Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Cập nhật tin gian lận thi cử

Cập nhật tin gian lận thi cử

BTV Tiếng Dân
31-5-2019
Báo Pháp Luật TP HCM bàn về lời khai ‘không tin nổi’ của phụ huynh có con được nâng điểm. Theo đó, cơ quan điều tra đã triệu tập 42 trường hợp là cha mẹ hoặc người thân của một số thí sinh được nâng sửa điểm. Trong đó, có 15 trường hợp kiên quyết phủ nhận liên quan đến vụ gian lận điểm, dù có người có con cái được các bị can nâng tới 12 điểm cho ba môn thi.
Bên cạnh đó, có 21 trường hợp thừa nhận cung cấp thông tin của con em mình, nhưng là “để nhờ xem điểm giúp”, những người nói họ không hiểu vì sao các bị can lại thực hiện thành “nâng điểm”!? Chẳng hạn như, ông Đỗ Kim Quang, GĐ VNPT Sơn La, ông Nguyễn Duy Hoàng, PGĐ Sở GD&ĐT Sơn La.
VTC đặt câu hỏi: Có con được nâng điểm ‘trên trời’, 15 người ở Sơn La phủ nhận việc ‘gửi gắm’ là những ai? Bài viết liệt kê các quan chức hiện là Cục trưởng Cục thuế tỉnh Sơn La; GĐ Ban QLDA Đầu tư Xây dựng Sơn La; Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Mai Sơn; cán bộ Phòng Giáo dục TP Sơn La… và nhiều quan chức khác.
Báo Lao Động đặt câu hỏi về gian lận điểm thi ở Sơn La: “Cò chạy điểm” không nhớ tên người nhờ? Bên cạnh các trường hợp nhờ nâng điểm nói trên, cơ quan ANĐT còn triệu tập 18 trường hợp là đối tượng trung gian. Có 3 trường hợp thừa nhận chuyển thông tin cá nhân thí sinh để nhờ nâng điểm thi. Có 13 trường hợp thừa nhận chuyển thông tin cá nhân thí sinh nhưng mục đích chỉ “nhờ xem điểm trước”. Có 15 người là cán bộ trong ngành giáo dục của Sơn La.
Một trong số “cò chạy điểm” nói trên là ông Nguyễn Minh Khoa, hiện là cán bộ công an tỉnh Sơn La. Thông qua các mối quan hệ, ông Khoa đã nhận và chuyển thông tin cá nhân của 5 thí sinh cho các bị can trong vụ án để sửa và nâng điểm.
Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Sơn La có vô can? Bài viết nhận định: “Suốt mấy chục năm dạy học trung học, tôi chưa từng nghe đến chuyện một quan chức đầu ngành giáo dục của một tỉnh thành lại có hành vi sai trái trắng trợn như ông Đức. 
Cả ông Đức, ông Yến và các cán bộ khác ở Sở Giáo dục-Đào tạo và Sở Công an tỉnh Sơn La đều cho rằng mình không hề nhận khoản lợi ích nào từ gia đình thí sinh”. Dĩ nhiên, không ai tin mấy lời nói dối đó, kể cả các “đồng chí” của ông Hoàng Tiến Đức.
Báo Một Thế Giới dẫn lời ĐBQH Thái Trường Giang: “Gian lận điểm thi là hành vi ăn cướp, vô liêm sỉ”. Ông Giang cho rằng, vụ gian lận kết quả thi tốt nghiệp THPT 2018 là “giọt nước tràn ly”: “Trước kia tiêu cực thi cử chỉ diễn ra nhỏ lẻ thì nay thành gian lận có tổ chức, quy mô lớn hơn, tinh vi hơn, diễn ra ở nhiều địa phương, do người có chức, có quyền, có tiền thực hiện”.
Chuyện này thì ông Giang lại ngộ nhận, vì các “đồng chí” của ông đã tổ chức nâng đỡ để đưa các “hạt giống đỏ” của họ vào bộ máy từ lâu nhưng không bị phát hiện. Sở dĩ bây giờ vụ gian lận này ồn ào là do bị phanh phui.
Trang Pháp Luật và Xã Hội dẫn lời ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Nếu phúc tra trong cả nước, sẽ còn rất nhiều vi phạm trong kỳ thi THPT năm 2018! Ông Hiếu nói: “Nếu phúc tra cả nước, tôi tin sẽ còn rất nhiều vi phạm trong kỳ thi vừa qua. Đây là lỗi hệ thống, lỗi quy trình rất cần có người chịu trách nhiệm trước nhân dân”.
Tuy nhiên, không cần phúc tra, người dân từ lâu đã hiểu, những người trẻ không có “lý lịch đỏ” dưới thời CSVN, sẽ chẳng nhìn thấy tương lai của họ ở đâu trên đất nước này.
Báo Pháp Luật TP HCM trích lời ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương: Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chính kiến rõ ràng. Ông Cương nói: “Điều đáng nói hơn là khi đã làm rõ được sai phạm, liên quan đến việc công khai danh tính của những học sinh và phụ huynh liên quan đến sai phạm thì Bộ không có chính kiến rõ ràng”. 
A, ông Cương quên rằng, vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục có ý kiến chung về kỳ thi đây ạ:
______

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét