…

Thấy gì từ vụ cưỡng chế test Covid?

  

Thấy gì từ vụ cưỡng chế test Covid?

Mạc Văn Trang

30-9-2021

Cái clip ông Võ Thanh Quan bí thư đảng ủy phường Vĩnh Phú, TP Thuận An, Bình Dương chỉ đạo lực lượng chức năng phá cửa, xông vào nhà cưỡng chế chị Lan đi test Covid đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước.

Dân phòng, công an, cảnh sát cơ động hàng chục người trang bị công cụ, phá cửa, xông vào nhà người phụ nữ, vặn tay, lôi đi trong tiếng gào thét kinh hãi của con trẻ…

Đúng như Cụ Nguyễn Du viết:

Người nách thước, kẻ tay dao

Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi…

Hai người đàn ông lực lưỡng tiếp tục nắm chặt hai cánh tay chị Lan lôi đi rất thô bạo, rồi ấn chị ngồi xuống chiếc ghế ở giữa sân, trong khi hai người đàn ông vẫn giữ chặt hai cánh tay chị kéo ghì vào tựa ghế. Một người đàn ông khác thò bàn tay thô bạo sờ vào mặt chị; một người khác ngoáy mũi…

Vòng ngoài, hàng chục công an, dân quân, cảnh sát cơ động đeo súng vây quanh như bắt một tên tội phạm khủng bố nguy hiểm. Trong khi đó mấy người khác thì ra sức ghi hình toàn bộ những hành vi cưỡng bức và nỗi khốn khổ của người phụ nữ.

Sau khi bị cưỡng bức ngoáy mũi xong, chị Lan vội vã ra về, vừa bước đi mấy bước, thì bị hai người đàn ông chạy đuổi theo, bắt quay lại ký biên bản xử phạt rồi mới cho đi.

Toàn bộ sự việc diễn ra như trên đều được lực lượng chức năng chủ động ghi hình như là một chiến công một vụ trấn áp tội phạm nguy hiểm.

Xem cái clip này thấy mấy điều.

  1. Từ khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc”

Khẩu hiệu này đã được các lực lượng chức năng, nhất là ở cơ sở, coi những người bị nhiễm, dương tính với Covid như giặc, vì không nhìn thấy “giặc virus” mà chỉ thấy “vật chứa giặc” nên những người bị dương tính mà ngành Y tế gọi là “F0” bị coi như “giặc”; họ phải bị cưỡng chế tập trung, bao vây để tiêu diệt giặc… Những người “F1” có liên quan với “giặc” nên cũng phải truy vết và cưỡng chế cách ly, bao vây chặt.

Chiến dịch xét nghiệm thần tốc toàn dân, nhất là ở những “vùng đỏ”, “vùng vàng”, tức những vùng nguy hiểm cấp 1 và cấp 2 có giặc ẩn náu trong các “vật chứa”, phải truy lùng cho ra những con “F0”, tức “vật chứa giặc”. Hà Nội mở chiến dịch thần tốc, test toàn dân, suốt ngày đêm, đã ngoáy mũi hơn 4 triệu người, truy bắt được 21 tên “giặc F0”.

Trong khí thế tấn công thần tốc, truy quét giặc bằng test ngoáy mũi, ai không chấp hành coi như đồng lõa với giặc, chống lại quyết tâm diệt giặc của trên…

Cái khẩu hiệu “Chống dịch như chống giặc” suốt ngày được tuyên truyền trên loa đài, khiến các lực lượng chức năng càng phấn khích hành động như thời chiến vậy. Từ đó, phát sinh ra không biết bao nhiêu hành động thô bạo, tàn nhẫn đối với người dân trong quá trình chống dịch. Vụ xảy ra như trong clip nói trên chỉ là một vụ điển hình.

  1. Tại sao chính quyền cơ sở có thể hành động như vây?

Sao họ coi dân như những kẻ nô lệ dưới thời thực dân phong kiến, như anh Pha, chị Dậu vậy?

Bởi vì chính quyền cấp dưới chỉ cốt thực hiện mệnh lệnh của trên, thể hiện lòng trung thành và sự mẫn cán với cấp trên. Họ sợ cấp trên chứ không sợ dân; họ lập công cho vừa lòng cấp trên chứ không làm vì dân; cấp trên mới quan trọng, chứ dân không quan trọng với họ. Đó đã là nếp nghĩ, động cơ hành động, là thói quen lâu ngày rồi.

Sở dĩ họ ngang nhiên làm như vậy là vì như Cụ Tản Đà đã viết cách đây gần trăm năm:

“Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn

Cho nên bọn họ dễ làm quan”!

  1. Tại sao họ ngu và ác thế?

Quyền lực không bị kiểm soát, không bị trừng phạt sẽ dẫn người ta đến ngu và ác.

Người ta ngu, vì nghĩ rằng quyền trong tay mình, “luật là tao, tao là luật” muốn làm gì thì làm; cái gì trái ý ta phải bị khuất phục; khuất phục bằng lý lẽ thì rắc rối lắm, dùng bạo lực là nhanh gọn, hiệu quả ngay tức khắc! Mà đã dùng bạo lực để giải quyết vấn đề thì tất yếu là vô cảm, thô bạo, tàn ác…

Họ có ngu thật không? Họ ngu thật nên mới hành động vô pháp như vậy; hành động vi phạm pháp luật giữa thanh thiên bạch nhật mà vẫn cho là đúng, nên mới công khai ghi hình rất đầy đủ, để chứng minh là họ “chống dịch như chống giặc”, rất quyết liệt, triệt để, báo cáo thành tích với trên…

Điều đáng sợ là sự ngu muội vô minh tập thể, cho nên tất cả đều phục tùng mệnh lệnh, hành động quyết liệt, không một ai có ý can ngăn.

Sự ngu muội vô minh tập thể dẫn đến hành động tàn ác tập thể mới thật kinh hãi, đáng sợ.

  1. Sau khi gây ra sai lầm, tội lỗi họ làm gì?

Nếu không có dư luận lên án mạnh mẽ, họ sẽ chả sao cả, chỉ “phê tự phê”, “rút kinh nghiệm sâu sắc” một cách giả tạo, còn chứng nào vẫn tật ấy.

Nhưng trước sức ép của dư luận, họ sẽ:

– Bịt dư luận, gỡ bài, xoá clip, đe doạ những người đưa tin…

– Dùng các phương tiện truyền thông nhà nước để đánh tráo khái niệm, giảm nhẹ hành vi phạm tội hoặc đổi trắng thay đen… (Nếu không có clip đầy đủ về vụ này, họ sẽ quy cho chị Lan là “chống người thi hành công vụ”, thậm chí nhiều trường hợp đưa về đồn rồi “tự chết”…)

– Họ luôn bao che cho nhau, dung mọi cách để thoát tội, quy về “có thiếu sót”, “cần rút kinh nghiệm”…

Ti bui làm vic, ông Võ Thanh Quan, Bí thưĐng y phường Vĩnh Phú đã trình bày li svic và nhn khuyết đim. Đng thi, công khai xin li bà L.

Theo ông Quan, vi mong mun nhanh chóng dp dch và lo ngi tình hình dch bùng phát tr li nên s mi người b nhim bnh ri lây lan trong mt khu vc có đông dân cư, chính vì vy, trong khi thi hành công v đã có phn hơi nóng vi, ch đo lc lượng cưỡng chế chL.

V phía bà L., bà cho là vic cưỡng chế gây tn hi v tinh thn ri xin li nên không đng ý”.

– “Xin lỗi” để mị dân, xoá nhoà tội lỗi. Đúng như ông Bộ trưởng Mai Tiến Dũng từng nói: “Nếu ta sai phải xin lỗi dân; nếu dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Nhận lỗi, xin lỗi, chuộc lỗi, tạ lỗi là đạo lý ở đời, nhưng đối với những người trong hệ thống cai trị xã hội này là điều họ chối bỏ từ lâu.

  1. Dân đã ngộ ra chưa?

Chị Lan không nhận lời xin lỗi của ông Quang, mà đòi hỏi phải truy tố hành vi phạm pháp là đúng. Tất nhiên họ bao che nhau, sẽ rất khó khăn. Nhưng đó cũng là một bước tiến bộ về nhận thức và hành động.

Trong quá trình phòng chống dịch Covid-19, dân đã phần nào nhận rõ bản chất của chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở. Trong thể chế này, bản chất đó không bao giờ thay đổi được.

Nhiều người dân đã bức xúc nói lên sự thật tồi tệ của chính quyền, đã bớt sợ hãi; nhiều người xuất hiện trong các livestream nói, tôi nói sự thật, tôi không sợ gì hết.

Có lẽ GS Hoàng Dũng nói đúng: Sau đại dịch, dân sẽ khác còn chính quyền vẫn thế!

THAY LỜI KẾT

Vụ cưỡng chế chị Lan đi test là một trường hợp điển hình. Nhưng nghiên cứu một trường hợp (case study) cũng thấy được bản chất của cả hệ thống của nó.

Tuy nhiên, trong quy luật xã hội thường có ngoại lệ. Công bằng mà nói, ở các cấp chính quyền vẫn có những người tốt. Những người ấy đứng về phía nhân dân, nên hiểu dân, thương dân, hành động vì dân; mà khi dựa vào dân thì thêm dũng khí và ít sai lầm…

Dư luận khen ngợi hai người phụ nữ lãnh đạo là bà Phạm Thị Thanh Hiền, Chủ tịch huyện Củ Chi và bà Lê Thị Hờ Rin, bí thư quận uỷ quận 6 TP HCM đã dám “xé rào” để cứu dân trong đại dịch. Nhưng rất tiếc, những người như vậy rất hiếm trong thể chế này; vì hiếm nên họ là thiểu số và thiểu số thì dễ bị loại khỏi hệ thống.

Những phát lộ đáng sợ (Phần 1)

  

Những phát lộ đáng sợ (Phần 1)

Nguyễn Thông

30-9-2021

Vụ “đàn áp ngoáy mũi” ở TP Thuận An, tỉnh Bình Dương hôm 28.9.2021 làm lộ ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Vẫn biết ở xứ mặt trời rực rỡ, mọi chuyện, nhất là chuyện xấu, sẽ qua đi rất nhanh, bị quên đi rất nhanh, thế nên mới có câu thành ngữ nổi tiếng “ném đá ao bèo”, nhưng tránh sao khỏi bia miệng vẫn tạc chỗ này chỗ kia, khi ấy khi khác.

Phát lộ nhiều lắm. Như người ta nói với nhau, trận dịch khốn nạn này giết chết bao nhiêu người, tàn phá lung lay cả xã hội, còn ghê hơn chiến tranh, nhưng nó cũng có “công” làm phát lộ, phơi bày ra nhiều thứ xấu xa kín đáo, trong đó phần nhiều của nhà cai trị. Nhiều, khó mà kể hết được, chỉ tranh thủ nhặt ra đôi điều.

Sự đời xưa nay, ăn cây nào rào cây ấy, ăn oản phải thờ phật, làm thuê phải theo lệnh chủ, nhưng coi đoạn video người đàn bà tay không bị lực lượng hùng hậu trang bị tận răng phá cửa vào nhà, bị bẻ quặt tay ra sau lưng dong đi, chỉ để nhằm mỗi việc ngoáy mũi xét nghiệm, thấy thật kinh khủng và rất buồn.

Quyền con người bị xâm phạm, pháp luật bị vi phạm trắng trợn đã đi một nhẽ (mấy thứ này để dành cho các luật sư phân tích), còn nhẽ khác rất đáng nói: đám sai nha hung tợn kia, nào phải ai khác, chính là công an, cảnh sát cơ động, dân phòng, tất tật đều do dân nuôi, thấm 6 điều cụ dạy, đều từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ… Trên lý thuyết, họ đều rất đẹp, nhưng lâu nay trong thực tế đã bị méo mó nhiều, trong vụ này thì hỏng hẳn.

Không phải vô cớ mà mấy bữa ni trong dư luận nhan nhản việc trích dẫn truyện Kiều, nào “Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao/Người nách thước, kẻ tay dao/Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi”, nào “Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh/Rụng rời khung cửi tan tành gói may”…

Hình ảnh những cảnh sát cơ động quần áo nai nịt gọn gàng, giầy chiến binh cao cổ, chú nào cũng đeo chiếc dùi cui, đầy đủ vũ khí xông vào nhà dân trông cực kỳ phản cảm. Ba chú, cộng thêm công an, dân phòng, cán bộ đảng, cán bộ chính quyền, ập vào nhà một cách hung tợn chỉ để bắt đứa đàn bà tay không, không vi phạm pháp luật, không hề có ý chống cự. Cứ thế bẻ quặt tay lôi đi, mặc cho người đàn bà đáng thương yếu ớt phản đối, mặc đứa trẻ con của người tội nghiệp ấy gào mẹ ơi mẹ ơi.

Những người lính kia đâu phải trình độ, nhận thức như đám khố xanh khố vàng ngu dốt, vô học ngày xưa. Họ hiểu cả thế thái nhân tình, nhưng bị nhồi sọ, nhồi nhét thứ ý thức chuyên chính vô sản, chỉ còn biết tuân chỉ, cúc cung tận tụy làm theo lệnh, như thiên lôi chỉ đâu đánh đấy, như những con robot người máy vô cảm, vô nhận thức, vô hồn. Không một ai trong số hung hăng bẻ quặt đó nhận thức được rằng chính mình đang vi phạm pháp luật chứ không phải người đàn bà tội nghiệp kia.

(Còn tiếp)

AUKUS là Hiệp ước tương lai của vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

  

AUKUS là Hiệp ước tương lai của vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Hãy tưởng tượng nếu Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và khối này hoán đổi công nghệ và phối hợp quốc phòng.

Mọi hội nghị thượng đỉnh quốc tế thường kết thúc bằng những thông cáo chung hoành tráng, để rồi mau chóng rơi vào quên lãng. Song, thông báo mới đây về quan hệ đối tác Aukus của Tổng thống Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson, và Thủ tướng Úc Scott Morrison thì khác hẳn. Không phải vì hiệp ước đã khiến Pháp không hài lòng, cũng không hẳn vì thỏa ước đã nêu bật cam kết lâu dài của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mà Aukus là một quan hệ đối tác sâu sắc, linh hoạt giữa các cường quốc công nghệ hàng đầu có thể định hình thế kỷ 21, và đóng vai trò khuôn mẫu cho các liên minh Hoa Kỳ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Động lực tạo thỏa ước đến từ Australia, Thủ tướng Morrison đã xác nhận với tôi như thế trong cuộc phỏng vấn nhân chuyến công du tới Washington mới đây. Sau nhiều năm tăng áp lực, tháng 11 năm ngoái, các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Canberra đã thẳng thừng cảnh cáo, muốn được hưởng quan hệ tốt hơn với Bắc Kinh, Australia phải giải quyết tức khắc 14 nỗi bất bình của Trung Quốc. Trước hết, phải ngừng ngay mọi tài trợ các cuộc điều nghiên “chống Trung Quốc”, kiềm chế các hành động khiêu khích như yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới điều tra kỹ lưỡng hơn về nguồn gốc của Covid-19, chấm dứt phản đối các khoản đầu tư chiến lược của Trung Quốc vào Úc, và ngăn chặn các phương tiện truyền thông tư nhân phổ biến những thông tin, chuyện trò “không thân thiện” về nước Trung Quốc.

Trong khi đó, những phát triển quy mô, nhanh chóng của hải lực Trung Quốc đã buộc giới hoạch định quốc phòng Úc phải xét lại chiến lược bảo vệ đất nước họ. Hậu quả tiêu cực đầu tiên của chính sách xét lại đó, là niềm tin trong quan hệ đối tác chiến lược Úc-Pháp vốn được neo giữ bởi chương trình tàu ngầm, vừa bị hủy bỏ. Phải đối mặt với một Trung Quốc không ngừng lấn lướt, người Úc đã tin tưởng và kết luận rằng, chỉ có quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ mới có được an ninh và bảo vệ cần thiết.

Khi tìm cách ngăn chặn Bắc Kinh, chính quyền Morrison đã bước sang một cách tiếp cận mới. Dù khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không mấy hứng khởi đối với một hiệp ước an ninh khu vực chính thức như NATO, nhưng Australia muốn một thứ gì đó vững chắc và lâu bền hơn kiểu cách liên minh lỏng lẻo mà nhà ngoại giao Mỹ Richard Haass gọi là “Posse” (kẻ được võ trang nhưng bị sai khiến). Thay vào đó, người Úc thuyết phục các đối tác Anh và Mỹ khai thác sự hợp tác chặt chẽ của quan hệ đối tác tình báo “Five Eyes” mà năm thành viên Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand đã dầy công xây dựng trong nhiều thập kỷ kể từ Thế chiến II, để từ đó tạo ra một kiểu liên minh mới mẻ.

Công cuộc hợp tác tình báo của “Five Eyes” kể từ sau cuộc khủng bố 11/9, và sự hợp tác gần đây trong chia sẻ dữ kiện về Trung Quốc, chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế. Từ đó, Australia nảy ra sáng kiến, mở rộng quan hệ đối tác tình báo, bao gồm luôn luôn lãnh vực điều nghiên và thiết trí kế hoạch quốc phòng. Một mô hình hợp tác dạng thức này đã hiện hữu từ lâu, đó là việc Hoa Kỳ chia sẻ công nghệ hạt nhân có độ nhạy cao trong chương trình tàu ngầm của Anh quốc. Phía Úc muốn tham gia chương trình đó, và đề xuất mở rộng hợp tác hơn nữa giữa ba nước trong mọi lĩnh vực, từ điện toán lượng tử (quantum computing), trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), chiến tranh điện tử (electronic warfare), tên lửa (missiles ), đến an ninh mạng (cyber), sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cũng như quân sự và ngoại giao.

Được chính quyền Biden ủng hộ mạnh mẽ, đặc biệt là hỗ trợ từ Jake Sullivan và Kurt Campbell tại Hội đồng An ninh Quốc gia, và sự đón nhận nồng nhiệt của Vương quốc Anh với đương kim Thủ tướng Boris Johnson đang cực kỳ mong muốn tạo thực chất cho chủ trương quảng bá “Global Britain” hay “Nước Anh toàn cầu”, thỏa ước đã tức tốc được thông qua theo đúng tiêu chuẩn ngoại giao quốc tế.

Bước tới sẽ khó khăn hơn khi ba nước thương thảo để liên kết hợp nhất các đinh chế an ninh quốc gia cực kỳ phức tạp và khác biệt, cũng như để tư nhân tham gia quá trình này. Đề cập tới mức độ hợp tác mong muốn, Thủ tướng Morrison tỏ vẻ lạc quan, đặt rất nhiều kỳ vọng. Về phương diện thiết trí kế hoạch quốc phòng và an ninh, vị Thủ tướng Úc cho biết: “Chúng tôi đều khẩn thiết tham gia kế hoạch đó ngay cả trước khi liên minh thành hình… Chúng tôi muốn Aukus định rõ nhu cầu quốc phòng và công nghệ. Điều đó sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều. Nhưng giả thử liên minh có biến dạng thế nào thì Aukus vẫn là một kết hơp linh hoạt, sâu sắc… Vào thời đại mà liên hệ giữa công nghệ thông tin và năng lực quốc phòng đã trở nên tối quan trọng, thì vai trò trọng tâm của việc hợp tác nghiên cứu và phát triển sẽ nâng cao giá trị của thể dạng liên minh mới này.”

Có nhiều lí do cho thấy Aukus là một khuôn mẫu liên kết tốt đẹp hơn cho các cường quốc Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương so với các liên minh đã từng tham gia Chiến tranh Lạnh.

Các nước trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ít quan tâm đến việc tổng hợp chủ quyền, tạo ra các cấu trúc phức tạp, nhiều tính thư lại như nhiều nước châu Âu hiện nay.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thì rời rạc hơn Liên hiệp châu Âu (European Union), và Bộ tứ (Quad) thì lỏng lẻo hơn NATO. Nếu hành vi quá trớn của Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy các nước láng giềng tiến tới việc liên kết với nhau, hoặc trở thành đối tác chặt chẽ hơn với Hoa kỳ, thì Nhật Bản và Đài Loan có thể tham gia Aukus hoặc các liên minh tương tự.

Một khối chia sẻ công nghệ và điều phối các chính sách quốc phòng bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và các nước Aukus sẽ đương nhiên là một thế lực đáng gờm.

Người Cuba muốn tự do, không muốn lưu vong

  

Người Cuba muốn tự do, không muốn lưu vong

Wall Street Journal

Tác giả: 

Trần Quốc Việt dịch

20-9-2021

Năm 2010, chế độ Castro của Cuba bắt đầu phóng thích những nhà báo và những nhà hoạt động nhân quyền, hầu hết họ đều đã bị giam cầm bảy năm trước trong cuộc đàn áp Mùa Xuân Đen khốc liệt đối với phong trào bất đồng chính kiến. Sau khi phóng thích, hầu hết những người tù đều bị lưu đày sang Tây Ban Nha. Nhưng tôi đã từ chối chấp nhận lưu vong như là cái giá của tự do. Do sự khước từ này tôi ở tù thêm một năm nữa, nhưng từ đó tôi có cơ hội chứng kiến sự can đảm và hy vọng bén rễ trong một nước vốn đã từ lâu đắm chìm trong sợ hãi và tuyệt vọng.

Ở Cuba, không có tự do ngôn luận hay hội họp. Những ai dám lên tiếng phản kháng những vi phạm của chính quyền đều có nguy cơ bị bắt giữ và còn tệ hơn thế nữa.

Cho nên ta phấn khởi vô cùng khi thấy những cuộc biểu tình chống chính quyền bùng nổ tự phát trên khắp Cuba vào mùa hè này. Hàng chục ngàn đồng bào tôi ở hơn 60 thị thành đã tham gia. Hầu hết những người xuống đường đều không phải là những người ủng hộ nhân quyền hay các nhà hoạt động dân chủ. Họ là những người Cuba bình thường: nam và nữ; trắng, đen và mestizo; trẻ và già; nông thôn và thành thị.

Ai ai dường như cũng đều biết đến một người biểu tình nào đó – có thể là người trong gia đình, hay hàng xóm, bạn bè hay người làm chung. Điều này đã góp phần phơi bày lời nói láo lố bịch của chính quyền khi cho rằng những người biểu tình là những tên lính đánh thuê được Mỹ tài trợ.

Chính quyền Cuba phản ứng theo cách của các nhà nước bất ổn, độc tài công an trị thường làm, là dùng đến bạo lực. Miguel Díaz-Canel, người đứng đầu chính phủ Cuba đã ra lệnh cho các công dân “chiến đấu” chống lại những người biểu tình và thúc giục những người trung thành cộng sản “bảo vệ” mãnh liệt cách mạng. “Chúng tôi kêu gọi tất cả những nhà cách mạng trên khắp cả nước, tất cả những người cộng sản, hãy xuống đường”, ông phát biểu trong bài diễn văn được truyền hình trên toàn quốc. “Mệnh lệnh chiến đấu đã được ban ra”.

Lực lượng an ninh Cuba và những người cộng sản dân sự đã đánh đập nhiều người biểu tình bằng dùi cùi và gậy gộc. Theo một ước tính, hơn 700 người hiện vẫn còn bị chính quyền giam cầm, và có lẽ hàng chục người bị bắt vẫn còn mất tích.

Tôi hỏi bạn bè trên khắp Cuba, trải nghiệm của họ về các cuộc biểu tình. Vài người kể lại, họ thấy những toán quân mặc sắc phục đen trang bị đầy đủ vũ khí của bộ nội vụ đột kích vào vùng họ ở, như thể chiến đấu chống lại cuộc nổi dậy vũ trang.

Một người bạn từ San Antonio de Los Banõs, thành phố phía nam Havana nơi xuất phát các cuộc biểu tình kể, anh đi xuống phố để biểu tình một mình, thì gặp một người bạn và bạn cùng với anh hô vang “Tự do!” Khi họ đến gần một công viên ở trung tâm thành phố, họ phấn khởi khi thấy “một đám đông phản kháng hô to những khẩu hiệu chống chế độ”.

Một người bạn ở Bauta, một thị xã nhỏ ở phía tây Havana, nói, thoạt đầu ông ngại tham gia biểu tình vì một trong ba con của ông nhiễm Covid-19, cho nên ông không muốn lây bệnh cho người khác. Nhưng bao suy tư về tương lai con cái đã khiến ông suy nghĩ lại. “Tôi cảm thấy tự hào [về việc tham gia biểu tình]”, ông nói, rồi buồn rầu nói tiếp, “Bây giờ tôi có thể chết được rồi”.

Vậy thật ra người Cuba biểu tình chống điều gì? Nhiều tổ chức truyền thông đã nhấn mạnh đến cách đối phó yếu kém của chính quyền đối với đại dịch Covid-19, đến tình trạng kinh tế tồi tệ của Cuba, đến việc thiếu thuốc men và thực phẩm căn bản. Nhưng nói thế không đúng. Những cuộc biểu tình này về cơ bản là chống lại sự đàn áp. Những người biểu tình đòi hỏi chính quyền độc tài, bí mật phải chịu trách nhiệm và phải minh bạch. Họ đòi tự do báo chí và tôn giáo từ một chính quyền được xây dựng trên nền tảng tuyên truyền và chủ nghĩa vô thần không bao dung.

Nói một cách đơn giản, những cuộc biểu tình là sự biểu lộ quyết tâm kết liễu chế độ cộng sản độc tài 62 tuổi của nhân dân Cuba. Theo một cuộc nghiên cứu, 74% các cuộc biểu tình chủ yếu liên quan đến những quyền dân sự và chính trị, còn 26% còn lại liên quan đến kinh tế.

Chế độ Castro thiết lập chính quyền Cuba theo mô hình của Liên Xô, và được Liên Xô viện trợ cho đến lúc Liên Xô sụp đổ. Giống như Liên Xô, Havana ra sức kiểm soát mọi khía cạnh cuộc sống của thần dân chế độ. Đây là một xã hội toàn trị đã khiến cho các công dân không tin tưởng lẫn nhau. Tuyệt vọng liệm kín lòng người. Ngay cả một lời thì thầm chống chính quyền cũng gây ra bao sách nhiễu, hành hung, bắt bớ, và mất việc làm, như đã từng xảy ra với tôi, một bác sĩ, và với vợ tôi, Elsa, một y tá, sau khi chúng tôi lên tiếng cách đây hàng chục năm chống lại những vi phạm của chế độ.

Trong một nước nơi tai vách mạch rừng này, người ta dễ dàng mất giọng. Nhưng điều ấy đang thay đổi. Chế độ đang suy yếu và nhân dân nhận thức được điều ấy. Hai khẩu hiệu thường nghe trong các cuộc biểu tình này là “Chúng tôi không sợ!” và “Chúng tôi không còn sợ nữa!” Trong suốt bao thập niên qua, điều tốt đẹp nhất mà người Cuba có thể mơ tưởng đến là, thoát ra khỏi nước. Nhưng bây giờ càng ngày càng có nhiều người trong chúng tôi đang nhận trách nhiệm tái tạo quê hương mình.

Các cuộc biểu tình bây giờ lắng dịu, nhưng quyết tâm tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn đã và đang nhen nhóm lên trong lòng nhân dân Cuba. Chúng tôi nhất định không lùi bước. Chúng tôi đang đi đúng đường và thuận theo chiều gió.

______

Oscar Biscet là bác sĩ và là người ủng hộ nhân quyền.

Xét nghiệm COVID-19, thật và giả, dại hay gian?

  

Xét nghiệm COVID-19, thật và giả, dại hay gian?

Tuần này, những thông tin liên quan đến… thần tốc xét nghiệm trên diện rộng tại Việt Nam khiến rất nhiều người nổi giận. Quả là đáng giận khi càng ngày càng có thêm nhiều dữ liệu cho thấy, những đồn đoán trước đây về việc sử dụng các chủ trương, biện pháp ngăn ngừa đại dịch COVID-19 ở Việt Nam để… làm giàu, bất chấp quốc gia đang trong tình trạng dầu sôi, lửa bỏng, bất kể đồng bào đã oằn lưng vì gánh nặng cả về vật chất lẫn tinh thần – đúng là… sự thật!

***

Do trước giờ, Bộ Y tế vẫn dành, giữ quyền kiểm định lại rồi mới cấp giấy phép kinh doanh, sử dụng các bộ xét nghiệm COVID-19 (COVID-19 test kit), hôm 26/9/2021, khi dự hội nghị trực tuyến giữa Thủ tướng với doanh nhân người Việt, ông Đặng Hồng Anh (Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ), đề nghị, nên cho phép doanh nghiệp nhập khẩu COVID-19 test kit đã được cơ quan có thẩm quyền của những quốc gia khác như FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm) của Mỹ kiểm định và cho phép dùng…

Ông Anh kể thêm, chính sách chính là lý do, tuy giá phổ biến của COVID-19 test kit trên các thị trường bên ngoài Việt Nam chỉ khoảng 1,5 Mỹ kim, nếu mua với số lượng hàng trăm triệu bộ, giá sẽ giảm xuống, chỉ còn khoảng 1 Mỹ kim, quy ra tiền đồng, khoảng 25.000 nhưng cả các cơ quan công quyền, doanh nghiệp ở Việt Nam phải trả tối thiểu 70.000 đồng đến 80.000 đồng/bộ. Thậm chí không ít công dân, khi có nhu cầu cá nhân (ví dụ các shipper) phải trả 200.000 đến 300.000 đồng cho một lần test.

Cứ theo tính toán của ông Anh, nếu chính phủ liên lạc trực tiếp với các nhà sản xuất ở ngoại quốc để đặt mua COVID-19 test kit với số lượng lớn đúng với nhu cầu của Việt Nam, toàn bộ chi phí sẽ chỉ khoảng 50.000 đồng/bộ, rẻ hơn giá phổ biến mà chính quyền các địa phương hiện đang mua lại từ một số doanh nghiệp (từ 70.000 đồng đến 80.000 đồng/bộ) và chỉ như thế, với 100 triệu COVID-19 test kit đã có thể tiết kiệm khoảng 5.000 tỉ đồng (1). Song chính phủ đã không làm như thế!

Việc liên lạc với các nhà sản xuất của nhiều quốc gia, đàm phán để mua COVID-19 test kit do một số doanh nghiệp đảm nhận, chính phủ mà đại diện là Bộ Y tế chỉ kiểm định rồi cấp giấy phép, sau đó thông báo rộng rãi cho hệ thống công quyền các địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp dùng công quỹ hoặc vốn liếng của họ mua lại. Để hỗ trợ Bộ Y tế, hồi đầu tháng trước, Bộ Công Thương phát cảnh báo, khuyến cáo dân chúng chỉ nên mua COVID-19 test kit đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành (2).

Đến cuối tháng trước, khi cập nhật Danh sách các sinh phẩm, trang thiết bị y tế chẩn đoán, xét nghiệm SARS-CoV-2Bộ Y tế cập nhật luôn cả sự thay đổi về giá của một số loại COVID-19 test kit, trong đó có bảy loại dù giá đã giảm vài chục ngàn đồng/bộ so với lần công bố trước nhưng giá do Bộ Y tế giới thiệu vẫn dao động trong khoảng từ 109.200 đồng/bộ đến 178.080 đồng/bộ. Chỉ có một loại COVID-19 test kit do Trung Quốc sản xuất có giá 79.800 đồng/bộ (3).

Sau khi ông Anh lên tiếng, đại diện Bộ Y tế bảo với báo giới… giá COVID-19 test kit do doanh nghiệp tự công bố và tự chịu trách nhiệm. Chính quyền các địa phương có thể tham khảo khi triển khai đấu thầu mua sắm. Bộ Y tế không đàm phán và không kiểm soát giá thiết bị y tế này do chưa có quy định. Đại diện Bộ Y tế nói thêm, ở Việt Nam hiện có khoảng 90 loại COVID-19 test kit được cấp phép lưu hành và so với thời điểm trước 20/8/2021 thì giá đã giảm từ 20.000/bộ đến 70.000 đồng/bộ (4).

Trước giờ, chính phủ Việt Nam nói chung và Bộ Y tế nói riêng vẫn nổi tiếng vì giành, giữ quyền kiểm soát không từ thứ gì nhưng đến khi xảy ra đại dịch thì COVID-19 test kit lại là một trong những thứ được xếp vào ngoại lệ. Khi một số doanh nghiệp có thể tự do đàm phán, tự do định giá các loại COVID-19 test kit, Bộ Y tế chỉ kiểm định lại và cấp phép lưu hành thì COVID-19 test kit có giá gấp bốn, năm lần mức giá hợp lý là chuyện tất nhiên, dân phải gánh hết vì xét cho đến cùng, công quỹ cũng là tiền do dân đóng góp!

Chuyện Bộ Y tế… không kiểm soát giá COVID-19 test kit vì… chưa có quy định, bất kể quốc gia đang lâm nguy, chắc chắn có quan hệ nhân – quả với những chuyện kiểu như: Sau khi dân chúng bắt đầu so sánh về giá COVID-19 test kit ở ngoại quốc và ở Việt Nam, chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) đột ngột hủy quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu cung cấp COVID-19 test kit, trị giá 210 tỉ. Lý do, cơ quan đại diện chính quyền tỉnh này đứng ra mời thầu và nhà thầu bỗng nhiên… tự nguyện… cùng nhau… tính lại… giá COVID-19 test kit, bất kể giá này đã được… phê duyệt. Bởi giá mỗi COVID-19 test kit trong gói thầu được… hai bên nhất trí giảm từ 175.000 đồng/bộ xuống 135.000 đồng/bộ nên giá trị gói thầu chỉ còn… 202,5 tỉ đồng. Doanh nghiệp thắng thầu đã… giúp bên mời thầu… tiết kiệm được 7,5 tỉ đồng (5)!

Các viên chức hữu trách lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam có nhận ra sự bất thường liên quan đến hoạt động nhập cảng và kinh doanh COVID-19 test kit trong đợt dịch lần thứ tư này tại Việt Nam không? Câu trả lời là CÓ! Ví dụ, cách nay hai tuần – hôm 14/9/2021 – khi cùng Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận để định hướng cho hoạt động kiểm toán của năm tới, ông Vương Đình Huệ (Chủ tịch Quốc hội) yêu cầu phải lưu tâm tới… việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19Song song với kiểm tra thực hiện các gói hỗ trợ dân chúng và doanh giới có hợp lý và đúng mục đích hay không, ông Huệ nhắc kiểm toán phải chú ý cả tổ chức xét nghiệm (mẫu đơn, mẫu gộp) và chi phí, vì chi phí cho mẫu gộp hơn chi phí cho vaccine rất nhiều (6).

Đã có những dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy, hoạt động nhập cảng và kinh doanh COVID-19 không thể bát nháo và trở thành mảnh đất màu mỡ cho một số cá nhân, một số doanh nghiệp làm giàu nếu như không có chủ trương… thần tốc xét nghiệm trên diện rộng và ông Phạm Minh Chính (Thủ tướng Việt Nam) không tả xung, hữu đột, đốc thúc hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương tới địa phương phải thực thi nghiêm túc chủ trương này!

Trong vài tháng vừa qua, đã có rất nhiều người, nhiều giới thay nhau phân tích… thần tốc xét nghiệm trên diện rộng vừa không thể đem lại hiệu quả mong muốn, gia tăng nguy cơ lây nhiễm, vừa lãng phí, tạo cơ hội cho một số cá nhân, một số doanh nghiệp trục lợi, vừa làm cho doanh giới, quốc gia thêm kiệt quệ vì chi phí quá lớn nhưng ông Chính phớt lờ. Thậm chí ngay cả khi thiên hạ đã tính: Trong chín ngày (từ 8/9/2021 đến 16/9/2021), Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho 4.120.000 người cả bằng test nhanh (1.920.000 người), lẫn RT-PCR (2.960.000 người). Kết quả, chỉ có 21 trong số hơn 4,1 triệu người dương tính. Nếu đem tổng chi phí cho đợt xét nghiệm thần tốc trên diện rộng này chia cho 21 ca dương tính, số tiền đổ vào để tìm một ca dương tính với COVID-19 là… hơn 20 tỉ đồng (7), ông Chính vẫn không ngừng lại…

Nếu ông Chính không dùng hệ thống truyền hình quốc gia để phát tán việc mắng nhiếc các viên chức lãnh đạo tỉnh Kiên Giang yếu kém, lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo (8), chắc chắn tỉnh này không chi 128 tỉ để tổ chức xét nghiệm thần tốc trong toàn tỉnh (9)… Nếu không có chuyện nửa đêm, Thủ tướng gọi điện thoại chất vấn chủ tịch một… xã ở An Giang rồi nhắc nhở ba việc phải làm, trong đó có phải tổ chức xét nghiệm hai ngày/ lần (10)… Nếu ông Chính quí mồ hôi, nước mắt của lương dân, ắt ông đã nhận ra, việc Hà Nội chi hơn 400 tỉ đồng để tìm ra 21 ca nhiễm COVID-19 là phi lý để rút lại chỉ đạo… thần tốc xét nghiệm trên diện rộng thì ông đã không thúc Bộ Y tế gửi công điện nhắc các tỉnh, thành đang thực hiện phong tỏa phải thực hiện năm yêu cầu mà 3/5 liên quan đến… xét nghiệm thần tốc trên diện rộng!

Không phải tự nhiên mà sau đó, các địa phương như Cà Mau thi nhau tổ chức xét nghiệm trong toàn tỉnh dù cả Cà Mau chỉ có 283 ca nhiễm. Không phải tự nhiên mà COVID-19 test kit trở thành đa dạng cả về chủng loại lẫn… giá cả, phương thức mua – bán hết sức… linh hoạt kiểu như ở BRVT. Chỉ có dân chúng, thay vì là đối tượng thụ hưởng phúc lợi thì chủ trương của hệ thống công quyền biến họ thành đối tượng bị săn đuổi, bị cưỡng bức… sử dụng COVID-19 test kit (11), phản đối thì bị nhốt vào trại tập trung, bị phạt tù!

***

Hôm qua – 28/9/2021 – khi cùng một Đoàn công tác của chính phủ đến thị sát hoạt động ngăn ngừa COVID-19 tại Bình Dương, ông Vũ Đức Đam (Phó Thủ tướng) nhận định thế này: Mỗi gia đình hay phòng trọ chỉ nên lấy mẫu xét nghiệm người đại diện. Một người nhiễm thì chắc chắn người ở cùng cũng bị lây nhiễm. Một gia đình có ba người, mỗi người test nhanh 10 lần/tháng, tổng cộng cả nhà thực hiện 30 lần/tháng, chi phí để mua thiết bị test nhanh tốn ít nhất sáu triệu đồng để test cho mỗi gia đình 3 người. Việc lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng đông đúc sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm lẫn lãng phí, tốn kémTại sao không cho lấy mẫu của đại diện từng gia đình để giảm bớt chi phí?

Khi nghe nhiều người từng bị nhiễm COVID-19 (F0) đã xuất viện, đã hoàn thành cách ly y tế tại gia, than rằng vẫn phải đi lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng ba ngày/lần. Ông Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) – một trong những người tháp tùng ông Đam – bảo rằng: Các F0 đã khỏi bệnh thì cơ thể họ đã có kháng thể, kháng thể đó sẽ tồn tại ít nhất sáu tháng không cần lấy mẫu nữa.Tổ chức lấy mẫu cho các F0 đã khỏi bệnh là quá lãng phí (12).

Những điều ông Đam, ông Hiếu đề cập không mới. Các chuyên gia y tế, chuyên gia dịch tễ đã nêu ra từ lâu nhưng không thể nào ngăn được chiến dịch… thần tốc xét nghiệm trên diện rộng! Cũng cần lưu ý, chẳng có gì bảo đảm sau khi ông Đam, ông Hiếu khuyến cáo các viên chức lãnh đạo Bình Dương như thế, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Bình Dương và các địa phương khác trên toàn Việt Nam sẽ suy xét lại khi thực thi chủ trương… thần tốc xét nghiệm trên diện rộng.

Ông Đam chỉ là… Phó Thủ tướng, ông Hiếu chỉ là một… chuyên gia y tế! Thực tế cho thấy, ngay cả ưu tư mà ông Huệ – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội – nêu ra cách nay nửa tháng về việc tổ chức xét nghiệm COVID-19 cũng không ngăn được… thần tốc xét nghiệm trên diện rộng bành trướng… thần tốc hơn, trên… diện rộng hơn. Quyết đoán dẫn dắt quốc gia, dân tộc vượt qua thảm họa là thật hay giả? Những sai lầm mà diện mạo giờ càng ngày càng rõ chỉ là dại hay nhằm hỗ trợ gian ý – kiếm bẫm nhân đại dịch?

Chú thích 

(1) https://tuoitre.vn/bo-kit-test-nhanh-gia-goc-chi-25-000-35-000-dong-gia-trong-nuoc-80-000-200-000-vi-sao-20210928081832185.htm

(2) https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/chi-mua-san-pham-kit-test-covid-19-nam-trong-danh-muc-bo-y-te-cap-phep-luu-hanh

(3) http://hanoicdc.gov.vn/1981n/bo-y-te-cap-nhat-danh-sach-cac-sinh-pham-trang-thiet-bi-y-te-chan-doan-xet-nghiem-sarscov2.html

(4) https://thanhnien.vn/thoi-su/bo-y-te-noi-gi-ve-viec-test-nhanh-covid-19-mua-tai-nuoc-ngoai-gia-chi-15-usd-1455443.html

(5) https://cand.com.vn/y-te/tinh-ba-ria-vung-tau-bat-ngo-huy-goi-thau-210-ty-dong-mua-kit-test-nhanh-covid-19-i629373/

(6) https://thanhnien.vn/thoi-su/chu-tich-quoc-hoi-de-nghi-kiem-toan-viec-su-dung-ngan-sach-phong-chong-dich-covid-19-1449516.html

(7) https://tuoitre.vn/nen-xet-nghiem-covid-19-theo-thuc-te-tung-vung-tung-dia-phuong-thay-vi-dong-loat-20210918195526986.htm

(8) https://vtv.vn/chinh-tri/thu-tuong-yeu-cau-tinh-kien-giang-va-tien-giang-chan-chinh-cong-tac-phong-chong-dich-2021091311580397.htm

(9) https://vnexpress.net/kien-giang-chi-128-ty-dong-xet-nghiem-dien-rong-4357331.html

(10) https://tuoitre.vn/cuoc-goi-luc-nua-dem-cua-thu-tuong-20210915231837202.htm

(11) https://www.phunuonline.com.vn/cong-an-canh-sat-co-dong-pha-cua-cuong-che-nguoi-dan-di-test-covid-19-a1447017.html

(12) https://www.phunuonline.com.vn/lay-mau-xet-nghiem-ca-nguoi-f0-da-khoi-benh-la-qua-lang-phi-a1446991.html