Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Người Việt ở Bỉ và Đảng cộng sản kiểu mới, trẻ và hiện đại

Người Việt ở Bỉ và Đảng cộng sản kiểu mới, trẻ và hiện đại

bỉBản quyền hình ảnhTHIERRY MONASSE/GETTY IMAGES
Image captionPanô quảng cáo của ứng viên tranh cử ở Bỉ
Đảng Cộng sản 'kiểu mới' ở Vương quốc Bỉ hay hơn Đảng Cộng sản Việt Nam ít nhất ở điểm họ chấp nhận tranh cử một cách công bằng với tất cả các đảng khác, và không hề lên đài báo chụp mũ các đảng khác là 'phản động'.
Là người ra vận động tranh cử cho một đảng theo xu hướng bảo vệ dân chủ, nhân quyền, tôi chú ý đến đảng 'cộng sản' ở Bỉ và cộng đồng Việt tại đây cùng thái độ chính trị của mọi người.

Đầu tiên là về cộng đồng gốc Việt.

Theo tìm hiểu của tôi, cộng đồng người Việt ở Bỉ áng chừng khoảng 12-15.000 người, đa phần là người miền Nam, hình thành có lẽ bắt đầu từ nhưng năm 1965 khi những du học sinh đầu tiên của miền Nam Việt Nam sang du học. 
Sau đó, con số này nhiều lên từ nạn thuyền nhân 1975, khi những người miền Nam vượt biển và được Vương quốc Bỉ tiếp nhận từ Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc. 
Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, cộng đồng có thêm làn sóng người miền Bắc từ Đông Âu sang, 
Gần đây nữa thì khá nhiều phụ nữ Việt sang đây đoàn tụ theo chồng Bỉ. 
Nói đến cộng đồng người Việt thì dân địa phương nhắc ngay đến ngành nhà hàng mà người Việt làm từ mấy chục năm nay. Gần đây thì thêm nghề nail.
Trong số du học sinh ở lại làm việc thì phần nhiều làm về IT, một phần nữa làm về mảng tài chính. 
Bỉ là quốc gia Tây Âu, chính sách an sinh khá giống nước Pháp. Một khi có thẻ định cư (thẻ xanh), đời sống của cộng đồng người Việt khá là thoải mái vì chế độ an sinh khá tốt. 
Một người độc thân có thể nhận trợ cấp 910 euro/tháng. Tuy nhiên, để làm giàu thì lại khó vì để có chế độ an sinh tốt, chính phủ Bỉ đánh thuế thu nhập rất nặng, cỡ chừng 40-50%. 
Ví dụ đồng lương 50.000 euro/năm thì thu nhập sau thuế chỉ còn khoảng 30.000 euro/năm.
'Cộng sản kiểu mới' nằm đâu trong chính trường?
Hiện nay Đảng Lao động (PTB - Parti du Travail de Belgique), theo chủ nghĩa Marxist-Leninist, được cho là 'cộng sản kiểu mới' cũng gặt hái được một số thành công đáng trong bầu cử.
PTB có 36 ứng cử viện trúng cử trong mùa bầu cử địa phương tháng 10/2018 mà không gặp trở ngại gì từ phía cộng đồng người Việt vốn đa số là người tị nạn cộng sản.
Đảng PTB thành lập trong thập niên 1970, và từng ủng hộ Mao, Kim Nhật Thành và Nicolae Ceaușescu. 
Nhưng nay, khẩu hiệu của họ là "Con người trên hết, chứ không phải là lợi nhuận". 
Đây cũng là "bình mới rượu cũ" mà thôi. 
Họ nói mình đại diện cho công nhân đòi hỏi quyền lợi cho công dân, và họ áp dụng chiến thuật tranh cử rất hiện đại như sử dụng mạng xã hội, lan truyền các clip chất vấn chính phủ, đòi tăng lương cho công nhân gây bão mạng. 
cộng sảnBản quyền hình ảnhROMY ARROYO FERNANDEZ/NURPHOTO VIA GETTY IMAGES
Image captionKỷ niệm 100 năm ngày sát hại nhà hoạt động cộng sản Rosa Luxemburg và Karl Liebknecht ở Brussels hôm 19/1/2019
Với các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, toàn cầu hóa, xu hướng dịch chuyển công việc từ các nước có thu nhập cao sang các nước có thu nhập thấp, làm cho thành phần công nhân ít kỹ năng lo sợ mất việc, hoặc đã mất việc, không còn tin vào các đảng lớn cầm quyền nữa, vì cầm quyền bao lâu mà không lo được cho họ, nên đã quay sang ủng hộ PTB. 
Dù sao thì Đảng cộng sản ở Bỉ hay hơn Đảng Cộng sản Việt Nam ở vài điểm: 
  1. Thứ nhất, họ lên tiếng rất to dõng dạc trước Quốc hội, trước truyền thông đòi hỏi tăng lương, quyền lợi cho người lao động.
  2. Thứ nhì, họ chấp nhận tranh cử một cách công bằng với tất cả các đảng khác, chứ không chụp mũ quy kết các đảng khác là "phản động".
  3. Thứ ba, năng lực ngoại ngữ của họ hơn hẳn đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng PTB nhắm tới cả cộng đồng nói tiếng Hà Lan và tiếng Pháp, chứ không như các chính đảng khác chỉ nhắm tới một cộng đồng. Nhiều ứng cử viên của họ nói thành thạo hai ngôn ngữ chính của Bỉ này. 
  4. Thứ tư, nhân lực và lãnh đạo của họ trẻ trung. Raoul Hedebouw, một trong những lãnh đạo chủ chốt của PTB mới 42 tuổi. Raoul Hedebouw đang lãnh đạo chiến dịch tranh cử cho PTB. 
  5. Thứ năm, các chính trị gia của họ sử dụng mạng xã hội Twitter, Facebook, Instagram, YouTube, WhatsApp để tranh luận về các chủ đề, chứ không có các binh đoàn dư luận viên, hay các đội cờ đỏ hậu thuẫn.
bỉBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionMột buổi chiếu phim tài liệu Mẹ Vắng Nhà về blogger Mẹ Nấm ở Brussels hồi tháng 10/2018
Brussels là trụ sở của Liên minh châu Âu, cho nên các đại sứ từng được chọn cử sang đây có lẽ là những người giỏi nhất trong Bộ Ngoại giao Việt Nam, rất giỏi ngoại ngữ, thông thạo cả tiếng Anh tiếng Pháp như bà Tôn Nữ Thị Ninh, ông Phạm Sanh Châu. Thời còn tại nhiệm, họ gây ấn tượng rất tốt với quan chức Bỉ và Liên minh châu Âu.
Sứ quán ở Việt Nam mỗi năm cũng phối hợp với các hội đoàn người Việt tại Brussels tổ chức các sự kiện văn hóa như đưa ca sĩ từ Việt Nam sang biểu diễn, phục vụ cho kiều bào (trong số đó nhiều người là thuyền nhân tỵ nạn), hát những bài hát đậm chất quê hương.
Đó là điểm tích cực của sứ quán. 

'Người Việt kín tiếng'

Còn nhìn từ góc độ của một giới chức địa phương, người Việt ở Bỉ nói chung "hội nhập rất tốt vào xã hội, chăm chỉ làm việc tuy nhiên khá kín tiếng". 
Ở góc độ tích cực, có lẽ người này muốn nói là cộng đồng người Việt không có những cái tên gây tiếng vang đáng sợ ở Bỉ hay thế giới, như các nhân vật Thánh chiến Salah Abdeslam, Najim Najim Laachraoui, Ibrahim, Khalid El Bakraoui và Mohamed Abrini.
Nhưng tiếng nói của cộng đồng người Việt không có độ lan tỏa, không có nhân vật nào của cộng đồng được bầu vào nghị viện như các sắc dân khác. 
Theo cảm nhận của tôi, trong số những người Việt mới sang, hầu hết không muốn dính líu vào chính trị, và bận cơm áo gạo tiền, hoặc niềm hạnh phục của họ rất đơn giản, cứ bản thân no đủ là mãn nguyện rồi, có lẽ họ không cảm nhận nỗi đau nỗi bất hạnh của những người đồng hương ở quê nhà khi phải chịu áp bức bất công (có người thân chết trong đồn công an, bị cướp đất, bị ngộ độc thực phẩm, phải ly tán vì biển hết cá do thảm họa Formosa). 
Hoặc sâu xa hơn, tư duy người Việt cho rằng, im lặng là vàng, chính trị là bẩn thỉu, hữu xạ tự nhiên hương. Họ ý thức được là cuộc sống của họ ở đây ấm no bình yên hơn Việt Nam. Và mối bận tâm lớn của họ là tìm cách đưa người thân như mai mối cho con cháu sang đây.
Người Việt rất tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện giúp đỡ trẻ em, bà con nghèo khó ở Việt Nam, và như thế có lẽ là đối với người Việt là đủ rồi.
Vẫn còn đó một phần nhỏ cộng đồng người Việt tỵ nạn kiên trì biểu dương, diễu hành cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa vào mỗi dịp 30/4 hay mỗi khi có quan chức Việt Nam sang, tuy nhiên không gây được sự chú ý nào đáng kể của giới chức Bỉ.
Đáng mừng là trong lớp trẻ thế hệ thứ hai người Việt, có một số người chọn dấn thân vào chính trị, điển hình là phó thị trưởng thành phố Watermael-Boitsfort, bà Hằng Nguyễn, trúng cử địa phương kỳ bầu cử tháng 10/2018. 
Tuy nhiên có lẽ cô không muốn dính líu tới tình hình Việt Nam. Dường như thế hệ thứ hai của người Việt ở đây không còn mối liên hệ gì đáng kể với Việt Nam. 
hằngBản quyền hình ảnhMR WATERMAEL-BOITSFORT
Image captionPhó thị trưởng thành phố Watermael-Boitsfort, Hằng Nguyễn (bìa phải)

'Cất lên một tiếng nói'

Gần đây, có một nhóm cử tri người Việt trao đổi với chính trị gia đảng cdH (centre démocrate humaniste - Trung tâm Dân chủ Nhân quyền) về tình hình nhân quyền, tình trạng đàn áp quyền tự do ngôn luận, tình hình ô nhiễm môi trường một cách có hệ thống, tình trạng đàn áp tôn giáo. 
Những người này đưa ra bằng chứng tôn giáo bị đàn áp bằng dẫn chứng bức tranh vẽ Hồ Chí Minh cạnh Phật Thích Ca. 
"Các chính trị gia Bỉ có thể không cần quan tâm đến tình trạng nhân quyền Việt Nam thông qua cộng đồng người Việt, nhưng một điều chắc chắn là trước kỳ bầu cử sắp tới họ muốn lấy lòng cử tri Bỉ gốc Việt Nam", Didier Wauters, lãnh đạo của đảng cdH tại thành phố Brussels, nhận xét.
Phát ngôn của ông được đưa ra trong cuộc gặp với cử tri Bỉ gốc Việt Nam trước cuộc bầu cử ngày 26/5/2019. 
Ở Thủ đô Brussels với khoảng 2.000 cử tri Việt, nhưng đối với cách chính trị gia Bỉ, thì cộng đồng người Việt khá kiệm lời. Đối với các chính trị gia có cảm giác không biết họ muốn gì, hài lòng hay bức xúc với các chính sách gì. 
Họ muốn lấy lòng cử tri gốc Việt, nhưng trước tiên họ lại không biết cử tri gốc Việt muốn gì. Tiếng nói của cộng đồng người Việt không có độ lan tỏa, không chen vào được các nghị viện quốc hội, như các sắc dân khác.
Ông Wauters hứa đảm nhận trách nhiệm làm cầu nối giữa cộng đồng người Việt và đảng cdH để chuyển nguyện vọng của cộng đồng lên các dân biểu của đảng cdH trong các quốc hội vùng miền ở Bỉ. 
Một trong những mối bận tâm của cộng đồng người Việt ở Bỉ là diễn biến của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Theo như tôi hiểu, Liên minh châu Âu đang "ở cửa trên trong việc đàm phán thỏa thuận này.
Tôi và nhóm cử tri Việt mong muốn hiệp định EVFTA chỉ được thông qua sau khi chính phủ Việt Nam chấp nhận cải thiện nhân quyền, ký công ước về lao động (ILO), nghiệp đoàn tự do và độc lập, hủy bỏ luật an ninh mạng, chấp dứt đàn áp quyền tự do ngôn luận, để người dân có nghiệp đoàn độc lập và phát triển xã hội dân sự độc lập.
Nhưng điều đáng tiếc là rất khó quy tụ được đông đảo cử tri Việt ở Bỉ để cùng cất lên một tiếng nói, tạo thành một lực lượng cho tiếng nói của người Việt ở quốc gia dân chủ tới mức mà một đảng cộng sản kiểu mới cũng có quyền hoạt động nghị trường tự do.
Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của ông Hoàng Hi, ng viêđảng CDH mùa bu cử địa phương ti thành ph Brussels vào tháng 10/2018.Kỳ bầu cử châu Âu, bầu cử liên bang, bầu cử vùng dự kiến diễn ra ngày 26/5.

Tin liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét