Lịch sử mối quan hệ Việt Nam – Liên Xô (Phần 1)
23-2-2021
Phần 1: Stalin
Lâu nay nhiều người Việt cứ ngỡ tình cảm VN – LX lúc nào cũng chung thủy, keo sơn. Cứ ngỡ các bạn Nga lúc nào cũng ngố. Thế nên dân VN giờ sùng bái Putin khéo gần bằng dân Nga. Cơ bản là do không hiểu đầy đủ về mối quan hệ VN – LX như thế nào. Thực ra cũng có nhiều thăng trầm lắm.
Giai đoạn trước năm 1945 mình không kể, vì mối quan hệ chỉ là giữa LX và một nhóm đảng viên CS người Việt. Mình chỉ tính từ khi nước VNDCCH khai sinh vào năm 1945. Một số stt trước đã viết rồi nên giờ mình chỉ tóm tắt cho có hệ thống.
Năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi hai bức thư cho Stalin vào ngày 22/9 và 21/10, tức là trước khi gửi thư cho TT Mỹ Truman, nhưng đều không nhận được trả lời. Quan điểm của LX là không ủng hộ chế độ thuộc địa, nhưng cũng không ủng hộ Việt Minh lên nắm quyền, do LX còn là đồng minh của Pháp nên không muốn làm mếch lòng người Pháp. LX còn muốn Đông Dương được đồng minh giám hộ, giống quan điểm của Roosevelt. Quan điểm này của LX cũng giống hệt với Mỹ trong cùng giai đoạn 1945-1949. Cả hai nhà lãnh đạo Stalin và Truman đều không trả lời thư cầu viện của ông Hồ Chí Minh.
Stalin viết thư cho Molotov đại ý: Các nhà lãnh đạo ở các nước thuộc địa đa số là thối nát và chỉ quan tâm đến giữ đặc quyền đặc lợi của họ với dân chúng hơn là tới nền độc lập… Năm 1947, LX lập Cục thông tin Cộng sản (Cominform) là cơ quan liên lạc giữa các nước có đảng Cộng sản, hậu thân của Quốc tế Cộng sản 3 (có cả đảng CS Pháp!) mà lại không có đảng Cộng sản Á châu nào. Giai đoạn này Stalin cũng hững hờ với đảng Cộng sản TQ, mà bắt cá hai tay với cả Quốc dân đảng lẫn đảng Cộng sản.
Ngày 11/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định giải tán đảng Cộng sản Đông Dương, thay vào đó là Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác, để che mắt người Mỹ, Pháp, Anh và để tỏ ra xu hướng đa thành phần trong Chính phủ Liên hiệp VNDCCH. Stalin thấy vậy thì rất nghi ngờ bản chất Cộng sản của Việt Minh và ông Hồ Chí Minh, ông ta cho là ông Hồ Chí Minh là nhân vật trung lập, theo chủ nghĩa dân tộc. Năm 1947, Pháp còn cảm ơn LX vì đã không can thiệp vào Đông Dương.
Tháng 9/1947, VNDCCH cử ông Phạm Ngọc Thạch liên lạc với LX để phân trần về nguồn gốc Cộng sản và nhắc LX là đảng Cộng sản VN vẫn tồn tại và muốn LX giúp đỡ, nhưng đại sứ LX ở Thụy Sỹ ỉm đi. Tháng 12/1947, ông Thạch tiếp tục gửi báo cáo về tình hình đảng Cộng sản VN và xin viện trợ nhưng LX vẫn không tin vào đảng Cộng sản VN trong khi lại ủng hộ cuộc kháng chiến ở Indonesia (không Cộng sản).
Đầu năm 1950, sau khi VNDCCH đã được Trung cộng công nhận, Stalin vẫn tỏ ra lạnh nhạt với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong chuyến thăm LX để trực tiếp xin viện trợ. Sau đó, vào 30/1/1950, nhờ có Mao nói đỡ với Stalin thì LX mới công nhận nước VNDCCH. Dù công nhận nhưng LX vẫn không hề trao đổi cấp đại sứ với VNDCCH. Sau khi VN đề nghị để ông Nguyễn Lương Bằng làm đại sứ ở Moscow thì LX vẫn chỉ có cấp công sứ ở VN và hoãn việc nhận đại sứ VN ở LX với lý do là VNDCCH chưa có lãnh thổ cố định. Đến tận 14/11/1954, tức là sau khi VNDCCH tiếp quản Hà Nội thì đại sứ LX mới trình quốc thư lên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngay sau đó, Mỹ và phương Tây công nhận chính quyền Quốc gia VN (thành lập ngày 8/3/1949) của Bảo Đại. Kể từ đó hai chính quyền VN được giật dây bởi hai phe TBCN và XHCN chính thức vào thế đối đầu.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét