Kiến nghị Quốc hội ra nghị quyết về tình hình Biển Đông
2-2-2021
Kính gởi: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 22/01/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc ban hành Luật Hải cảnh, cho phép tàu cảnh sát biển Trung Quốc được thực thi pháp luật như sau:
i) được sử dụng vũ khí bắn vào tàu thuyền nước ngoài hoạt động tại các vùng biển mà Trung Quốc áp đặt chủ quyền và quyền chủ quyền trong đó có Biển Đông.
ii) được phép phá hủy các cấu trúc, đảo đá ngầm do nước khác xây dựng tại những vùng biển mà Trung Quốc đơn phương yêu sách một cách phi pháp, trong đó có Biển Đông.
iii) được phép lập các khu vực cấm, ngăn cản sự đi lại của tàu thuyền các nước đi vào các vùng biển này trong đó có Biển Đông.
Việc Trung Quốc ban hành Luật Hải cảnh với nội dung như trên là hành động chà đạp thô bạo Luật Quốc tế, Công ước Quốc Tế về Luật Biển, và Luật Điều ước Quốc tế. Cụ thể là:
– Với nội dung nêu trên của Luật Hải cảnh, Trung Quốc đã vi phạm các Nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế theo quy định tại Điều 2 Hiến Chương Liên Hiệp quốc, đặc biệt là Nguyên tắc ‘không được dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế’ trong đó có Biển Đông.
– Trung quốc đã vi phạm nghĩa vụ giải quyết tranh chấp biển bằng các biện pháp hòa bình theo Điều 279 Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982, và Điều 33 Hiến Chương Liên Hiệp quốc trong đó có Biển Đông.
– Là thành viên ký kết Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1982*, Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực thi [Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982] (Pacta Sunt Servanda) được quy định tại Điều 26 Công ước Vienna về Luật Điều ước Quốc tế năm 1969*.
– Trung Quốc ban hành Luật Hải Cảnh là thủ đoạn dựa vào Luật quốc gia của Trung Quốc để thực hiện các hành vi phi pháp tại Biển Đông. Hành vi này của Trung Quốc là nhằm dùng luật quốc gia để thay thế Luật quốc tế tại Biển Đông, dựa trên chính sách cưỡng chiếm Biển Đông thành ‘ao nhà’ của Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng Điều 27 Công ước Vienna năm 1969* về Luật Điều ước quốc tế, theo đó Trung Quốc “không thể viện dẫn những quy định của pháp luật trong nước của mình làm lý do cho việc không thi hành một điều ước Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982].”. Trung Quốc đã dùng Luật quốc gia của mình (Luật Hải cảnh) để bác bỏ quyền chủ quyền, và quyền tài phán của Việt Nam và các nước khác ven Biển Đông.
– Phán quyết ngày 12/07/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ Philippine khởi kiện Trung Quốc về Biển Đông khẳng định rõ: Trung Quốc không có bất cứ quyền nào mang tính lịch sử tại các vùng biển yêu sách nằm trong cái gọi là “đường chín đoạn” ở Biển Đông. Bất chấp phán quyết này của Tòa Trọng tài, Luật Hải cảnh của Trung Quốc đã không tuân thủ Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế về Luật Biển.
Kính thưa Quốc hội,
Chúng tôi, những người Việt Nam yêu nước, nhận thấy việc Trung Quốc ban hành Luật Hải cảnh đã bổ sung thêm những mối đe dọa nghiêm trọng và nguy cơ đối với môi trường sinh tồn của dân tộc Việt Nam tại Biển Đông. Cụ thể là:
1. Luật Hải cảnh hợp thức hóa (một cách phi pháp) cho các hành vi của cảnh sát biển Trung Quốc đang diễn ra hiện nay: bắn giết ngư dân, đánh chìm tàu thuyền, phá hủy ngư cụ của ngư dân Việt Nam tại các vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa thuộc vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Quốc Tế về Luật Biển. Điều này, tạo nên một tâm lý đe doạ, khủng bố tinh thần rất lớn đối với hoạt động của ngư dân Việt Nam trên các ngư trường truyền thống, hợp pháp của Việt Nam.
2. Luật Hải cảnh hợp thức hóa (một cách phi pháp) cho các hành vi của cảnh sát biển Trung Quốc hộ tống các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên mà Trung Quốc tiến hành tại các vùng Biển Đông thuộc chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Luật Biển. Đồng thời ngăn cản, quấy rối các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam tại các vùng Biển này.
3. Luật Hải cảnh hợp thức hóa (một cách phi pháp) cho các hành vi trấn áp, dùng vũ lực để khiêu khích, trấn áp các lực lượng chấp pháp của Việt Nam (cảnh sát biển Việt Nam, thanh tra nghề cá, thanh tra môi trường biển, v.v…) trên các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.
4. Luật Hải cảnh tạo nên một vỏ bọc dân sự cho Hải quân của Trung Quốc để thực hiện các hành vi quân sự nhằm khống chế, gây áp lực đối với Hải quân Nhân dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyềnbiển , đảo của Việt Nam tại Biển Đông, đặc biệt tại các đảo và thực thể tại Trường Sa mà Việt Nam đang quản lý, kiểm soát.
5. Luật Hải cảnh của Trung Quốc là bước đi tiền đề cho việc thực thi chính sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, tạo sức ép để buộc Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận phương án “gác tranh chấp cùng khai thác” tại các vùng biển của Việt Nam; buộc Chính phủ Việt Nam phải từ bỏ các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông. Đây là một âm mưu sử dụng “quyền lực mềm “để thôn tính Biển Đông.
Trước tình hình này, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu Quốc hội Việt Nam hành động và ban hành các nghị quyết với nội dung như sau:
1. Ban hành nghị quyết chính thức phản đối và bác bỏ giá trị
pháp lý của Luật Hải cảnh của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), khẳng định chủ quyền , quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các vùng biển, vùng trời của Việt Nam.
2. Ban hành nghị quyết về việc khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế về hành vi sử dụng và đe dọa sử dụng dùng vũ lực tại Biển Đông chống lại chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam.
3. Ban hành nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển, đặc biệt lưu ý về khả năng đổ vỡ trật tự pháp lý tại Biển Đông và xóa bỏ quyền tự do hàng hải , tự do hàng không tại Biển Đông do việc Trung Quốc ban hành Luật Hải cảnh.
Việc ban hành những nghị quyết này là hành động rất quan trọng, với tư cách Nhà nước Việt Nam phản đối rõ ràng, cụ thể đối với Nhà nước Trung Quốc. Hành động này đặc biệt cần thiết từ góc độ pháp luật quốc tế trong hồ sơ khởi kiện và quá trình tố tụng tại cơ quan tài phán quốc tế.
Bản Kiến nghị này được gửi tới Quốc hội Việt Nam, thể hiện ý chí, nguyện vọng nóng bỏng của những người Việt Nam yêu nước ký tên dưới đây.
Việt Nam, ngày 2 tháng 2 năm 2021.
_____
Kính mời các tổ chức, cá nhân tham gia ký tên Kiến Nghị này xin gởi mail về địa chỉ: tbbiendong6@gmail.com theo cú pháp.
Đối với cá nhân: Họ Tên, Nghề nghiệp, Chức danh (nếu có), Tỉnh hoặc Thành phố cư ngụ, Quốc gia (chỉ cần nếu cư ngụ ở nước ngoài).
Đối với Tổ chức: Tên Tổ chức. Đại diện: Tên, Chức danh (nếu có), Tỉnh hoặc Thành phố cư ngụ, Quốc gia (chỉ cần nếu cư ngụ ở nước ngoài)
Trân trọng
Danh sách ký tên kiến nghị:
A. Tổ chức:
1. Lập Quyền Dân: Ông Nguyễn Khắc Mai, Hà Nội
2. Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD). Đại diện: Giám đốc Vũ Quốc Ngữ
3. Diễn đàn Boxite VN: GS Nghiêm Xuân Yêm
4. Ban Vận Động Văn Đoàn Độc Lập: Người đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc, Hội An
5. Diễn đàn Xã hội Dân sự: Nguyễn Quang A, Tiến Sĩ.
6. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Ông Kha Lương Ngãi, Sài Gòn.
___
B. Cá Nhân:
1. Nguyễn Khắc Mai, Hà Nội
2. Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc Defend the Defenders- DTD
3. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris.
4. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
5. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
6. Phan Hoàng Oanh, TS Hóa học, Saigon.
7. Hoàng Hưng, Nhà văn, làm thơ, dịch sách, Saigon.
8. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Tp Dalat Lâm Đồng
9. Nguyễn Quang A, TS, Hà Nội.
10. Huỳnh Sơn Phước, Nhà báo, Hội An
11. Hà Sĩ Phu, TS Hóa học, CLB Phan Tây Hồ, Lâm Đồng
12. Mạc Văn Trang, TS Tâm lý học, Hà Nội.
13. Đào Công Tiến, PGS TS nguyên Hiệu trưởng ĐH KT, Tp HCM.
14. Hồ Ngọc Nhuận, Nhà báo, Saigon.
15. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sỹ, TV CLB Lê Hiếu Đằng, SG.
16. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, TV CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon
17. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, TV CLB Lê Hiếu Đằng, Hà Nội.
18. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó TBT báo SGGP, TV CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon.
19. Bùi Nghệ, Kỹ sư, TV CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon.
20. Lê Thân, Nhà Hoạt động Xã hội, CN CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon.
21. Võ Văn Thôn, nguyên GĐ Sở Tư pháp Tp HCM. TV CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon.
22. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó GĐ Sở Tư pháp Tp HCM.
23. Thiều Thị Tân, Hưu trí, TV CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon.
24. Trần Minh Thào, Viết văn, Thành viên CLB Phan Tây Hồ, Bảo lộc, Lâm Đồng
25. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An
26. Nguyễn Mai Oanh, Ths Kinh tế Phát triển, Sài Gòn
27. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hà Nội
28. Nguyễn Thế Hùng, GS ngành Thủy lợi , Đà Nẳng
29. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.
30. Phạm Đình Trọng. Nhà văn. Sài Gòn.
31. Andre Mendras, Nhà giáo, TV CLB Lê Hiếu Đằng , Paris, Pháp.
32. Hoàng Ngọc Giao, Ph. D Công ty Luật Hoàng Giao & Cộng sự, Hà Nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét