Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

VIỆT NAM CÓ KHẢ NĂNG BẢO VỆ ĐƯỢC BÃI TƯ CHÍNH KHÔNG? - 1

VIỆT NAM CÓ KHẢ NĂNG BẢO VỆ ĐƯỢC BÃI TƯ CHÍNH KHÔNG? - 1

Hoàng Minh Tuấn

VIỆT NAM CÓ KHẢ NĂNG BẢO VỆ ĐƯỢC BÃI TƯ CHÍNH KHÔNG? (Phần 1)

1. Sơ lược đôi dòng sự kiện

Bãi Tư Chính ( Vanguard Bank) là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông cách đất liền Việt Nam 220 hải lý. Bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa phía nam, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và không thuộc quần đảo Trường Sa. Về mặt hành chính, bãi Tư Chính thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Việt Nam đã lắp đặt nhà giàn DK1 có cấu trúc thép kể từ năm 1989. Hiện nay nhà giàn được thiết kế lại, rộng rãi và vững chắc hơn, có kết cấu liên hoàn theo mẫu giàn khoan nước sâu. Hiện có ba nhà giàn đang hoạt động tại Bãi Tư chính. Binh sĩ đồn trú thuộc biên chế Tiểu đoàn DK1, lúc đầu thuộc Lữ đoàn 171 Hải quân Nhân dân Việt Nam, về sau trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân.


Cách đây 2 năm vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018, Việt Nam đã lùi bước trước sức ép de dọa của Trung Quốc và đã phải ngưng dự án khoan thăm dò dầu khí của tập đoàn Repsol (Tây Ban Nha) tại hai lô 136-03, 07-03 trong khu vực Bãi Tư Chính.

Khi thấy Việt Nam liên tục lùi bước trong vụ Repsol, lợi dụng tình trạng này Trung Quốc lại dấn sâu thêm một bước. Gần một tháng nay kể từ 03/7/2019, Bắc Kinh ngang nhiên đưa nhóm tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 xâm nhập bãi Tư Chính khảo sát một khu vực rộng lớn dưới đáy biển phía đông bắc lô 06-01 (ứng với các lô 130-132 và 154-156 của PetroVN) và tàu Hải Cảnh (cụ thể Haijing 3511) trang bị vũ khí nặng đến khiêu khích giàn khoan Hakuryu-5 của Nhật tại lô 06.1, thuộc dự án Nam Côn Sơn của liên doanh Nga-Việt một vùng mỏ giàu tiềm năng cũng nằm trong vùng thềm lục địa mà Việt Nam đã khai thác từ lâu.

Như vậy, chiến thuật dùng các nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam để đối đầu với với chiến lược tham lam của Trung Quốc coi như phá sản.

Trước hành động đó, đối sách của Việt Nam đi từ dè dặt mập mờ thừa nhận tình hình lúc đầu đến thái độ và lời nói mạnh bạo sau đó, nhưng vẫn tỏ ra mềm dẻo trong hành động đối phó thực tế để tránh một cuộc đụng độ quân sư không cân sức, bất lợi cho Việt Nam.

Dù muốn hay không Việt Nam cũng phải tự vệ. Và cách tự vệ hiển nhiên là dựa vào công luận và công pháp quốc tế. Khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế sẽ là một bước đi rất hay và cần thiết. Hãy chờ xem chính quyền Việt Nam có dám làm điều đó không hay lại sợ “môi hở, răng lạnh”. Hay chỉ diễn trò mèo vờn chuột trong “lễ hội té nước Việt – Trung” cho nhân dân xem. Với kẻ bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp quyền lợi và chủ quyền của các nước láng giềng như Trung Quốc thì các biện pháp đó có lẽ chẳng có tác dụng gì.Không thể ngồi chờ biện pháp pháp lý được bới vì “được vạ thì má xưng”. Biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền vẫn là quân sự. Có lập luận cho rằng hải quân và không quân Việt Nam không đủ sức đương đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến trên Biển Đông. Liệu Việt Nam có khả năng bảo vệ được Bãi Tư Chính cùng vùng mỏ của nó không ? Xin hãy cùng nhau phân tích.

2. Hệ thống phòng thủ biển đảo 

Hiện nay, trong biên chế của lực lượng phòng thủ biển đảo duyên hải Miền Trung của Việt Nam tập trung hầu hết các trang thiết bị hiện đại nhất như: Tàu ngầm Kilo, tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9, tàu tuần tra tên lửa cao tốc Molniya, … và nhiều loại tên lửa chống tàu như Tổ hợp tên lửa chống tàu Ural E tên lửa Kh-35, Club – S với tên lửa Kalibr, P-15M, Redut P-35 Shaddock, Tổ hợp Bastion với tên lửa Yakhont và một số loại tên lửa phóng từ máy bay.

2.1. Tổ hợp tên lửa bờ tầm xa 4K44 Redut.

Bãi Tư chính nằm trọn trong tầm hỏa lực của tên lửa P-35 thuộc tổ hợp 4K44B Redut-M (do Liên Xô viện trợ Việt Nam trước đây) có tầm bắn 450 km lập thành tuyến phòng thủ từ xa. Tuy có tầm bắn cực xa, sức công phá siêu mạnh đủ sức đánh chìm tàu sân bay nhưng hệ thống 4K44 Redut vẫn tồn tại nhiều nhược điểm như: kích thước lớn, thời gian triển khai và thu hồi tương đối chậm; hệ thống dẫn đường dễ bị tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.

Việt Nam hiện đã tiến hành nâng cấp hệ thống 4K44 Redut cải thiện khả năng kháng nhiễu của hệ thống, trang bị hệ thống điểu khiển bay, dẫn đường và chỉ thị mục tiêu của tên lửa theo hướng tự động hóa, đồng bộ hóa đồng thời lập trình hóa nhiều tên lửa tấn công cho một mục tiêu. Tăng cường khả năng khóa mục tiêu chính xác của radar. Viện khoa học và Công nghệ Quân sự Việt Nam đã chế tạo thành công sơn hấp thụ sóng radar PD/RAP-MEH, hấp thụ đến 94% sóng radar trong dải 8 GHz đến 12 GHz để sơn phủ tên lửa nhằm chống bức xạ radar, tránh khả năng phát hiện sớm tên lửa.

2.2. Hệ thống phòng thủ K – 300P Bastion

Ngay trong ngày nóng bỏng này tại TP.Phan Thiết Lữ đoàn 681 (Vùng 2 Hải quân) cùng với hệ thống phòng thủ bờ biển cơ động K-300P Bastion hiện đại nhất thế giới hiện nay của Nga trong tay đang nằm dài chờ lệnh. 

K-300P Bastion là hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm P-800 Yakhont, tầm bắn 300 km. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến mặt nước, nhóm tàu đổ bộ, tàu sân bay của đối phương. Trong một cuộc thử nghiệm, tên lửa Yakhont thể hiện khả năng tấn công chính xác của mình khi bắn trúng mục tiêu cỡ một tấm bảng đen trong lớp học. Với phần chiến đấu 200 kg, Yakhont có thể tiêu diệt hầu hết tàu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một quả đạn trong thời gian chưa đầy 8 phút. Giới chuyên gia quân sự quốc tế đánh giá rằng: Hầu như không một hệ thống phòng thủ hạm tàu hiện nay nào có thể ngăn chặn được Yakhont. Đến nay, chỉ có Hải quân Nga, Việt Nam, Syria và Indonesia sở hữu hệ thống tên lửa khủng khiếp này. Để giữ thế cân bằng chiến lược nên mặc dù Trung Quốc rất muốn mua loại tên này nhưng Nga không đồng ý.

Tuy tầm bắn của P-800 Yakhont chưa vươn hết Bãi Tư Chính nhưng với phương châm tác chiến "trang bị phân tán, hỏa lực tập trung" nếu các tổ hợp được cơ động bằng tàu đổ bộ nhỏ đến Côn Đảo hay đảo Phú Quý thì bất kỳ tàu nào của Trung Quốc dám bén mảng tới Bãi Tư Chính cũng bị tiêu diệt.




  

3 nhận xét :

  1. VIỆT NAM CÓ KHẢ NĂNG BẢO VỆ ĐƯỢC BÃI TƯ CHÍNH KHÔNG?
    KHÔNG! Bởi vì đảng cs VN luôn chủ trương đi với Trung Quốc để không bị mất đảng, nên dù có bị mất thêm biển đảo cũng chẳng là bao, đất liền vẫn còn rộng chán! Đỉnh cao trí tuệ của toàn bộ lãnh đạo Ba Đình chỉ ở tầm cỡ như thế!
    Trả lời
  2. Đàn áp dã man người dân yêu nước biểu tình chống Tàu xâm lược giờ thì đưa hội cờ đỏ ra đó mà bảo vệ.
    Trả lời
  3. Mất nước thì Dân chẳng còn. Nghĩa là đảng cũng tiêu luôn...Đừng quên điều đó...
    Trả lời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét