Oan, oan, ông Nhạ
31-5-2019
Vâng, trong cơ chế chính trị của Việt Nam, ông Nhạ chỉ nhận trách nhiệm được đến thế, một số việc linh tinh phần mềm phần miếc thôi.
Vụ việc ở Sơn La, Lào Cai… phải do thường trực tỉnh uỷ chỉ đạo, UBND tỉnh triển khai. Có lẽ cấp dưới họ vẫn chờ ý kiến chỉ đạo đấy thôi. Kiểm điểm rút kinh nghiệm. Thanh tra xử lí kỉ luật. Khởi tố vụ án. Đình chỉ chức vụ từ trưởng ban chỉ đạo kì thi cấp tỉnh, giám đốc sở, thư kí hội đồng thi, giám khảo, chuyên viên…Cuối cùng là ban nội chính tỉnh uỷ có đề nghị xử lí với các phụ huynh hay không. Nhận thức tới đâu, ý kiến tới đâu, đều có thường trực cân nhắc. Cấp thi hành chờ cho ý kiến chỉ đạo.
Tất nhiên là với tư cách người đứng đầu ngành giáo dục, ông Nhạ có thể phải có công văn yêu cầu điều tra, xác định phạm vi xử lí, đề nghị đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội cùng vào cuộc giám sát, kêu nài phó thủ tướng, thủ tướng chỉ đạo, đề nghị ban nội chính TƯ, ban chỉ đạo chống tham nhũng, ban bí thư, tổng bí thư đưa vào chương trình trọng điểm phòng chống tham nhũng…
Tất nhiên, ông Nhạ tin tưởng Tổng Bí thư chưa chỉ đạo hẳn còn cân nhắc chuyện gì đó. Chứ Tổng Bí thư đã chỉ đạo thì cũng chưa tới phiên ông Nhạ có việc.
Cho nên chất vấn ông Nhạ thì chỉ cần hỏi nhẹ nhàng có nên qui định khắt khe về bằng cấp trong việc tuyển dụng và sử dụng cán bộ công chức?
Thậm chí phải nhẹ nhàng hơn, ngành giáo dục đóng góp thế nào cho sự nghiệp phát triển lực lượng vũ trang, thi hành pháp luật?
Còn nghiêm khắc thì phải yêu cầu ông Nhạ phân tích vai trò, trách nhiệm của ngành giáo dục đối với đường lối, chính sách và thực tiễn công tác tổ chức cán bộ.
Vòng vo vậy chứ mà là cơ chế phức tạp, nhạy cảm đấy. Phải gỡ mới xử lí được. Mà gỡ thì phài gớ từ tổng bí thư cơ.
Không tin chất vấn Chủ tịch nước coi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét