Khúc phim Pelosi: Tin giả vẫn được xuất hiện trên Facebook
Facebook cho biết sẽ không xóa một video đã bị sửa để làm cho nhà lãnh đạo đảng Dân chủ Nancy Pelosi trông nói năng không mạch lạc.
Một lượt tải lên của video clip giả này đã được xem hơn 2,5 triệu lần - và vẫn đang hiển thị trên Facebook.
"Có một sự căng thẳng trong trường hợp này", Facebook cho biết, giữa việc cho phép tự do ngôn luận và ngăn chặn sự lan truyền của tin tức giả mạo.
"Chúng tôi làm việc rất chăm chỉ để tìm sự cân bằng phù hợp giữa sự khuyến khích biểu hiện tự do và thúc đẩy một cộng đồng an toàn và xác thực, và tin rằng việc giảm phân phối nội dung không trung thực sẽ ṭạo được sự cân bằng đó.
"Nhưng chỉ vì một cái gì đó được cho phép hiển thị trên Facebook không có nghĩa là nó phải được phân phối. Nói cách khác, chúng tôi cho phép mọi người đăng nó dưới dạng một biểu thức, nhưng sẽ không hiển thị nó ở đầu News Feed."
Giống như rất nhiều chính sách còn đang phát triển của Facebook, tôi dự đoán Facebook cuối cùng sẽ thay đổi lập trường và xóa clip này, và những khúc phim tương tự khác. YouTube, trong khi đó, thì đã làm điều này.
Nhưng, điều đó không thành vấn đề. Đã quá muộn. Một mô hình mà chúng ta đã thấy hết lần này đến lần khác đang hoàn toàn được lập lại - và nó cho thấy rất ít điều đã được rút tiả, hoặc ít nhất là được cải thiện, khi nói đến việc thao túng các nền tảng trực tuyến.
Không có lửa nhưng vẫn có khói
Thông tin sai lệch ẩn núp trong bóng tối cho đến khi một cái gì đó trong thế giới thực đưa ra vết nứt nhỏ nhất mà qua đó âm mưu thao túng sẽ bị tuôn ra.
Trên nhiều trang mạng và các nhóm trực tuyến khác nhau, một khúc video clip về Chủ tịch Hạ viện Pelosi bị làm chậm đi 25% được phát tán mạnh. Mức phân phối tăng tốc sau khi đảng Dân chủ cáo buộc Tổng thống Trump đã tham gia vào một vụ "che đậy" giao dịch kinh doanh của ông.
Vào tối thứ Năm, âm mưu đã bị. Tổng thống Trump đăng một đoạn clip từ một chương trình của Fox Business, clip này, dù không hoàn toàn bị sửa đổi, đã được chỉnh sửa một cách chọn lọc để mô tả nữ dân biểu Pelosi lúng túng trong cuộc họp báo. Đoạn phim đầy đủ nguyên thủy chứng minh rằng sự thật không phải như vậy.
Thông tin sai lệch như thế này được sử dụng để tạo thêm năng lượng cho những lời nói dối đã được ấp ủ một thời gian trong mạng lưới internet có khả năng phát tán rất xa, chờ thời điểm được tung ra.
Thông tin sai lạc sống nhờ vào bản năng mạnh mẽ của con người khi tin rằng không có lửa sao có khói. Vì thế nếu rất nhiều người đang nói về một điều gì đó, thì chắc là điều đó phải phần nào đúng thì mới có những tin đồn.
Nhưng mạng xã hội là một máy phun khói mà không cần phải có lửa.
Ngay cả với tốc độ lan truyền của video bị giới hạn bởi Facebook và YouTube, sự khuếch đại có thể đến từ những nhân vật có ảnh hưởng - những người làm như vậy với một tính toán cẩn thận để giúp cho họ có thể phủi trách nhiệm ay chối mình là thủ phạm.
"Nancy Pelosi bị gì thế nhỉ?" Rudy Giuliani, luật sư cá nhân của tổng thống, nhận xét, khi chia sẻ một tweet (hiện đã bị xóa) có chứa một video đã bị làm giả.
Sớm muộn gì ông Giuliani cũng sẽ được hỏi, có thể ngay trên một chương trình truyền hình, về dòng tweet đó.
Giuliani sẽ có một lối thoát đã được thử nghiệm và chứng tỏ thành công: Ông đâu có cáo buộc gì đâu, chỉ đơn thuần là hỏi một câu hỏi thôi mà. Và chỉ cần đặt câu hỏi thôi, thì như bất cứ ai theo dõi diễn ngôn chính trị trực tuyến đều biết, là đã đủ để tạo tổn hại cho những đối tượng mình không thích trong chính trường.
Trong khi điều này đang diễn ra, những taychơi ít nổi bật hơn tham gia vào một loạt câu hỏi nếu thế thì sao: Nếu video Pelosi không được phép đăng, vậy những video liên quan đến người khác thì sao?
Đặt những thông tin giả này vào đúng bối cảnh sẽ làm cho những lập luận đó biến mất, nhưng chính tranh cãi đâu là giả đâu là thật này giúp thúc đẩy hiệu quả của thông tin sai lệch bằng cách thêm vào lập trình một lớp nạn nhân của nhận thức.
Một số người rất đông sẽ chia sẻ các clip giả mạo, không phải vì mọi người nghĩ rằng nó nhất thiết phải là tin thật, mà vì giờ đây clip giả là một phần của cuộc tranh cãi.
Mối nguy của tin giả ẩn sâu
Trường hợp khúc phim bị sửa này phá vỡ một số nền tảng mới là việc sử dụng video bị thao túng, thay vì, như chúng ta thấy trong năm 2016, văn bản không có thật hoặc hình ảnh đã bị "Photoshopped".
Các clips về Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã bị làm cho chậm lại, và giọng nói được chỉnh sửa cho âm thanh vẫn chân thực, nhưng những gì có thể đến trong tương lai có thể gây tổn hại nhiều hơn và khó nhận ra hơn.
Có quan tâm lớn rằng cái gọi là tin giả ẩn sâu có thể làm tăng thêm ảnh hưởng của thông tin sai lệch khi chúng ta tiến tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.
Tin giả ẩn sâu chính là các video được chỉnh sửa, sử dụng công nghệ có sẵn, để mô tả một cách rất giống thực một cái gì đó rất khác sự thật. Đó là một kỹ thuật được sử dụng để đưa những người nổi tiếng vào các video khiêu dâm mà họ không hề tham gia. Đối với các chính trị gia, điều đó có nghĩa là khiến họ nói những điều họ chưa bao giờ thực sự nói.
"Bởi vì chúng rất giống thực, tin giả ẩn sâu có thể làm xáo trộn sự hiểu biết của chúng ta về sự thật theo nhiều cách, John Villasenor, thành viên cao cấp tại Học viện Brookings, giải thích trong một bài báo đăng đầu năm nay.
"Bằng cách khai thác thiên hướng tin tưởng vào độ tin cậy của bằng chứng mà chúng ta nhìn thấy tận mắt, người sửa phim có thể biến hư cấu thành sự thật rõ ràng. Và, khi chúng ta trở nên quen thuộc hơn với sự tồn tại của tin giả ẩn sâu, sẽ có một hiệu ứng tất yếu sau đó: sự suy yếu niềm tin vào tất cả các video, kể cả những video thật.
"Sự thật tự nó trở nên khó nắm bắt, bởi vì chúng ta không còn có thể chắc chắn về những gì là thật và những gì không.
Về vấn đề này, Facebook đã vạch ra ranh giới cho mình và quyết định rằng một video đã bị sửa đổi, có thể làm suy yếu hình ảnh một nhà lãnh đạo được dân bầu lên, là ổn trên trang mạng của công ty mình.
Khi nước Mỹ bước vào mùa chiến dịch, bạn phải tự hỏi: điều gì khác sẽ được cho phép lan truyền?
Căng thẳng, thực sự là như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét