Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

Giấc mộng thống lĩnh thế giới của TQ với hai vũ khí chiến lược mới

 

Giấc mộng thống lĩnh thế giới của TQ với hai vũ khí chiến lược mới

Vũ Kim Hạnh

16-2-2021

Hôm nay, mùng 5 Tết, một ngày lịch sử đầy tự hào của người Việt: Tết Đống Đa.

Ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn đã diệt tan đồn Khương Thượng của quân nhà Thanh. Tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử ở núi Ốc (Loa Sơn) gần chùa Bộc bây giờ. Trận đánh đã mở đường cho đại quân Tây Sơn từ Ngọc Hồi thừa thắng tiến vào Thăng Long.

Còn ngày mai là ngày 17-2. Người Việt Nam, không ai có thể quên ngày này. Ngày 17.2.1979, Trung Quốc đã dùng một lực lượng quân sự chính quy lên tới 60 vạn quân tấn công Việt Nam trên khắp chiều dài 1.200 km biên giới 6 tỉnh phía Bắc.

Một bức ảnh quen thuộc trong các hình ảnh về cuộc chiến: Cô bộ đội Bùi Thị Mùi, ẵm cháu bé Hoàng Thị Hiền trên đường chống giặc, khi mẹ cháu bị thương nặng. Ảnh tư liệu

Bài này viết đề cập một góc canh khác, về giấc mộng bá quyền, bất chấp của họ nhằm chiếm lĩnh thiên hạ, thống trị thế giới.

VŨ KHÍ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Tháng 9/2020, Trung Quốc bất ngờ thông báo giảm thải khí cac-bon đến gần 60% từ đây đến năm 2060. Nguồn năng lượng từ than đá sẽ được thay thế dần bằng nguồn năng lượng tái tạo.

Trung tâm khai thác điện mặt trời tại khu tự trị Hồng Ninh Hạ, Tấy Bắc TQ. Ảnh: AP

Cơ quan Năng lượng Quốc tế thẩm định khoảng một nửa các dự án của Trung Quốc là dựa vào những công nghệ cho phép phát triển một cách bền vững. Trong lĩnh vực này, Trung Quốc hình như đang dần bỏ xa Hoa Kỳ và châu Âu và theo đuổi tham vọng thống lĩnh thế giới trong những thập niên tới.

ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG

Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc cho phép lực lượng Cảnh sát biển của nước này bắn vào tầu thuyền nước ngoài trong trường hợp tranh chấp, xua đuổi thậm chí là bắt giữ tầu nước ngoài trong vùng biển mà Bắc Kinh tự nhận chủ quyền, là vùng biển có vị trí chiến lược và giầu nguồn tài nguyên mà Trung Quốc cần để duy trì phát triển kinh tế.

Với Luật Hải cảnh có hiệu lực từ ngày 01/02/2021, từ một lực lượng có nhiệm vụ trị an, tìm kiếm cứu nạn, lực lượng Cảnh sát biển giờ trở thành một công cụ vũ lực để khẳng định là “ông chủ duy nhất” ở các vùng biển có tranh chấp.

Bắc Kinh nói rằng Luật Hải cảnh nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và các quyền hàng hải của Trung Quốc. Theo quan điểm của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, luật hoàn toàn phù hợp với các công ước và thông lệ quốc tế. Với 84 điều, được chia thành 11 chương, và cho dù luật cố định nghĩa chính xác bộ khung pháp lý can thiệp của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc, thì vấn đề đặt ra là luật này vẫn không nêu rõ đâu là những vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Sau “Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp” năm 1992 nay TQ ra thêm Luật lãnh hải vừa có hiệu lực chỉ 16 ngày. Mục đích của những luật này là củng cố tính hợp pháp trên thực địa những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, kể cả ở Biển Đông, bởi vì luật cũng đề cập rõ đến các đảo và đá ngầm.

Vang lên câu nhắc của nhà báo Tiệp Khắc Julius Fucik: ”Hỡi loài người, hãy cảnh giác”. Và cảnh giác không chỉ bằng chiến tranh vũ trang, mà bằng sự phát triển bền vững của nền kinh tế, công nghệ tiên tiến và tinh thần đoàn kết dân tộc.

Lần đầu tiên, một cuốn sách ảnh về cuộc chiến tranh biên giới (của nhà báo Trần Mạnh Thường) được ra mắt cuối tháng 12/2020 tại Hà Nội. Ảnh: internet
Tại buổi lễ ra mắt sách ảnh, bà Bùi Thị Mùi, nay tóc đã bạc gặp lại cô bé bà ẵm trên tay ngày trước. Cô Hoàng Thị Hiền đã nhận bà Bùi Thị Mùi là mẹ.
Một bức ảnh trong tập sách: bệnh viện Trùng Khánh của Cao Bằng bị quân Trung quốc đánh sập.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét