Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Lời giải cho bài toán rượu bia

Lời giải cho bài toán rượu bia

28-5-2019
Một nghị quyết của Quốc hội là sáng suốt chỉ khi các ĐBQH sáng suốt. Một nghị viện gồm các nghị sĩ dân trí thấp không bao giờ cho ra các quyết định sáng suốt.
Muốn giải được bài toán, trước hết phải đặt bài toán đúng. Bài toán rượu bia đặt trên nghị trường những hôm vừa qua là bài toán đặt không chỉnh. Vì thế phải nghe những lời giải không đúng. Chưa nói là những lời giải gây ức chế. Ức chế không chỉ vì trình độ của các Đại biểu Quốc Hội, cũng không chỉ vì mục đích của loby, mà quan trọng hơn còn là tiền thuế của dân đã chi phí cho những điều vô nghĩa.
I.“BỔ ĐỀ CƠ BẢN” CHO BÀI TOÁN RƯỢU BIA
Mượn tiêu đề của công trình GS Ngô Bảo Châu – đã đưa đến cho ông Huân chương Field danh giá mà không biết đến bao giờ Việt Nam mới có được chiếc thứ 2 – để nói về bài toán rượu bia phải đặt đúng như thế nào. Sau đây là phát biểu của “Bổ đề cơ bản”.
“BỔ ĐỀ CƠ BẢN”:
Một là, rượu bia là một phần không chia cắt với đời sống loài người nên không thể cấm đoán. Hai là, ở mặt khác, rượu bia có hại cho loài người nên phải quản lý.
Từ “Bổ đề ‘ suy ra hệ quả sâu đây.
HỆ QUẢ CỦA “BỔ ĐỀ CƠ BẢN”:
Bài toán rượu bia là bài toán quản lý của chính phủ, không phải là bài toán thảo luận ở nghị trường.
Đến đây thì đã rõ. Quốc hội phải giao cho Chính phủ đưa ra các chính sách quản lý rượu bia trước. Chứ không phải là thảo luận về “dự án luật phòng chống tác hại rượu bia”. Cho nên ông nghị Dương Trung Quốc đã phí thời gian cho một vấn đề không phải của nghị trường. Chưa nói đến bị lộ ra kiến thức không tương thích với vị trí. Và cũng chưa nói đến mục đích loby như ông đề cập.
II. BÀI TOÁN QUẢN LÝ RƯỢU BIA CỦA CHÍNH PHỦ
Như vậy vấn đề rượu bia là vấn đề tác nghiệp của chính phủ. Để giải quyết vấn đề tác nghiệp này, chính phủ chỉ cần một nhóm nhỏ chuyên viên có trí tuệ là đủ.
Muốn quản lý tốt vấn đề rượu bia và ngăn chặn được những hậu quả nặng nề do rượu bia gây ra, thì phải nhìn thấy căn nguyên nào đã đưa đến tình trạng rượu bia hiện nay.
1. MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN RƯỢU BIA ĐÃ ĐẾN MỨC SỢ HÃI
Vì khuôn khổ bài viết, bạn đọc có thể tìm thấy các số liệu về rượu bia của Việt Nam qua internet. Chỉ nêu vài con số chính.
– Tốc độ phát triển rượu bia của Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới đã đành, nhưng tăng với tốc độ khủng khiếp. Mức tăng của Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2017 là 2 459.2%. Tức là hơn 24,5 lần.
– Bình quân đầu người năm 2017 về tiêu thụ rượu bia của Việt Nam là 9 lít/người. Trong khi nước phát triển như Nhật Bản chỉ có 7,9 lít/người.
– Nếu so sánh với thu nhập bình quân thì mới thấy Việt Nam đã lãng phí như thế nào về tỷ lệ phần trăm lương dành cho chi phí rượu, bia.
2. NGUYÊN DO
Có 3 nguyên nhân chính sau đây.
– Rượu bia là nguồn đầu tư mang lại lợi nhuận “tiền tươi” rất cao cho nhà đầu tư, nên các nhà đầu tư lăn sả vào đầu tư.
– Rượu bia đưa lại nguồn thuế ngân sách nhanh chóng, nên các tỉnh đua nhau cho phép mở các nhà máy bia.
– Chính phủ chỉ thấy lợi thu thuế cho ngân sách, mà không thấy cái hại vì đã không tập trung nguồn lực vào các ngành sản xuất công nghệ, lại còn đi tập trung đầu tư vào ngành tàn phá sức khỏe, trí tuệ con người, gây ra những tai họa thảm khốc trong giao thông cũng như trong quan hệ gia dình và xã hội.
3. GIẢI PHÁP
1. Không cho phép đầu tư các nhà máy bia mới bất kỳ ở đâu, bất kỳ nơi nào. Vì sản lượng bia rượu hiện tại đã thừa đủ cho tiêu dùng. Ngay cả đến 2045 khi dân số Việt Nam tăng đến 130 triệu người, thì Việt Nam vẫn đang còn ở nhóm tiêu thụ rượu bia cao của thế giới với sản lượng hiện tại.
2. Không cho phép các nhà máy bia hiện hành tăng khối lượng sản xuất. Chỉ cho phép thay đổi dòng sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
3. Áp dụng các chính sách mua bán bia mà các nước khác đã áp dụng về khung giờ và địa điểm bán bia.
4. Áp dụng chính sách thuế để tăng dần giá rượu bia sao cho phần năng giá thu về ngân sách mà không chảy vào két sắt của các nhà sản xuất rượu bia vốn đã siêu lời.
5. Áp dụng những biện pháp trừng phạt hành chính thích đáng cho những vi phạm về chính sách rượu bia – có vận dụng kinh nghiệm của các nước tiên tiến.
6. Cải cách cơ chế để các quan chức quản lý ngành bia rượu tránh bị hối lộ và tránh đòi hối lộ. Cải cách cơ chế để các quan chức thực thi pháp luật về các vi phạm do rượu bia gây ra không ăn đút lót và không đòi đút lót. Chính họ mới là người phá vỡ sự quản lý và điều tiết phát triển ngành bia rượu.
Xin nhấn mạnh lần nữa rằng, rượu bia không thể cấm, chỉ có thể quản lý. Cho nên cần nghiên cứu và áp dụng các biện pháp của các nước tiên tiến về quản lý bia rượu. Ở đây phải học theo có chọn lọc, mà không cần sáng tạo cái mới của riêng mình.
III. PHẢI CÁCH MẠNG CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC CỦA QUỐC HỘI
Vấn đề rượu bia đã cho thấy, rằng lãnh đạo Quốc Hội và các ĐBQH đã không xác định được đối tượng các vấn đề mà Quốc hội phải giải quyết. Bên cạnh đó là phương thức tổ chức giải quyết vấn đề chưa khoa học. Dù trong xã hội đã có nhiều ý kiến đóng góp, nhưng việc thảo luận ở quốc Hội vẫn theo nếp cũ, không có thay đổi mang tính cách mạng. Thêm một lần đề xuất cho lãnh đạo Quốc Hội và các ĐBQH để Quốc hội làm việc hiệu quả, không kéo dài cả tháng, bớt đi chi phí cho nhà nước và nhân dân.
1. Những vấn đề thảo luận ở Quốc hội phải là những vấn đề trọng đại. Vì trọng đại nên rất phức tạp. Vì phức tạp nên phải là nhiệm vụ chuẩn bị của các chuyên gia có trí tuệ, chứ không phải là vấn đề để các ĐBQH cơ cấu bạ ai cũng đăng đàn góp ý.
2. Vì là vấn đề phức tạp, nên dự thảo phải được gửi trước cho các ĐBQH nhiều ngày để các ĐBQH nghiên cứu kỹ. Các nhóm ĐBQH theo địa phương phải trao đổi ý kiến trước với nhau. Đi đến thống nhất các kết luận về dự thảo.
3. Tại nghị trường, chỉ có một ĐBQH đại diện của địa phương kiến nghị các đều bổ sung, điều chỉnh đã được thống nhất trước.
4. ĐBQH chỉ có trách nhiệm duy nhất là biểu quyết thông qua hay không thông qua dự thảo.
5. Trong trường hợp dự thảo chưa được thông qua, ban soạn thảo tiếp thu các kiến nghị của các nhóm ĐBQH, tiếp thu trí tuệ của cộng đồng và cả của quốc tế, cũng như tự mình tiếp tục nghiên cứu, rồi hoàn thiện dự thảo trình cho các ĐBQH biểu quyết vào kỳ họp tiếp theo.
6. Chu trình này được lặp lại cho đến khi hoặc dự thảo được thông qua, hoặc bị bác bỏ hoàn toàn.
IV. PHẢI NÂNG CAO DÂN TRÍ CỦA NGHỊ TRƯỜNG
Một nghị quyết của Quốc hội là sáng suốt chỉ khi các ĐBQH sáng suốt. Một nghị viện gồm các nghị sĩ dân trí thấp không bao giờ cho ra các quyết định sáng suốt. Cho nên muốn Quốc hội hoạt động hiệu quả nhất thiết phải nâng cao dân trí của các ĐBQH. Để nâng cao dân trí các ĐBQH xin đề xuất mấy biện pháp sau.
1. ĐBQD nhất thiết phải do dân tự lựa chọn bàu trực tiếp.
2. ĐBQH phải tự ứng ử và phải tranh cử – tự trình bày trước cử tri cương lĩnh của mình để dành phiếu bàu.
3. Chấm dứt chính sách ĐBQH cơ cấu.
4. Chấm dứt chính sách ĐBQH phân bổ từ Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Nếu xóa bỏ các điểm 3,4 và thực hiện các điểm 1,2 thì dân trí các ĐBQH sẽ được nâng cao tức thì mà không mất công quy hoạch, chống được tệ nạn chạy vào Quốc hội như bà Châu Thị Thu Nga cũng như cả trăm vị khác chưa lộ tên.
Hệ quả là Quốc hội sẽ hoạt động thực chất và hiệu quả hơn. Trong Quốc hội sẽ không còn các ĐBQH làm cảnh, không còn các ĐBQH cơ cấu, không còn các ĐBQH dân trí thấp. Dân chúng sẽ không phải nghe những lời ví von như của ông Phùng Quốc Hiển hay những ý kiến về rượu bia của ông Dương Trung Quốc. Các ĐBQH này đã được cơ cấu và ngồi làm cảnh quá lâu trong Quốc hội, tới 2, 3,4 nhiệm kỳ. Chẳng những không có lợi cho dân mà còn phản tác dụng cho mục tiêu cơ cấu.
Vì Việt Nam hùng cường nhất thiết phải có một cuộc cách mạng về bàu cử Quốc hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét