Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Vụ gian lận điểm thi ở Sơn La

Vụ gian lận điểm thi ở Sơn La

BTV Tiếng Dân
29-5-2019
Ông nghị Phạm Tất Thắng
Báo Tin Tức có bài: Cần xác minh thông tin giá nâng điểm 1 tỷ đồng/học sinh ở Sơn La. ĐBQH Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, nói: “Tôi không nói đến số tiền cụ thể, có thể con số đó là dư luận đưa ra nên cần có sự xác minh của cơ quan chức năng”.
Dường như trước khi phát biểu, ông nghị Thắng không đọc bài trên báo Tuổi Trẻ, viết về vụ chạy điểm 1 tỷ đồng/ học sinh? Đây không phải là thông tin do dư luận đưa ra như lời ông Thắng nói, mà đó chính là lời khai của một bị can với cơ quan điều tra trong vụ án bê bối này.
Ông nghị Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trả lời phỏng vấn báo chí. Ảnh: Viết Tôn/ Báo Tin Tức
Nhà báo Bạch Hoàn viết: “Từ khi nào lời khai của bị can vụ án lại được biến thành ‘dư luận đặt ra’? Ông Thắng không chịu tìm hiểu một sự việc khiến cả xã hội phẫn nộ, một vấn nạn nhức nhối của ngành giáo dục, một sự việc được coi là bi kịch giáo dục, nên mới đặt con số 1 tỉ đồng trong giao dịch mua bán kia vào miệng dân? Hay là ông biết đó là lời khai của bị can vụ án, nhưng vẫn cố tình lập lờ đánh lận con đen, hòng làm nhẹ vấn đề đi?
***
Quyền Chủ tịch tỉnh Sơn La từ chối trả lời báo chí về gian lận thi cử, VOV đưa tin. Chiều 28/5, PV báo “lề đảng” liên lạc với ĐBQH Tráng Thị Xuân, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, nhưng bà này liên tục từ chối trả lời. Bà Xuân cho rằng, vụ việc đang trong quá trình điều tra nên chưa rõ: “Tôi không trả lời về vấn đề này, thông cảm cho tôi và để một dịp khác. Nếu muốn nắm thông tin thì lên Sơn La, tôi không cung cấp thông tin ở đây”.
Bộ trưởng Giáo dục sẽ có văn bản trả lời vụ gian lận thi ở Sơn La, theo báo Tiền Phong. Trả lời báo “lề đảng” bên lề kỳ họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, tới đây sẽ có trả lời bằng văn bản về vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia 2018 ở một số tỉnh miền Bắc. Liên quan đến vụ gian lận thi cử ở Sơn La, cơ quan ANĐT tỉnh đã kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND tỉnh, đề nghị truy tố 8 bị can về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Ông Hoàng Tiến Đức sẽ “hạ cánh an toàn”?
Infonet đưa tin: Giữa “tâm bão” gian lận điểm thi, Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La chuẩn bị nghỉ công tác. Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Sơn La xác nhận, “đúng ngày 1/7/2019, ông Hoàng Tiến Đức – Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La về hưu theo chế độ. Theo quy chế của Bộ GD&ĐT, do nghỉ hưu vào tháng 7/2019 nên ông Hoàng Tiến Đức sẽ không tham gia Hội đồng thi tại địa phương này”.
Trước đó, trong quá trình điều tra vụ án gian lận thi cử, bị can Trần Xuân Yến, cấp phó của ông Đức, đã khai nhận hành vi sửa giúp bài thi để nâng điểm cho 13 thí sinh, mỗi bài được nâng sửa điểm với giá trung bình 1 tỉ đồng, thông tin thí sinh do chính ông Đức cung cấp. Tuy nhiên, ông Đức một mực phủ nhận lời khai này. Chỉ còn hơn một tháng nữa,  ông Đức có thể “hạ cánh an toàn”?!
Báo Giáo Dục VN có bài: Lời dối trá và những con quỷ. Bài viết lặp lại lời khẳng định của ông Hoàng Tiến Đức và các thuộc cấp của ông rằng kỳ thi THPT Quốc gia 2018 ở Sơn La hoàn toàn không có tiêu cực, rồi đặt câu hỏi: “Từ những câu nói dối trá một cách trắng trợn của mấy ông Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nêu trên, liệu có thể nói họ không chỉ kém về năng lực mà còn kém cả về nhân cách?”
***
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La khai trừ Đảng 8 cán bộ ở Sơn La gian lận điểm thi, theo báo Sài Gòn Giải Phóng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La quyết định kỷ luật khai trừ khỏi Đảng đối với ông Trần Xuân Yến và 7 đồng phạm, gồm:
Bà Nguyễn Thị Hồng Nga, chuyên viên Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng; Đặng Hữu Thủy, Hiệu phó trường THPT Tô Hiệu; Cầm Thị Bun Sọn, Phó phòng Chính trị tư tưởng; Lò Văn Huynh, Trưởng phòng Khảo thí quản lý chất lượng; Nguyễn Thanh Nhàn, Phó trưởng Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng; Đinh Hải Sơn và Đỗ Khắc Hưng, đều là cựu cán bộ công an.
Trang Đời Sống và Pháp Luật bàn về vụ gian lận thi cử ở Sơn La: Có trường hợp phải sửa 2 lần mới đủ điểm “đặt hàng”. Bà Nguyễn Thị Hồng Nga khai rằng, ngày 2/7/2018, sau khi quét xong bài thi, bà phát hiện có 4 bài thi môn lịch sử, dù đã được bà và các đồng phạm sửa điểm nhưng vẫn chưa đạt tới mức điểm như đơn “đặt hàng”. Bà Nga đã yêu cầu một số đồng phạm tìm lại các bài thi rồi trực tiếp tẩy, sửa trên bài thi ngay tại phòng xử lý bài thi trắc nghiệm, rồi quét các bài này để lấy kết quả thay thế.
Phá nát chút niềm tin còn sót lại
Báo Người Đưa Tin dẫn lời cựu ĐBQH Bùi Thị An: Vụ gian lận thi cử ở Sơn La “phá tan niềm tin của nhân dân đối với ngành giáo dục”. Bà An nhận định: “Đây không đơn thuần chỉ là vấn đề nâng điểm, mà đây là vụ án rất lớn, vừa tham nhũng, hối lộ đưa hối lộ, vừa liên quan đến chuyện phá tan niềm tin của nhân dân đối với ngành giáo dục. Khi bỏ số tiền 1 tỷ ra thì đây cũng không phải số tiền nhỏ, như vậy có thể thấy họ có ý đồ hẳn hoi đó là ý đồ sắp đặt từng bước một cho con họ đi, để trèo vào những vị trí cao chẳng hạn”.
Bà An đã nhìn thẳng vào vấn đề, nhưng có lẽ vẫn chưa đủ. Vụ gian lận trong thi cử này không những hủy hoại chút niềm tin còn sót lại của một số người dân đối với ngành giáo dục của chế độ, mà còn khiến những người bán tín bán nghi vào cái trại trồng người “hồng hơn chuyên” của chế độ này, đã không còn nghi ngờ gì nữa, mà vụ bê bối này đã giúp củng cố niềm tin những điều họ nghi ngờ là sự thật.
Zing dẫn lời TS Lê Viết Khuyến: ‘Nếu chi tiền tỷ mua điểm, chạy trường, cha mẹ đã làm hại đời con trẻ’. Ông Khuyến nói: “Phần lớn họ là công chức, lương không cao, vậy lấy đâu ra nhiều tiền? Từng nhận hối lộ rồi lại đi hối lộ phải chăng đã không còn là chuyện bất thường? Dư luận hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi rằng liệu những phụ huynh này có các khoản thu bất hợp pháp để mưu cầu lợi ích cho mình?”
_____

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét