Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Đặc san số 2 - Cuộc chiến tranh lai của Trung Cộng

Đặc san số 2 - Cuộc chiến tranh lai của Trung Cộng

Việt Nam cần một chiến lược ứng phó với cuộc chiến tranh lai của Trung Cộng
 越南需要拥有应付中共的混合战争的有效战略
(Nhân kỷ niệm 100 năm ngày Phong trào Ngũ Tứ *4.5.1919* và 10 năm trang Bauxite Việt Nam *5.2009*)
纪念五四运动100周年(1919年5月4号)与铝土矿越南网站论坛第10周年 (2009年5月20号)
Vũ Cao Đàm 
D:\Pictures\Insigne BVN 2.JPG
D:\Pictures\Vũ Cao Đàm.jpg
         1. Đặt vấn đề
      Sắp kỷ niệm 100 năm ngày Phong trào Ngũ Tứ, trong đầu tôi chợt thoáng qua một ý nghĩ: “Thật nhục nhã, tập đoàn cộng sản Hoa Lục (sau đây gọi tắt là Trung Cộng) đang phản bội và bôi bẩn thanh danh của Phong trào Ngũ Tứ, khi họ phát động cuộc chiến tranh lai chống các dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam”.
      Trong khoa học quân sự hiện đại, chiến tranh lai (hybrid war hoặc hybrid warfare) là một khái niệm rất mới. Chủ đề “Chiến tranh lai”được đề cập lần đầu tại cơ quan tham mưu của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vào năm 2008. Đến 2011 Tổng Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ George W. Casey đưa ra cảnh báo về hiểm họa lai (hybrid threats) để nói về những nguy cơ phải đối mặt trước cuộc chiến tranh lai.
      Hiểm họa lai được một nhà nghiên cứu khác, G. Giannopoulos, định nghĩa là “Một tập hợp hoạt động gây sức ép và gây biến đổi, một cách bình thường hoặc bất bình thường, thông qua các hoạt động ngoại giao, quân sự, kinh tế, công nghệ, các biện pháp phối hợp giữa các cơ quan chính phủ và phi chính phủ để đạt được các mục đích đặc biệt, nhưng luôn giữ dưới ngưỡng của một cuộc chiến tranh có tuyên bố”.
      Trong bài viết “Chiến tranh lai: Hiểm họa mới của hòa bình và an ninh toàn cầu trong thế kỷ 21” các tác giả Bachmann và Gunneriussion đã nêunhững hiểm họa của chiến tranh laivà tác động của nó đến hòa bình và an ninh toàn cầu của thế kỷ 21.
      Quan sát tại hàng loạt quốc gia trên thế giới, cả ở Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển,chúng ta có thể nhận ra những hoạt động chiến tranh lai được thực hiện bởi các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ, các công ty, nhà thầu và thương lái, chúng ta nhận ra, những cuộc chiến tranh lai trên thế giới đang được triển khai một cách phổ biến, với quy mô rất khác nhau, nhưng đều có sức phá hoại an ninh quốc gia một cách đa dạng vànặng nề.
      Chiến tranh lai (Hybrid war) là một cuộc chiến tranh không tuyên bố, là thứ chiến tranh không dùng quân đội, súng ống, xe tăng, thiết giáp, chiến hạm và máy bay, càng không sử dụng tên lửa và bom đạn, mà sử dụng những biện pháp phi vũ trang để triệt phá toàn diện mục tiêu phát triển của đối phương, lũng đoạn cơ sở hạ tầng, phá hoại môi trường sống, làm biến dạng nền tảng đạo đức.
      Chiến tranh lai khác chiến tranh lạnh ở chỗ, với chiến tranh lạnh, các bên đối địch ngấm ngầm chạy đua vũ trang, luôn gây căng thẳng và hăm dọa lẫn nhau, sử dụng các biện pháp cấm vận và phong tỏa lẫn nhau. Còn chiến tranh lai lại sử dụng những cách xử sự hòa hiếu để lừa đối phương mắc bẫy.
      Chiến tranh lai mà Trung Cộng đang sử dụng trên thế giới trước mắt và chủ yếu là những biện pháp mềm mỏng và linh hoạt, có thể là cho vay dài hạn để lũng đoạn kinh tế, có thể là mua chuộc những người có chức quyền để giành những ưu đãi, và biến họ thành những kẻ cam tâm bán rẻ quyền lợi Tổ quốc; Những kẻ chủ trì chiến tranh lai cũng không quên mang lại lợi ích ngắn hạn cho một bộ phận dân chúng, để họ tiếp tay cho chúng thực hiện cuộc chiến tranh lai.
             2. Giặc Tàu thực hiện chiến tranh lai thế nào?
          Chúng ta lấy ví dụ ngay trên đất nước Việt Nam chúng ta.
          Nói theo ngôn ngữ của chiến tranh nhân dân, cuộc chiến tranh lai mà Trung Cộng đang thực hiện trên thế giới và ngay ở Việt Nam thực sự là một cuộc chiến tranh nhân dân sâu rộng nhất. Trong cuộc chiến tranh lai, Trung Cộng huy động một cách triệt để sự tham gia của tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội của cả hai quốc gia, Việt Nam và Trung Cộng: từ anh xe ôm đến các chị buôn bán nhỏ, các thương lái, các nhà thầu, người cầm đầu các cơ quan chuyên môn, các nhà lãnh đạo, các chính khách, một số nhà khoa học, các nhà công nghệ và các sĩ quan trong lực lượng vũ trang.
          Sau đây là một vài ví dụ quen thuộc mà chúng ta thậm chí nghe đã nhàm tai, nhưng được phân tích từ giác độ chiến tranh lai.
          a. Lừa Việt Nam vào bẫy nợ và những khoản đầu tư kém hiệu quả
          Biện pháp này nhằm làm tận diệt xói mòn các nguồn lực quốc gia.
          Trước hết, chúng ta lấy ví dụ một công trình cỡ lớn, là Bô-xít Tây Nguyên.
          Nông Đức Mạnh, 3 lần ký tuyên bố chung, một lần với Giang Trạch Dân, hai lần với Hồ Cẩm Đào, rước giặc Tàu trấn đóng Tây Nguyên dưới hình thức khai thác bô-xit. Sự kiện này đã gây những làn sóng phản đối rất mạnh, nhưng chủ yếu nêu những lý do về văn hóa, môi trường, quốc phòng,... có một số bài bàn về hiệu quả đầu tư, nhưng chưa bài nào bàn từ giác dộ chiến tranh lai.
          Báo điện tử VnExpress ngày 18.3.2014 có bài cho biết hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ lỗ mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Các nguồn tin chính thức của Nhà nước dự kiến, nó sẽ lỗ trong khoảng 11 năm. Như vậy, trong 11 năm, chúng ta có thể hình dung tổng tiền lỗ phải lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
          Xem xét một công trình nhỏ hơn, là công trình Đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Công trình này cũng thuộc về giặc Tàu. Công trình được ký kết năm 2008, với tổng vốn đầu tư trên 500 triệu USD. Báo Tuổi trẻ ngày 18.6.2016 cho biết, đến thời điểm này, vốn đầu tư đã tăng trên 866 triệu USD, đến hôm nay có lẽ đã vượt trên con số tỷ USD.
          Trong khi đó, báo chí đưa tin, 90% các công trình công nghiệp đều rơi vào tay các nhà thầu của giặc Tàu. Vậy, chúng ta hãy hình dung, nền kinh tế Việt Nam chịu đựng một khoản lỗ bao nhiêu mỗi năm?
          Không cần thiết thu thập toàn bộ số liệu thống kê, nhưng với các nghiên cứu ngẫu nhiên ở bất cứ công trình nào có bàn tay Trung Cộng trên đất Việt Nam, đều có thể nhận ra, giặc Tàu đang cuốn hút đất nước ta vào bẫy nợ và những khoản đầu tư kém hiệu quả đến mức có thể làm suy kiệt nền kinh tế.
          b. Phá hoại kinh tế gia đình của nông dân nghèo
          Bên cạnh chủ trương tận diệt các nguồn lực cơ bản của nền đại công nghiệp, giặc Tàu cho thương lái len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm để phá hoại từng vườn cây, ao cá, từng khoảnh ruộng nhỏ nhoi với vài luống ngô của nông dân nghèo.
          Với chiêu thức này, chúng ta có thể liệt kê rất nhiều ví dụ
          Một dạo, giặc Tàu cho thương lái đi mua chè vàng. Hết giai đoạn chè vàng lại tiếp đến giai đoạn thu mua chè bẩn. “Chè vàng” là chè chặt thô, phơi héo vàng, được thương lái thu mua với giá cao. Còn “Chè bẩn” là loại chè đào bới lẫn đất, được xử lý còn cẩu thả hơn, nhưng cũng được thu mua với giá rất cao, xúi giục nông dân tự mình triệt phá những đồi chè rộng lớn để bán cho thương lái của giặc Tàu. Kết quả là các xí nghiệp chè không còn nguyên liệu chè để mua, các đồi chè bị triệt phá.
          Đến mùa vải trỗ quả, thì chúng ta lại thấy thương lái của giặc Tàu xuất hiện, chúng đi thu mua lá vải với giá cao ngất ngưởng, và nông dân cắt lá vải bán cho thương lái, và thế là cây vải mất nguồn dinh dưỡng hấp thụ từ lá. Kết quả là mất mùa vải vì không thể tiếp diễn quá trình sinh học cho việc đơm trái.
          Ở những vùng trồng ngô thì người ta thấy bọn giặc Tàu đến thu mua râu ngô non, cũng với giá cao ngất ngưởng. Và thế là nông dân nghèo thu hái những bắp ngô non để bán râu ngô, tự tay triệt phá vụ thu hoạch ngô sau đó.
          Không biết bao nhiêu câu chuyện cười ra nước mắt từ khắp các vùng đất nước, chúng ta đang chứng kiến những người nông dân đói nghèo tự mình tiếp tay cho những mưu đồ triệt phá nền kinh tế trang trại và kinh tế hộ đang mới bắt đầu nhen nhóm mong manh.
          c. Triệt phá mọi nguồn lực của sản xuất
          Thương lái Trung Cộng đi thu mua dây đồng vụn, xúi giục các đồng tặc khắp cả nước cắt trộm dây đồng từ các đường dây cao áp, phá hoại nguồn cung cấp điện cho công nghiệp và dân dụng.
          Vẫn bọn chúng, thông qua các công ty Việt Nam, thu mua cáp quang đã qua sử dụng, xúi giục dân nghèo lặn xuống biển cắt cáp quang phá hoại mạng cáp liên lạc viễn thông, một đòn vô cùng hiểm độc đánh vào hệ thống liên lạc viễn thông của Việt Nam.
          Vẫn bọn chúng, thu mua rễ hồi, triệt phá một nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dược liệu.
          Rồi vẫn bọn thương lái Trung Cộng đi khắp hang cùng ngõ hẻm ở miền Bắc để thu mua móng trâu, với giá một bộ móng cao hơn giá một con trâu, triệt phá sức kéo của nông dân nghèo. Nông dân lại được bán thêm một con trâu thịt sau khi cắt móng. Hết thu mua móng trâu, bọn thương lái lại vào miền Nam thu mua đuôi trâu, cũng với giá một cái đuôi cao hơn giá một con trâu. Kết quả là trâu chết. Nông dân lại được bán thêm một con trâu thịt. Câu chuyện lại diễn ra hệt như khi chúng mua móng trâu.Kết quả là chúng phá hoại tan hoang sức kéo của nông dân nghèo.
          Chúng thâm nhập vựa lúa Nam Bộ thuê nông dân trồng khoai trên diện rộng để nông dân phá lúa trồng khoai với sự cổ xúy trên công luận của một vị Giáo sư, Hiệu trưởng đại học và Đại biểu Quốc hội. Rồi chúng tính toán để ngày giao sản phẩm chậm hơn so với ngày nước nổi, để khoai bị hà (sùng) vì ngập nước không thể bán được với giá cả đã thỏa thuận trong hợp đồng. Với chiêu này, chúng đã làm được ba việc: Một là, làm phá sản các hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam; Hai là, biến vựa lúa Nam Bộ thành một vùng đất đói nghèo; Ba là, biến nông dân Việt Nam thành kẻ đồng phạm với chúng phá hoại kinh tế Việt Nam.
          Còn ở Đồng bằng Bắc Bộ, bọn thương lái Trung Cộng bày trò thu mua cây si (một loại cây cảnh) với giá hàng chục triệu đồng một cây. Đầu tiên người ta không hiểu, sau mới vỡ lẽ là chúng làm một công việc phá hoại sản xuất rất tinh vi, là phân tán nhân lực, đất vườn màu mỡ để trồng cây si, đợi ngày bán cho giặc Tàu với giá hời. Nhưng chờ mỏi mắt chúng cũng không trở lại. Kết quả là nông dân nghèo bỏ những mảnh vườn màu mỡ vốn trồng cây có ích để chăm những vườn cây cảnh vô tích sự, tính đến nay có lẽ đã đến vài thập niên.
          d. Tàn phá môi trường và mở rộng chiến tranh sinh học
          Thương lái Trung Cộng đi thu mua ốc bươu vàng với giá cao để nông dân ra sức nuôi ốc bươu vàng. Sau đó chúng ngừng không mua nữa, ốc bươu vàng lan khắp đồng ruộng, ăn hại lúa tệ hơn sâu cắn lúa.
          Cũng như vậy, chúng đi thu mua mèo để chuột phát triển, rồi lại bán thuốc diệt chuột, nhưng thực chất là thuốc kích dục chuột để phát triển đàn chuột phá hoại cân bằng sinh thái.
          Vẫn chiêu thức mua bán như đối với các mặt hàng trên, chúng thu mua rắn và bán giống rắn để nông dân nuôi rắn tràn lan. Và rồi chúng dừng không mua nữa, dân thả rắn khắp các cánh đồng, làng xóm làm rối loạn xã hội.
          Thu mua rễ sim cũng lại là một chiêu thức tinh vi, chúng cuốn hút nông dân phá trụi đồi sim để đào rễ, biến những vùng đồi phủ xanh thành đồi trọc.
          Các cuộc chiến tranh sinh học xuất hiện từ thời Đế quốc La Mã, nhưng bọn Trung Cộng đã phát triển chiến tranh một cách đa dạng hơn.
          Bán sữa cho trẻ em với những chất độc hại đến quá trình phát triển của trẻ.
          Bán thuốc tăng trọng lợn, thuốc nuôi lợn siêu nạc, đều là thịt lợn nhiễm những hóa chất độc hại gây ảnh hưởng dài hạn đến sức khỏe con người.
          Bán thuốc kích thích tăng trưởng cây trồng, nhưng chứa đựng những hóa chất độc hại.
          Thải chất độc vào môi trường, dẫn đến chết cá trên diện rộng, rồi chúng lại cho người đi thu mua cá chết để làm nước mắm. Những người am hiểu đều thừa biết chúng sẽ tạo ra nguồn thức ăn để đầu độc lâu dài cả một dân tộc.
          e. Tạo ra tình trạng bất ổn định xã hội
          Một thời thương lái giặc Tàu đi thu mua gỗ sưa với giá cao ngất ngưởng. Dân tình không hiểu gỗ sưa dùng làm gì. Chúng tung dư luận, mua gỗ sưa để làm đồ thờ, vì gỗ này là gỗ mang đặc trưng tâm linh; rồi lại có dư luận đây là loại gỗ ướp xác vĩnh cửu. Câu chuyện này thậm chí lôi kéo cả một số nhà khoa học cũng đặt vấn đề nghiên cứu giá trị của gỗ sưa. Rồi xuất hiện sưa tặc tràn lan, gây rối loạn xã hội, buộc các cơ quan hữu quan phải nghĩ biện pháp và tăng cường lực lượng bảo vệ cây sưa, phát triển lực lượng đảm bảo trật tự trị an chống bọn sưa tặc. Chưa hết, một số vùng, dân chúng đua nhau trồng sưa, lùng sục đi mua giống cây sưa. Họ tìm được nguồn giống cây sưa ở bên Trung Quốc giáp với tỉnh Quảng Ninh. Thế là dân Quảng Ninh đua nhau sang bên kia biên giới mua giống sưa về trồng, đầu tiên giá 5.000-7.000 đồng một cây, sau lên đến 15.000, rồi 70.000 một cây sưa, nhiều hộ còn phá cả vườn trồng vải để trồng sưa. Cuối cùng đến nay cũng không ai hiểu cây sưa được sử dụng làm gì, mà cả xã hội nháo nhào vì cây sưa, từ bọn lưu manh trộm cắp đến nhà khoa học. Và bỗng dưng, đến nay các thương lái mua sưa cũng mất tích luôn.
          Nhưng thu mua sưa trước hết chỉ diễn ra trên những vùng đất xa xôi, mãi sau mới tràn vào Hà Nội. Gần đây, ngay giữa thủ đô Hà Nội rộ lên cơn sốt dịch thương lái Trung Cộng “Mua đồ gỗ xà cừ”. Thế là một chủ trương được chính các cơ quan công quyền chỉ đạo: Chặt gỗ xà cừ của thành phố. Một chủ trương thay cây của Hà Nội, với đủ các lý lẽ, nào là cây chắn đường của đi bộ, nào là cây cổ thụ không còn sức chống đỡ với giông bão, nào là cần phạt quang đường không để vướng bận đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông (Ơ hay, tôi đến Sydney, thấy đường sắt trên cao len lỏi giữa những đường phố trung tâm đâu có cần đập phá những nhà cao tầng).
          g. Làm biến dạng các nền tảng đạo đức
          Bán chất kích thích sinh trưởng, bón thuốc sâu để đẹp mã rau quả, biến người nông dân [và cả một lũ quan chức ngu xuẩn hám lợi, mà lũ này lại có quyền, có ghế, nên mới thật là lợi hại trong việc tiếp tay cho chúng – BVN] vì vụ lợi mà bất chấp mọi nền tảng đạo đức, đầu độc chính con cháu mình đang sống ở các thành phố.
          Ma túy, biến những thanh niên khỏe mạnh thành những kẻ nghiện ngập, sống vật vờ và ham gây tội ác.
          Buôn bán phụ nữ qua biên giới, biến một bộ phận lao động thành một đạo quân dịch vụ tình dục cho ngoại bang, không chỉ sang Trung Cộng, mà đi nhiều nước khác.
          h. Hán hóa lâu dài dân tộc Việt
          Công nhân, kỹ thuật viên, thương nhân Trung Cộng đã tìm cách có con trong hoặc ngoài hôn nhân với phụ nữ Việt. Không ai thống kê được con số đó hiện nay là bao nhiêu, nhưng mọi người đều nhìn rõ dã tâm của giặc Tàu trong âm mưu Hán hóa dân tộc Việt. Những đứa con lai ấy đều mang quốc tịch Trung Cộng. Có thể chúng đang nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ có cuộc trưng cầu dân ý về một vùng đất nào đó là thuộc Trung Cộng hay Việt Nam, giống như cuộc trưng cầu dân ý về vùng đất Crimea của Ukrain trong mưu đồ sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga.
          Để cổ xúy cho chủ trương Hán hóa của giặc Tàu, một số nhà báo (không biết có phải được giặc Tàu thuê mướn?) viết bài ca ngợi những gia đình Hoa-Việt hạnh phúc, phải chăng là để phụ họa cho con đường Hán hóa dân tộc Việt trên đất nước này.
          i. Gây chia rẽ trong cộng đồng Việt
          Đúng như Tướng Phùng Quang Thanh từng rầu rĩ thở than, dân chúng đã căm ghét giặc Tàu đến cực độ, một xu thế không thể đảo ngược, trong khi chính quyền cố thể hiện thái độ nhu nhược trước quân xâm lược.
          Những đoàn cán bộ cao cấp được cử sang xứ Trung Cộng học tập theo thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo, được nghe một bài giảng về cái gọi là “cộng đồng chung vận mệnh” về “ý thức hệ”. Chúng giương cao cái gọi là “ngọn cờ quốc tế” đã rách nát, để vừa ru ngủ, vừa hăm dọa những kẻ yếu bóng vía, lo ngại sự sụp đổ hệ thống chính trị độc tài toàn trị đầy béo bở, lôi kéo họ về phía Trung Cộng.
          Giặc Tàu đã sử dụng một cách vô cùng gian xảo cái bẫy ý thức hệ để tạo thế đối kháng trong nội bộ cộng đồng các dân tộc Việt Nam, giữa những người mang tâm thức chung vận mệnh ý thức hệ với giặc Tàu xâm lược và những người còn mang tâm nguyện hướng về CỐ QUỐC của cha ông. Để bảo vệ ý thức hệ, đã có những lực lượng được tung ra để đàn áp dân chúng khi họ thể hiện thái độ chống giặc Tàu xâm lược. Tất cả những động thái này làm cho dân chúng ngày càng mang tâm thức đối lập với chính quyền.
          Cái bẫy ý thức hệ cực kỳ nguy hiểm. Nó làm mờ mắt một số người, không phân biệt bạn thù. Tôi nhớ rất rõ trong một buổi báo cáo thời sự năm 1974 tại diễn đàn lớn của một cơ quan trung ương giữa Hà Nội, chính tôi được nghe diễn giả, là ông HT, một vị ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác tuyên huấn khi đó đã báo “tin mừng” (nguyên văn lời ông), là “Các đồng chí Trung Quốc” đã giúp chúng ta “lấy lại” Hoàng Sa từ tay “quân địch”. Gần đây hơn, một vị quan chức lớn của Bộ Ngoại giao giải thích giữa diễn đàn một trường đại học lớn về hành vi hải tặc của giặc Tàu trên Biển Đông, là “yêu con cho đòn cho vọt”.
          k. Kéo kinh tế Việt Nam suy sụp và ngày càng lệ thuộc Trung Cộng
          Có thể nói, đối tượng của chiến tranh lai nhằm vào từ kinh tế hộ nhỏ nhoi của các gia đình đến nền đại công nghiệp của quốc gia, từ người buôn bán nhỏ ngoài chợ đến kinh tế ngoại thương.
          Một thời trên mạng đưa tin, thương lái Tàu thu mua tôm xuất khẩu của Việt Nam với giá cao, rồi ngâm tẩm kháng sinh để tái xuất sang Việt Nam với giá hời để Việt Nam xuất khẩu qua thị trường Hoa Kỳ, một dạo đã làm mất tín nhiệm mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam. Hàng loạt hợp đồng xuất khẩu nông phẩm với số lượng lớn qua Hoa Lục bỗng dưng bị ùn tắc ở các cửa khẩu biên giới làm phá sản hàng loạt đơn vị kinh doanh có quan hệ buôn bán với Trung Cộng.
          Theo những số liệu tin cậy, nhập siêu từ Trung Cộng năm 2015 là 32,3 tỉ USD, tăng 12,5% so với 2014. Nếu tính cả con số nhập lậu là 20 tỷ USD, thì tổng giá trị nhập siêu từ Trung Quốc lên đến 52 tỷ USD năm 2015. Kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc quá nhiều vào giặc Tàu. Các nhà thầu của Trung Cộng nắm tới hơn 90% các gói thầu EPC (Engineering, Procurement and Construction) chiếm 77/106 các dự án lớn thuộc các ngành trọng điểm. Việt Nam phải nhập hơn 60% nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc.
          l. Tạo thế bao vây chuẩn bị cho cuộc chiến tranh tổng lực
          Bên cạnh thủ đoạn chiến tranh lai, giặc Tàu ráo riết chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nóng. Điều này không phải chúng ta vu oan cho chúng. Các cuộc chiến tranh xâm lược đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, đại quân tấn công các tỉnh biên giới năm 1979, đánh chiếm Trường Sa năm 1988 và những thủ đoạn lấn cột mốc biên giới diễn ra thường xuyên không thể biện minh cho giọng lưỡi “16 chữ vàng 4 tốt”, là thứ chỉ đủ sức lừa mị một số người nhẹ dạ.
          Với kinh nghiệm thu được từ các cuộc chiến tranh xâm lược, giặc Tàu đang dùng chiêu bài hợp tác kinh tế, và mua chuộc một số lãnh đạo chính quyền các cấp và các địa phương, để tạo thế bao vây ngày càng siết chặt:
          Thuê dài hạn 300 ngàn hecta rừng đầu nguồn (tương đương diện tích tỉnh Thái Nguyên), ngày càng mở rộng vòng vây xung quanh biên giới Việt Nam
          Cảng nước sâu Vũng Áng, tàu ngầm có thể ra vào bất cứ lúc nào, nối liền các căn cứ quân sự quanh đảo Hải Nam với Việt Nam.
          Các khu công nghiệp ngày càng phụ thuộc Trung Cộng với công nghệ lạc hậu, thu hút lượng lớn vốn đầu tư và hoạt động kém hiệu quả, bù lỗ triền miên, như kiểu Bô-xít Tây Nguyên và Đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
          Các khu du lịch của các công ty của Trung Cộng hoặc có nguồn gốc từ Trung Cộng đang hình thành từ khắp mọi miền đất nước. Hàng loạt cơ sở và vùng đất của Trung Cộng ngang nhiên treo biển hiệu bằng tiếng Tàu, vé tầu Cát Linh - Hà Đông cũng bằng tiếng Tàu, thậm chí nhiều nơi còn cấm người Việt qua lại.
          Phải chăng, các cơ sở này đang cùng với hàng loạt cơ sở khác hợp thành những vùng đất tô giới của giặc Tàu trên khắp đất nước ta.
          Hàng loạt đường cao tốc mà Trung Cộng thắng thầu đang nối liền biên giới Trung Cộng với Hà Nội đi suốt chiều dài đất nước, đợi khi Trung Cộng mở cuộc chiến tranh tổng lực, thì chỉ sau vài tiếng là đại quân xâm lược của giặc Tàu có thể tiến thẳng vào Hà Nội và kiểm soát suốt chiều dài đất nước.
          Các cơ sở công nghiệp, du lịch mà Trung Cộng đã cắm chốt, với hàng ngàn công nhân, rất có thể là những đơn vị quân đội trá hình sẵn sàng tham chiến khi chúng gây ra sự biến trên đất nước ta.
                 3. Về chiến lược ứng phó với chiến tranh lai
              Bây giờ chưa phải đã quá muộn khi đề ra một chiến lược ứng phó với cuộc chiến tranh lai của giặc Tàu xâm lược. Ứng phó với chiến tranh lai là một vấn đề vô cùng nan giải, vì Trung Cộng đã sử dụng một cách rất gian xảo một chiến thuật dùng người Việt để đánh người Việt. Vì những kẻ tiếp tay cho Trung Cộng trong chiến tranh lai để hủy diệt người Việt cũng chính là người Việt. Chúng ta hãy bình tâm suy xét.
              Để hoạch định chiến lược ứng phó với cuộc chiến tranh lai của Trung Cộng, chúng ta cần làm rõ, ai là kẻ tiếp tay cho Trung Cộng trong cuộc chiến tranh lai và ai sẽ phải đối mặt với giặc Tàu để chống lại cuộc chiến tranh lai?
              Vấn đề thứ nhất: Ai tiếp tay Trung Cộng trong chiến tranh lai?
              Như đã phân tích, chiến tranh lai thực chất là một cuộc chiến tranh nhân dân rộng khắp của Trung Cộng, đang sử dụng chính người Việt để hại người Việt, và đang diễn ra trên chính đất nước của người Việt nhằm chống lại chính người Việt. Giặc Tàu đã huy động một cách đa dạng không chỉ dân nước HỌ và cả chính dân Việt Nam vào cuộc chiến tranh này.
              Dân nghèo Việt Nam và dân nghèo Trung Cộng chuyển hàng lậu qua biên giới, tiếp tay cho bọn thương lái Trung Cộng.
              Thương lái Việt nam tiếp tay cho thương lái Trung Cộng đi thu mua đủ các mặt hàng nhằm tận diệt mọi nguồn sinh lực của Việt Nam. Cũng chính thương lái Việt Nam đang tiếp tay cho thương lái Trung Cộng phát tán các chất độc hại đến tận các bản làng hẻo lánh để làm suy yếu sức sống của dân tộc Việt.
              Các nhà đầu tư Trung Cộng cũng được các nhà đầu tư Việt Nam tiếp tay để lũng đoạn đến tận gốc rễ nền kinh tế Việt Nam.
              Một bộ phận quan chức chính quyền các cấp của Việt Nam là những người tiếp tay mạnh nhất, vì không có họ thì giặc Tàu không thể thuê đất, thuê rừng, không thể có tay trong giúp họ thắng thầu tới 90% các dự án đầu tư.
              Vấn đề thứ hai: Ai chống lại chiến tranh lai của Trung Cộng?
              Cũng chính những tầng lớp dân cư ấy: Dân nghèo Việt Nam; thương lái Việt Nam; các nhà đầu tư; lãnh đạo và nhân viên chính quyền các cấp. Không có họ thì cuộc chiến chống cuộc chiến tranh lai của Trung Cộng là bất khả thực thi.
              Có thể nói, không ai khác, mà chính dân tộc chúng ta phải tỉnh ngộ để chống lại cuộc tự sát tập thể này.
              Trong cuộc chiến tranh lần này, chúng ta không hy vọng sự tham gia của các sắc dân Trung Cộng, như kiểu vận động dân chúng chính quốc để có những thanh niên, như Raymonde Dien và Henri Martin nhiệt thành ủng hộ Việt Nam như thời chiến tranh chống Pháp.
              Chúng ta không đánh giá thấp ý thức giác ngộ của dân tộc Trung Hoa vĩ đại, những người đã làm nên Phong trào Ngũ Tứ ngày 4 tháng 5 năm 1919, với 3000 sinh viên Bắc Kinh xuống đường, lôi kéo hàng chục vạn người tại 22 tỉnh và 150 thành phố nhằm phản đối Hiệp ước Versaille, trong đó có điều khoản bàn giao đất đai Trung Hoa giữa các đế quốc, đòi đất đai Trung Hoa phải thuộc chủ quyền của người Trung Hoa. Nhưng chúng ta đang thấy một thực trạng về nhà nước Trung Cộng đương đại, là một nhà nước độc tài toàn trị, đã phản bội mục đích của Phong trào Ngũ Tứ, nhưng có tài lừa bịp và đàn áp dân chúng, để dân chúng hùa theo tội ác của họ trước nhân loại.
              Đã đến lúc, không thể chậm trễ hơn được nữa, các cơ quan hữu quan của Việt Nam cần quan tâm đến cuộc chiến tranh lai mà Trung Cộng đang thực hiện trên đất Việt Nam.
              Vấn đề thứ ba: Một cơ may lịch sử cho Việt Nam?
              Phải chăng là một cơ may lịch sử cho Việt Nam khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến tranh thương mại với Trung Cộng, và mới đây, ông tuyên bố chưa hề có ý định ngưng chiến. Chiến tranh thương mại mà Mỹ phát động trước đối thủ Trung Cộng thực chất cũng là một cuộc chiến tranh lai mà Mỹ đang áp đặt lên nhà nước Trung Cộng. Cuộc thương chiến mà Mỹ phát động đang là sức ép, làm cho kinh tế của Trung Cộng lao đao.
              Trong tương quan thế giới hiện nay, có lẽ chỉ có Mỹ mới là đối thủ có đủ sức đối trọng để chống lại các cuộc chiến tranh lai mà Trung Cộng đang sử dụng để tung hoành ngang dọc trên thế giới.
              Vấn đề cuối cùng: Chiến lược ứng phó thế nào với chiến tranh lai?
              Thứ nhất, đây cũng là một cuộc chiến tranh nhân dân, mọi tầng lớp nhân dân cần được huy động cho cuộc chiến chống lại chiến tranh lai của giặc Tàu.
              Thứ hai, trong cuộc chiến này, chiến lược ứng phó không thể thực hiện chỉ bằng những lời kêu gọi lòng yêu nước thương nòi, mà phải bằng các chính sách, chính sách trong tất cả các lĩnh vực mà cuộc chiến tranh lai đang lấn tới.
              Thứ ba, trong cuộc chiến tranh nhân dân kỳ này, từ các cấp lãnh đạo đến mọi tầng lớp dân chúng phải có sự đồng lòng, trước hết là chống lại các thủ đoạn chia rẽ của giặc Tàu, đoàn kết mọi tầng lớp dân chúng, đoàn kết quốc tế vì mục đích chống chiến tranh lai, từ kinh tế, văn hóa đến các chiêu trò mị dân “cộng đồng chung vận mệnh” và Hán hóa dân tộc Việt Nam.
                   4. Vài lời kết thúc
               
                        Từ các phân tích trên đây, tôi xin tạm nêu mấy lời kết thúc: 
              1. Giặc Tàu đang thực hiện ráo riết cuộc chiến tranh lai với Việt Nam và với thế giới, đang bôi nhọ thanh danh của Phong trào Ngũ Tứ chống lại Hiệp ước Versaille với điều khoản vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc.
              2. So với tất cả các vương triều Hán tặc đã đô hộ Việt Nam, từ Hán, Ngô, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, đến Trung Cộng, thì Trung Cộng là một triều đại có những thủ đoạn bẩn thỉu nhất, đê tiện nhất đối với dân tộc Việt Nam. Chúng ta không thể để giọng điệu “cộng đồng chung vận mệnh” lừa mị, che lấp tội ác của giặc và chia rẽ dân tộc chúng ta.
              3. Một thực tế ngày càng lộ rõ: Dân tộc Việt Nam đang tự sát tập thể trước cuộc chiến tranh lai của Trung Cộng. Nhưng không ai khác, chính dân tộc Việt Nam phải được thức tỉnh để thoát khỏi cuộc tự sát tập thể này.
              4. Một cơ may lịch sử cho Việt Nam khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh thương mại với Trung Cộng. Nó đang làm Trung Cộng suy yếu, và là cơ hội để Việt Nam có thêm sức mạnh chống chiến tranh lai của Trung Cộng.
              5. Tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều chiến hữu đang đương quyền. Bên cạnh những kẻ biến chất tôi không muốn nhìn mặt, tôi nhận ra vẫn còn rất nhiều người giữ được lương tâm trong sáng, căm ghét giặc Tàu, có tâm nguyện với dân tộc. Tôi rất tin họ sẽ giang tay bảo vệ đất nước này.
              6. Chiến lược ứng phó với Trung Cộng cũng trên tư tưởng chiến tranh nhân dân. Nhà nước cần công bố chính sách huy động nỗ lực của toàn dân để chống lại cuộc chiến tranh lai lần này trên mọi lĩnh vực, mọi ngành hoạt động, từ kinh tế, thương mại, văn hóa, y tế, khoa học, giáo dục, v.v...
              7. Bây giờ đang là thời điểm hành động rồi. Không chậm trễ hơn được. Lịch sử đang phán xét chúng ta.
              8. Dù trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn mong đợi sự thức tỉnh của những người con của Phong trào Ngũ Tứ, những người con của dân tộc Trung Hoa vĩ đại, những người con đã đổ máu trên Quảng trường Thiên An Môn dưới bánh xích xe tăng cộng sản năm 1989... Các bạn hãy cùng đứng về phía người anh em Việt Nam chống lại tập đoàn cộng sản Hoa Lục đang xâm lược giày xéo đất nước Việt Nam, đang gieo rắc đủ thứ tai ương mang tính hủy diệt trên đầu dân tộc Việt Nam và nhiều dân tộc khác trên thế giới này.
              Hà Nội, 100 năm ngày Phong trào Ngũ Tứ(1919-2019) và 10 năm ngày trang Bauxite Việt Nam ra đời (2009-2019)
              Chú thích:
              1. https://en.wikipedia.org/wiki/Hybrid_warfare
              2. Georgios Giannopoulos: Phát biểu tại Hội thảo của EE-ISAC, Tháng 9/2018, Athens, Hy Lạp
              3. https://www.researchgate.net/publication/268444446_HYBRID_WARS_The_21st_-_CENTURY'S_NEW_THREATS_TO_GLOBAL_PEACE_AND_SECURITY
              4. Xem https://en.wikipedia.org/wiki/Hybrid_warfare
              5. Deep, Alex (2015-03-02). "Hybrid War: Old Concept, New Techniques"Small Wars Journal. Small Wars Foundation. Retrieved 2015-08-05.
              汉语版本:
              南需要拥有应付中共的混合战争的有效战略
              武高潭
              一、序言 马上到五四运动100年纪念日,我的脑袋忽然划过一个想法:“真羞耻,华陆共产集团(以下简称中共)正在违背并侮辱五四运动的名声,当他们进行发动反世界各个民族(包括越南民族)的混合战争”。 对于现代军事科学,混合战争(hybrid war/hybrid warfare)是一个较新的概念。于2008年在美国国防部的参谋机构,“混合战争”的主题第一次被提到。到2011年美国军队总司令- George W. Casey 提出混合威胁的警报,主要说明混合战争将带来的危机(1)。 谈起混合威胁,另外一个研究者 - G. Giannopoulos 给出定义是:“一系列通过正常或者不正常方式,通过外交、军事、经济、科技活动,由政府或者非政府机关联合的方法,造成压力与变化,得到特殊目的,可是一直在有宣布的战争的程度之下(2)。 在“混合战争:21世纪全球安全与和平的新威胁”这篇文章,作者Bachmann 与Gunneriussion 提出混合战争的威胁与对21世纪全球安全与和平的影响(3)。 通过观察亚洲、非洲、欧洲的很多国家,包括具有经济发展国家,可以看出来,混合战争正在由政府或非政府组织、公司、投资者、商家等进行实现,混合战争以规模不同普遍出现在世界各国,对国家安全造成多样与沉重的破坏影响。 混合战争是不宣布的一场战争,不使用军队、火枪、坦克、装甲车、战舰、飞机等,也不使用火箭与炸弹,而使用非武装方法来进行全方面破坏对方的发展目标,垄断下层基础,污染环境,沦丧社会道德 (4)。 混合战争跟冷战的区别在于,冷战的话,对抗双方偷偷地准备武装,关系一直很紧张,不停地恐吓对方,使用各种禁运与封锁。而混合战争却使用友好方式使对方上当。 中共在世界发动的混合战争,目前主要通过委婉与灵活方式而进行,有可能是提供长期借款以便垄断经济,也有可能用金贿赂有职权的人以便享受优惠政策,并把这些人变成为了自己利益甘心情愿出卖祖国的权利。混合战争发动者也不忘给一部分民众提供短期利益,让他们给汉贼提供借力以便进行混合战争。 二、汉贼如何进行混合战争? 就拿越南来举例子。 从人民战争的语言来讲,中共正在全世界(包括在越南)进行的混合战争确实是最全面最彻底的一场人民战争。中共成功地挑动两个国家的所有社会阶层参与这场混合战争:从摩的哥、小卖部老板到商家、投资者、专门机构首领、领导者、政客、甚至一些科学家、高科技创造者、武装力量的士官等。 以下是一些早就耳熟能详的例子,从混合战争的角度来讲。 
              1. 将越南推入债务奸计及效率低的各种投资项目
              这办法将把国家财源彻底地衰落。 首先,谈到大型工程的,就拿西原铝石矿项目来说。 农德猛三次签署共同宣言,一次跟江泽民,两次跟胡锦涛,以铝石矿开发为形式,迎接汉贼进来占住西原。这件事引起强烈的反响,可是主要只提出关于文化、环境、国防等的缘由,有一些谈到投资效果,却没有从混合战争的角度来讲。 于2014年3月18号,越南VnExpress电子报表示,每年新莱与仁基两个铝石矿试点项目亏本几千亿越南盾。国家正式信息来源预计,这两个试点项目在11年内会一直亏本。可见,在11年内,亏本金额可高达几万亿越南盾。 再看吉玲- 河东城市铁路线工程,是规模比起来小一点的一个工程。该工程也落在汉手里。该工程于2008年签署合同,投资金额高达5亿美金。于2016年6月18号,青年报 (Tuoi Tre)表示,到这个时间段,投资金额已达8.66亿美金,到今天,应该已经超过十亿美金了。 另外,各种报刊显示,90%工业工程都落在汉贼投资者的手里。那么,一起来想想,每年越南经济需要承受多大的亏本金额呢? 不需要收集所有统计数据,只根据对任何跟汉贼有关的项目进行偶然研究,都可以看出来,汉贼正在将越南推进债务奸计及效率低的各种投资项目,将导致越南经济衰竭。 
              1. 破坏贫困农民的家庭经济
              进行毁灭大工业的基本财源的同时,汉贼让奸商走遍无数大街小巷,为了破坏贫困农民的每颗蔬菜、每块鱼池、每块田地。 关于这个招式,可以列举很多例子。 有段时间,汉贼让奸商去收购“干黄茶叶”。“干黄茶叶”收购完了,又开始收购“脏茶叶”。“干黄茶叶”是粗糙采取然后晒干的茶叶,却被奸商以高价格收购。“脏茶叶”是采取回来还混着土,处理更加随便的茶叶,也被以高价格收购,这样一来,农民亲自毁掉宽广的茶叶园林,为了给奸商卖出“干黄茶叶”与“脏茶叶”。后果是茶叶企业没能收购茶叶原材,宽广的茶叶园林彻底被毁掉。 当荔枝准备结果时,奸商又出现。他们以高价格收购荔枝的叶子,然而农民就把叶子割下来卖给他们。因此,荔枝树没法吸收叶子的营养,导致结果的生化过程无法进行,农民也没有荔枝果子可收获了。 在种玉米的那些地方,汉贼又以高昂的价格来进行收购嫩玉米须。然而贫困农民为了卖出去嫩玉米须,把嫩玉米全部摘下了,成熟的玉米也就再无下文了。 从全国各地,不知道还有多少哭笑不得的故事,可见,越南贫困农民正在给汉贼接力以毁掉才刚开始的农庄经济与家庭经济户。 
              1. 破坏生产的所有财源
              中共奸商到处收购废铜,煽惑全国各地的“铜贼”偷窃高压电线里的铜线,破坏给工业及民用提供的电力财源。 也是他们,通过越南的公司,收购已使用的光缆,煽惑贫困农民潜下海里偷窃光缆,破坏通信行业的光缆,这是一个针对越南通信系统的非常险毒的手段。 也是他们,到处收购八角茴香的根子,破坏药材工业的一个原料财。 也是中共奸商,走遍越南北方的大街小巷,以高到无法理解的价格收购牛蹄子(一部牛蹄子比一头牛还贵),因此,贫困农民就没法耕地了。因为,把牛蹄子切了之后,贫困农民把牛给卖了。过一陈子,奸商又去越南南部收购牛尾巴,也给出一把牛尾巴比一头牛还贵的价格。结果牛死了。贫困农民也把牛卖了。故事的演进跟北方卖牛蹄子走到一块儿。到最后贫困农民无法耕地了。 依着一位教授兼大学校长兼国会代表的鼓动,他们浸入越南南部耕种水稻地区,雇佣贫困农民大规模地种植红薯。然后他们算好,把收购红薯的日子推到水位升高之后,让红薯变质因为被淹在水里,不能以合同规定的价格卖出。这样下来,他们同时达到三个目标:一、使越南出口大米合同无法履行;二、使南部耕种水稻地区变成一个贫困地区;三、使越南农民变成他们的从犯,给他们接力破坏越南经济。 然而在越南北部平原,中共奸商另出手段,他们到处以几千万越南盾一棵树的价格收购榕树(一种景观树)。刚开始大家都不懂,后来才明白这是一个破坏生产工作非常险毒的手段。人力分散,肥沃土地用来种植榕树,贫困农民等待着一高价格卖给给汉贼。可是再怎么等奸商也不再出现。结果贫困农民把本来可以种植有价值的植物的肥沃土地用来种无数无用的景观树,到现在也许都有几十年了。 
              1. 破坏环境及展开生化战争
              中国奸商以高价格收购福寿螺,使贫困农民拼命地养殖福寿螺。然后他们终止收购,福寿螺覆盖农田,吃水稻比虫子还厉害。 一样的招式,他们收购猫,使老鼠不断发展,然后又卖出去灭老鼠药,可是其实就是激情药,老鼠吃了就会提高交配率,老鼠越来越多,破坏了生态平衡。 还是那招式,他们一方面收购蛇,一方面卖出去各种品种的蛇,导致贫困农民到处养殖蛇。到了一定时间,他们终止收购,农民把蛇到处乱放,深刻影响社会治安。 收购桃金娘的根子也是一个险毒招式,他们煽惑农民把桃金娘园林砍光,为了拔走根子,使绿色园林变成光秃秃的。 生化战争出现在罗马帝国时代,可中共奸商使其更多样化地发展。 给儿童出售具有影响儿童成长的有害成分的奶粉。 出售养猪的激素药、瘦肉精,生产出来具有化学毒害成分、长期影响人类身体健康的猪肉。 出售包含着化学毒害成分的植物激素药。 将化学毒害成分倒入环境,导致鱼儿大规模死亡,然后又雇佣农民去收购死亡鱼儿回来做鱼露。明白人都知道他们将生产出来长期毒害整个民族的食物来源。 
              1. 造成社会不稳定状况
              有段时间,汉贼奸商以高昂价格收购黄花梨木。大家都不懂黄花梨木有何用处。他们挑动舆论,说购买黄花梨木为了做祭祀品,因为这种木子有灵性;还说这种木子具有永久保存遗体的作用。有一些科学家竟然为了这件事进行研究黄花梨木的价值。然而,林贼到处都有,搞乱社会治安,使有关部门不得不进行加强黄花梨木木的保护工作,并且发展确保治安力量,防止林贼。另外,在一些地方,人民争先恐后地种植黄花梨木,到处查找购买黄花梨木的各种品种。他们找到挨着广宁省在中国种植的一种黄花梨木,然后广宁人争先恐后地去边界购买这种树回来种,刚开始是5-7千越南盾一颗苏,然后1万5越南盾一颗树,到7万越南盾一棵树,有人甚至把荔枝园林拔光,以黄花梨木代替。到现在人们还无法理解到底黄花梨木有何用处,而导致从偷窃流氓到科学专家,全社会都不得安宁。而且,收购黄花梨木的奸商再也不见了。 可是收购黄花梨木这招式刚开始只出现在遥远地方,后来才进入了河内。最近,正在河内首都中心,兴起中共奸商收购桃花心木的热潮。然而出现公权机关的主张:砍掉市内的桃花心木。以树枝挡住行车视线、古树没有抵抗风暴的作用、为了不遮挡吉玲-河东城市铁路线(奇怪,我到了悉尼,看到空中列车来回穿错在市中心,而人家并不需要拆除高楼大厦)等各种理由,主张更换河内行道树。 
              1. 导致社会道德沦丧
              出售激素药、防腐保鲜剂等,使农民为了利益而沦丧道德,亲自投毒自己在城市生活的孙子。 毒品,使健康年轻人成为孤鬼野魂、行凶做恶的吸毒鬼。 进行边境叛卖妇女,使一部分劳动力量变成为外邦提供色情服务的队伍,不仅叛卖妇女到中国,而且到了其他国家。 
              1. 长期汉化越南民族
              中共工人、技术员、商人等通过婚内外寻找办法跟越南妇女生孩子。没人能统计出来目前这个数字是多少,可大家都看透汉贼想汉化越南民族的野心。这些混血孩子都拥有中国国籍。也许他们在期待着将来的一场全民公投决定一块土地到底属于中共还是越南,跟克里米亚到底留在乌克兰还是进入俄罗斯的那场全民公投一样。 为了鼓动汉贼的汉化主张,有一些报刊主笔(不知是否被汉贼雇佣?)写出来华-越婚姻幸福的文章,是否为了加快汉化这个民族的速度呢? 
              1. 使得越南社区内部分歧
              正如冯光青将军认为,民众已经对汉贼厌恨至极,这是不可颠覆的趋势,可是,政权却对侵略者表示出来懦弱的态度。 根据两国领导人的协议,派遣到中共学习的高级干部团都要参加听关于“命运共同体”及“意识系”的一节课。他们举高已经破烂的所谓的“国际旗帜”,一边催眠民众,一边恐吓那些胆小鬼,因为害怕给自己带来很多利益的独裁专制政治系统被推翻,他们想方设法让民众站在中共那边。 汉贼特别狡猾地使用了“意识系”,造成越南民族社区内部分歧,有着对抗势力,一边是跟汉贼有着命运共同体意识系的人们,一边是心愿一直向往祖先的“古国”的人们。为了保护意识系,当民众表示出来反汉态度,一部分武装力量便出动,进行压迫民众。这些动态使民众越来越对政权有着对抗心态。 意识系奸计非常危险。它使一些人眼睛蒙蔽,敌我不分。我记得特别清楚,1974年在河内一个中央机构的新闻报告,发言人是政治部政治委员 - 负责宣传工作的HT先生,我亲自听到他报“喜事”(他的原话),“中国同志们”已经帮我们从“敌人”的手里把黄沙“抢回来”。不久前,外交部一位高级领导在大学网站上解释汉贼在东海上的行为是“骂是疼打是爱”。 
              1. 使越南经济衰落并日益依赖中共
              可以说,混合战争的对象针对着所有,从弱小的家庭经济户到国家的大工业,从集市上的小卖部老板到外贸经济。 有一阵子,网上这样流传,华人商家以高价格收购越南出口虾,然后给虾注射抗生素,再以便宜价格卖到越南去,越南商人把这些虾出口到美国市场,导致有段时间客户对越南出口虾失去了信任。以大规模出口到华陆的越南农品的项目呆滞在边界,导致跟中共有商贸关系的很多经营企业破产。 根据可靠数据,2015年从中共逆差达323亿美金,比2014年增长12.5%。如果把200亿美金的走私金额也算进来,2015年从中国逆差总价值达520亿美金。越南经济日益太依赖中共了。中共投标者占领EPC (Engineering, Procurement and Construction) 投标项目的90%,占77/106重点行业的个大项目。越南需要从中国进口超60%原材料。 10) 为总体战争做准备,建立包围趋势 一边进行混合战争,汉贼一边使劲地准备热武器战争。这样说完全不是冤枉他们。1974年侵占黄沙战争、1979年大军进攻边境各省事件,1988年侵占长沙战争及经常发动侵占界碑的手段等这些不能为了十六金字的方针做了狡辩。此方针只可以欺骗幼稚天真的人而已。 从各种侵略战争吸取出来的经验,汉贼正在使用经济合作招式,贿赂一些政权与当地领导等办法,使包围趋势越来越紧: 长期租赁30万公顷源头深林(等于太原省面积),越来越扩大越南边境的包围趋势。 在深水永安港,潜艇可以随时出入,把海南岛周围的军事基地与越南领土连在一起。 工业区越来越依赖中共,然而科技落后,吸收大量投资金额却带来效率很低,长期亏本,比如西原铝石矿及吉玲 - 河东城市铁路线等项目。 属于中共公司或者来源于中共的很多旅游景区正在全国各地形成。在中共很多地区与基地,用汉语写的广告牌子公然挂着,吉玲 - 河东线的票上也写着汉字,甚至有些地方还禁止越南人进入。 是否这些基地以及另外很多基地正合成属于汉贼的租借地? 中共中标的一系列高速公路正在把中共边界与河内连接起来,沿着整个国家的领土。等中共发动总理战争,只要几个小时汉贼的侵略大军将进攻河内并且控制整个国家的领土。 中共已扎营的工业基地、旅游基地,拥有者数千工人,很有可能是每当发生事变,随时可以参战的伪装军队。 三、关于应付混合战争的战略 现在提出一个可以应付汉贼的混合战争的战略还不是特别晚。应付混合战争是特别艰难的问题,因为中共已经很狡猾地使用“以越南人打越南人”的战术。因为给中共借力毁灭越南人也就是越南人。所以需要平静下来,好好考虑。 规划应付中共的混合战争的战略之前,需要弄清楚,在这个混合战争,谁是给中共借力的人,谁需要面对汉贼做出反抗? 第一问题:在混合战争谁给中共借力? 如以上分析,混合战争其实是中共的一场最全面人民战争,正使用越南人来伤害越南人,正进行在这个国家,目的为毁灭整个民族。汉贼已煽动不只他们的人民,而且还煽动越南人参与这个混合战争。 越南贫困农民与中共贫困农民把走私产品运过边界,给中共奸商提供借力。 越南商家给中共商家提供借力,收购各种各样的产品,毁掉越南全部精力财源。也是越南商家正给中共奸商提供帮助,让他们把有害物质撒放在最荒谬遥远的山村,使越南民族活力丧失。 中共投资者也得到越南投资者的借力,以便最深刻地垄断越南经济。 越南政权各层级的一些官职就是给中共借最大力的人,因为如果没有他们,汉贼不能在越南租赁土地、深林,也不能中标90%投资项目。 第二问题:谁站起来对中共的混合战争做出反抗? 也就是那些属于各个社会层次的人:越南贫困农民;越南商家;投资者;领导者,国家政权及各个层次的干部等。如果没有他们,对付中共的混合战争的一场战争也就无法实现。 可以说,不是别的人,这个民族需要自己醒悟,以便从这次集体自杀顺利逃走。 在这次混合战争,我们不期待中共不同民族的人民的参与,比如进行宣传鼓动中国人民,以便出现像反法战争时代,像衷心支持越南的Raymonde Dien与 Henri Martin的法国公民。 我们不低估伟大中华民族的觉悟意识,于1919年5月4号,他们发动了五四运动,3000度北京大学生上街示威游行,吸引22省及150城市的几十万人参加,目的为了反对凡尔赛条约,其中包括反对帝国之间对中华领土分割条款,要求中华领土归于中国人。可是当代中共现状我们看见的是,一个独裁专制的国家,已经违背五四运动的目的,只会欺骗与压迫民众,使其民众也跟着对人类做出罪恶行为。 不能再拖了,现在越南有关部门需要立刻关注中共正在越南进行的混合战争。 第三个问题:给越南的历史机遇? 当美国总统唐纳德 - 特朗普发动美中商贸战争,是否这就是越南的历史机遇?不久前,他宣布还没有打算停战。此商贸战争其实也是美国正在强制中共的一场混合战争,其使中共经济面临困难。 当前的世界形式而言,也许只有美国具有足够的抵抗力,以便应付中共正在全世界发动的混合战争。 最后问题:战略该如何应付混合战争? 第一,这也是一场人民战争,全部社会层次都需要参与反抗汉贼的混合战争。 第二,在这场战争,应付战略不能只通过爱祖国爱同胞的口号,而需要履行混合战争涉及到的所有领域的各种政策。 第三,在这场人民战争,从高级领导到各个社会层次的人们需要团结起来,反对汉贼的内部分歧手段,实现民众团结、国际团结,目的为反对混合战争,从经济文化到“命运共同体”的催眠手段及汉化越南民族等方面。 四、结语 从上述分析,本人在此简略总结如下: 1)汉贼正在使劲地发动在全世界(包括在越南)的混合战争,屈辱反对凡尔赛条约(包括侵犯中国领土主权条款)的五四运动的名声。 2)跟所有汉贼王朝已经统治过越南比起来(从汉、吴、随、唐、宋、元、清到中共),中共是对越南人民使用着最脏骯最卑鄙手段的一个王朝。我们不能被“命运共同体”的说法欺骗,其得逞让遮藏敌人的罪恶,使民族内部分歧。 3)越来越看得清楚:越南民族面对中共的混合战争,正在进行集体自杀。不是别的人,这个民族需要醒悟,以便从这次集体自杀成功逃走。 4)当美国发动美中商贸战争,这是越南的历史机遇。该商贸战争正使中共衰弱,这是一个机会,让越南拥有更强力量以便面对中共的混合战争。 5)本人有机会接触当任官职的很多战友。有的人已经道德丧失至极,可是还有很多人还有着良知精明,厌恨汉贼,一心忠诚于民族。本人相信在任何时候他们都愿意敞开双手保护这个国家。 6)应付中共的混合战争也是一场人民战争。国家需要公布鼓动全民参加的政策,在经济、商贸、文化、医疗、科学、教育等所有领域,所有行业,同心协力进行反对混合战争。 7)现在正是行动的时刻。不能再拖迟。历史正在判决我们。 8)在任何环境下,我们都等待发动五四运动的人们的孩子 - 伟大中华人民的孩子 - 于1989年在天安门广场被共产的坦克的履带伤害的人们的孩子的觉悟。希望你们站在越南兄弟这边,反对正在侵略践踏越南、正在撒放在世界各国与越南人民的头顶上各种具有消灭性的灾厄的华陆共产集团。 100年五四运动(1919-2019)与10年铝土矿越南网站论坛 (2009-2019)于河内 武高 注释: 
              Georgios Giannopoulos: 发表在EE-ISAC的会议, 2018-09, Athens, Greek.
              Deep, Alex (2015-03-02). "Hybrid War: Old Concept, New Techniques"Small Wars Journal. Small Wars Foundation. Retrieved 2015-08-05.
              V.C.Đ. Tác giả gửi BVN

              Đặc san số 2 - 10 năm diễn đàn “Bauxite Việt Nam” (5.2009-5-2019) – Những kỷ niệm và những điều cần biết sau 10 năm khai thác bauxite Tây Nguyên

              Đặc san số 2 - 10 năm diễn đàn “Bauxite Việt Nam” (5.2009-5-2019) – Những kỷ niệm và những điều cần biết sau 10 năm khai thác bauxite Tây Nguyên

              Lê Phú Khải

              D:\Pictures\Insigne BVN 2.JPG 
              D:\Pictures\Lê Phú Khải.jpg
              Một buổi chiều oi bức giữa tháng 3 năm 2009, nhà văn Phạm Đình Trọng đến tôi và nói: Tôi vừa viết lên mạng internet gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phản đối cho Trung Quốc vào khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nhưng chỉ có mình tôi lên tiếng… cô đơn quá!!!
              Tôi bảo anh Trọng: Ông đã kiến nghị Thủ tướng rồi, thì tôi phải phản đối lên Tổng Bí thư mà thôi…
              Đêm hôm đó (19.3. 2009), tôi viết bài Thư ngỏ của một công dân ngoài đảng. Trang mạng BBC tiếng Việt đã đăng trang trọng bài viết đó vào ngày 23.3.2009.
              Trong thư ngỏ gửi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đó, tôi đã nhắc đến các ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Phạm Đình Trọng về vấn đề khai thác bauxite, và đặc biệt nhấn mạnh đến việc Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa các mỏ bauxite ở nước mình trên toàn quốc từ 2008 vì tính chất độc hại tàn khốc đối với môi trường sinh thái. Vì nhân đạo mà trước đây Liên Xô cũng đã khuyên ta không nên khai thác bauxite ở Tây Nguyên…
              Sau khi trang mạng BBC tiếng Việt đăng bài Thư ngỏ của một công dân ngoài đảng, biên tập viên của BBC là nhà báo Lê Quỳnh cho biết, BBC nhận được rất nhiều comment về bài đó. Nhà báo Lê Quỳnh là con trai của nhà văn Trần Hoài Dương, nguyên biên tập viên Tạp chí Cộng sản, người đã hướng dẫn nghiệp vụ và kết nạp đảng viên dự bị Nguyễn Phú Trọng chính thức vào đảng ngày 19.12.1968.
              Trước làn sóng phản đối việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên ngày một dữ dội, Bộ Chính trị đảng CS Việt Nam đã có một phiên họp đặc biệt về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
              Có một câu chuyện hay có thể gọi là một kỷ niệm nhiều chất humour đối với tôi sau đó. Và trước đó, tôi cũng đã nhận được nhiều chuyện đầy chất humour như thế trong cuộc đời làm báo của mình.
              Số là, sau cuộc họp của Bộ Chính trị về bauxite, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có bảo người thư ký riêng của ông gọi điện đến Tiến sỹ Tô Văn Trường, người khá thân thiết với ông, để hỏi anh Tô Văn Trường vì sao Lê Phú Khải là đảng viên mà lại viết thư qua BBC nhan đề “Thư ngỏ của một công dân ngoài đảng” (!)?
              Khi tôi còn là phóng viên thường trú của Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long nhiều năm, có nhà riêng tại Mỹ Tho và đặt “bureau” ngay tại nhà, một lần Chủ tịch tỉnh Tiền Giang là ông Nguyễn Công Bình đến bảo tôi: Thường vụ (tỉnh) mới họp, quyết định kỳ này giới thiệu đồng chí tham gia cấp uỷ (phường) để đồng chí giúp đỡ địa phương (phường) và để hằng tháng đồng chí khỏi lên thành phố Hồ Chí Minh họp chi bộ (!). Tôi chưa kịp nói gì, nhưng nhìn vẻ ngạc nhiên của tôi, ông Chủ tịch tỉnh vốn nghiêm nghị và quyết đoán đã nghiêm nét mặt nói: Đồng chí không được khiêm tốn! Nói xong, ông lên xe ra về.
              Tôi than với vợ tôi rằng: Kỳ này có lẽ tôi “tới số” rồi, vì “không được khiêm tốn”!
              Chưa hết, sau hơn 10 năm có lẻ thường trú cho Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long, tôi về làm việc tại cơ quan thường trú của Đài tại thành phố Hồ Chí Minh, một hôm, hai cán bộ lãnh đạo cấp trưởng - phó ban của báo Sài Gòn giải phóng tranh luận với nhau về việc Lê Phú Khải có phải là đảng viên hay không? Người bảo có, người bảo không. Cuối cùng người ta cá cược nhau một thùng bia! Họ gọi điện về nhà hỏi vợ tôi… Khi tôi về đến nhà, vợ tôi kể lại chuyện này và bảo: Đến bây giờ mà mấy ông Sài Gòn giải phóng còn… nặng về lý lịch! Tôi bảo với bả: Dù sao thì tôi cũng mừng cho đảng, vì người ta thấy tôi tử tế nên nghĩ tôi là đảng viên (!).
              Ít ngày sau khi ông Tư Sang hỏi ông Tô Văn Trường về tôi thì diễn đàn Bauxite Việt Nam ra đời do Giáo sư Huệ Chi làm tổng biên tập. Ngay lập tức, cả một rừng phản biện về khai thác bauxite ở Tây Nguyên được đăng tải trên diễn đàn Bauxite Việt Nam. Phản biện toàn diện, từ xử lý môi trường đến vận chuyển thành phẩm ra biển, hạch toán lỗ lãi…
              Tác dụng của trang mạng này mạnh mẽ đến mức Tổng biên tập Huệ Chi bị công an mời lên chất vấn dài dài… Cũng từ đó mở đầu cho một giai đoạn các tổ chức xã hội dân sự cùng với các trang mạng của họ ra đời. Các kiến nghị lấy chữ ký, thư thỉnh cầu, các tuyên bố dân sự xuất hiện ngày một nhiều.
              Lịch sử đấu tranh ôn hoà để dân chủ hoá đất nước trong lòng chế độ độc tài toàn trị ghi công những người đầu tiên lập nên diễn đàn Bauxite Việt Nam.
              Như một tất yếu, khi xã hội Việt Nam quyết không cải cách chính trị, chỉ cải cách kinh tế, với kinh tế thị trường “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì cái quái thai này đã tàn phá dữ dội toàn diện đất nước.
              Với 10 năm cầm quyền, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bật đèn xanh cho cả hệ thống chính trị ăn cướp đất đai, tài sản của dân để xây dựng phe cánh, tạo thế lực riêng cho mình, với hy vọng tranh giành quyền lực ở đại hội 12. Dũng đổ, kinh tế, đạo đức xã hội cũng đến hồi sụp đổ.
              Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn củng cố đảng, chống tham nhũng và “đốt lò”, nhưng lại thù ghét tam quyền phân lập, luôn miệng chống “các thế lực thù địch”… thì chỉ là một trò hề, một tấn tuồng lố bịch! Hơn nữa, Trung Quốc cũng không bao giờ cho ông Trọng chống tham nhũng thật sự. Họ luôn duy trì một Việt Nam hèn yếu và hỗn loạn… Tham nhũng ngày một lan tràn, vì cái gốc của nó là thể chế độc tài đảng trị vẫn giữ nguyên, thậm chí còn xiết chặt đàn áp dân chủ, đàn áp báo chí hơn bất cứ lúc nào.
              Như một lẽ tự nhiên, diễn đàn Bauxite Việt Nam từ chỗ chỉ phản biện về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên, đã trở thành một trang mạng xã hội của trí thức trong và ngoài nước phản biện về tất cả những chính sách kinh tế, xã hội, chính trị của nhà nước đảng trị, công an trị. Trung Quốc đưa giàn khoan khủng vào Biển Đông, tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, vụ làm tàu cao tốc, dự luật đặc khu, vấn nạn cướp đất ở Đồng Tâm, Thủ Thiêm, vườn rau Lộc Hưng, nạn gian lận thi cử, nạn bạo hành ở trường học… tất cả những vấn nạn kinh hoàng ấy của đất nước đều được Bauxite Việt Nam phanh phui, phê phán không khoan nhượng. Vì thế, cho đến nay, sau 10 năm tồn tại, mặc dù cả một rừng các trang mạng khác, các blog cá nhân ra đời như măng mọc sau ngày mưa, diễn đàn Bauxite Việt Nam vẫn là “tờ báo” được đông đảo bạn đọc đón nhận từng ngày. Sức sống của trang Bauxite Việt Nam mãnh liệt và không một luật an ninh mạng nào xoá bỏ được nó ở thời đại công nghệ 4.0 này.
              Ngay từ những ngày đầu, tôi đã phản đối quyết liệt việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, tham gia viết bài cho diễn đàn Bauxite Việt Nam và là bạn đọc thường xuyên của trang, vì thế tôi theo dõi từng diễn biến lớn nhỏ suốt 10 năm qua về đề tài bauxite Tây Nguyên.
              Với tất cả vốn liếng và kinh nghiệm nghề nghiệp hơn 40 năm theo đuổi công việc của “người trinh thám cuộc sống” - như người đời đã gọi các nhà báo, tôi gắng sức điều tra và thấy cần thông báo về tình hình khai thác bauxite Tây Nguyên như sau:
              Như các cụ ta xưa có câu: Trong cái rủi có cái may, Trung Quốc cấm khai thác bauxite ở nước họ, nhưng lại bắt chư hầu Việt Nam khai thác cho bằng được để bán cho họ, bắt Việt Nam mua các thiết bị khai thác kém chất lượng của họ (!). Nhưng với tinh thần sáng tạo, ý chí của mình, các kỹ sư Việt Nam đã giải quyết được tất cả những trục trặc trong dây chuyền công nghệ do thiết bị kém chất lượng của Trung Quốc. Việt Nam đã làm chủ được công nghệ. Từ năm 2016 sản xuất đã ổn định và có lãi. Năm 2018 nhà máy Tân Rai sản xuất được 670.000 tấn alumin (nhôm oxit), lãi 2.000 tỷ, trong khi phải đầu tư 15.000 tỷ. Nhân Cơ sản xuất được 650.000 tấn alumin (nhôm oxit), lãi 1.700 tỷ, trong khi phải đầu tư 17.000 tỷ.
              Khi nói về vấn đề lãi, các nhà kinh tế sẽ đặt câu hỏi, bán tài nguyên của đất nước đi thì có thể gọi là lãi được không? Có người lại nêu vấn đề, các nhà máy bauxite nằm trong Tổng công ty Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty đang báo lỗ thì lãi của hai nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ vẫn nằm trong lợi ích nhóm, ngân sách quốc gia không được hưởng gì.
              Hiện nay Trung Quốc không mua nhôm oxit của Việt Nam để sản xuất nhôm nữa, họ chủ yếu mua của Brazil. Trung Quốc không mua nữa, ta lại bán cho Nhật và Ấn Độ với giá cao hơn, 360 USD một tấn.
              Sau nhiều bầm dập, sau nhiều bất cập, đến bây giờ các kỹ sư Việt Nam có thể lắp đặt toàn bộ dây chuyền công nghệ, từ làm tổng công trình sư đến thiết kế, mua sắm thiết bị… cho một nhà máy tuyển bauxite, phát triển lên thành một công nghệ mạnh mang thương hiệu Việt Nam. Các lãnh đạo ở Nhân Cơ và Tân Rai cho hay: Nếu làm nhà máy mới, tất nhiên là mua sắm thiết bị của G7, không đời nào mua của Tàu. Hiện các kỹ sư của Tàu đã về nước hết.
              Tuy nhiên, theo các nhà khoa học môi trường, hiệu quả thực sự của dự án Bauxite Tây Nguyên vẫn là một bài toán rủi ro khó lường, nó bất cập ngay từ đầu, vì chỉ dựa vào quyết tâm chính trị của nhà nước.
              Thông thường làm dự án thí điểm thì dự án không lớn. Nhưng Việt Nam làm luôn hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ, lại sử dụng cùng một nhà thầu và sử dụng công nghệ của nhà thầu này luôn là một sai lầm ai cũng thấy. Về chất lượng sản phẩm cần phải có so sánh với alumina (nhôm oxit) của một số nước khác, không thể nói chung chung là đạt chất lượng thế giới. Nếu chất lượng thấp thì dùng vào các mục đích khác như trong lĩnh vực chất mài, chất đánh bóng, chất chịu lửa, thuỷ tinh, gốm… Về lâu dài thì phải đầu tư công nghệ thải bùn đỏ khô, không thể bỏ qua chi phí này.
              Hồ bùn đỏ là vấn đề rất lớn về môi trường. Hiện VN chỉ mới giải quyết chống chảy tràn giữa hai ô chứa bùn đỏ (block – khoang). Vấn đề chống tràn toàn hồ chưa có, và tháo nước tràn này đi đâu, trong khi mưa ở Tây Nguyên rất lớn? Kinh nghiệm cho thấy thảm họa vỡ hồ bùn đỏ ở Hungari xảy ra vào mùa mưa.
              Nhìn bằng mắt thường, hồ bùn đỏ được xây dựng khá vững chãi. Nhưng quan ngại nhất đối với hồ bùn đỏ ở Tân Rai và Nhân Cơ là rò rỉ kiềm vào nước ngầm và nước mưa tràn.
              Nhiều chuyên gia khuyên không nên dùng màng chống thấm thông thường với môi trường kiềm, hoặc nếu có sử dụng thì chỉ dùng trong thời gian ngắn.
              Vấn đề chọn nhà thầu Trung Quốc với những điều khoản hợp đồng tù mù, bất lợi mà không ít người đã nhìn thấy và can ngăn không được. Nay “việc đã rồi” này phải được giải quyết thật minh bạch trong thời gian tới.
              Cần xem xét thật thận trọng kiến nghị của TKV về khả năng mở rộng công suất của dự án. Nếu có công ty tư nhân nào muốn đầu tư thì phải tạo điều kiện cho họ, nhưng phải là công nghệ tiên tiến.
              Cuối cùng, Bộ Công Thương phải báo cáo Quốc hội về hiệu quả thực sự của dự án   bauxite 10 năm qua về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
              Chính vì thế mà diễn đàn Bauxite Việt Nam còn nguyên giá trị phản biện, giá trị thời sự của nó sau 10 năm tồn tại.
              Người viết bài này có một đề nghị: Nhân kỷ niệm 10 năm trang mạng Bauxite Việt Nam, thiết nghĩ có nên lập một Ban giám khảo, xét trao giải cho những cây viết đã tham gia diễn đàn Bauxite Việt Nam 10 năm qua? Một giải Nhất trị giá 500.000 VN đồng, giải Nhì 300.000 VN đồng và một giải Khuyến khích 100.000 VN đồng. Là độc giả chăm chỉ của diễn đàn Bauxite Việt Nam, tôi đề nghị trao giải Nhất cho Tiến sĩ Tô Văn Trường, người đã phản biện rất hiệu quả những bất cập trong dự án làm đường tàu cao tốc năm 2010, góp phần cho dự án phản dân hại nước này phải hủy bỏ vĩnh viễn.
              TP HCM, 4.2019
              L.P.K.
              Tác giả gửi BVN

              Đặc san số 2 - Mười năm, Bauxite Việt Nam vững tiến

              Đặc san số 2 - Mười năm, Bauxite Việt Nam vững tiến

              Ngô Nhân Dụng
              D:\Pictures\Insigne BVN 2.JPG
              Image result for Hình nhà văn Ngô Nhân Dụng   
              Dionysius I (c. 432-367 TCN) là một bạo chúa ở Syracuse, một thành phố Hy Lạp trên đảo Sicily. Ông cũng là một người thích làm thơ, không khác gì các ông Stalin và Hồ Chí Minh. Một hôm Dionysius đưa cho thi sĩ Philoxenus coi một tác phẩm mới của ông. Nhà thơ Philoxenus người đảo Cythera, đã từng bị quân Hy Lạp bắt khi họ đánh chiếm đảo. Bị bán làm nô lệ cho một thi sĩ phú hào rất rộng lượng ở Athenes, Philoxenus được ông chủ dạy làm thơ, soạn nhạc. Ông chủ yêu tài, trả tự do cho Philoxenus. Philoxenus tới sống ở Syracuse lập ra một trường phái “Nhạc Mới”.
              Nhưng Philoxenus có tánh hay nói thật. Nghe thơ của Dionysius, thấy ngửi không được, ông nói ngay rằng thơ của nhà vua chẳng ra gì cả. Ông còn thành thật khuyên nhà vua đừng bao giờ làm thơ nữa. Việc viết khẩu hiệu nên để cho các thi sĩ hạng hai, hạng ba, họ có nghề múa mép, không nên bắt họ thất nghiệp.
              Lập tức, Dionysius ra lệnh bắt giam Philoxenus, cho đi học tập cải tạo ở một công trường khai thác đá.
              Ngày hôm sau, không hiểu sao Dionysius lại hối hận, mời nhà thơ vào triều dự tiệc. Dạ yến chiêu đãi văn nghệ sĩ tất nhiên là vui lắm, đại khái quý vị có thể tưởng tượng được, đủ các thứ sơn hào hải vị, có văn công giúp vui, vũ nữ ra múa. Sau khi đã uống rượu khá nhiều, thi hứng của nhà vua lại nổi lên. Ông đứng dậy ngâm một bài thơ của mình, thứ thơ kiểu “Ta nhất định thắng, địch nhất định thua.” Đọc thơ xong, Dionysius quay lại nhìn thi sĩ Philoxenus, hỏi: “Đồng chí thấy bài thơ mới thế nào? Đồng chí đã thay đổi ý kiến về tài thơ của trẫm chưa?”
              Philoxenus đứng dậy, nghiêng mình, cung kính cúi chào ông vua. Rồi ông lững thững đi ra cửa, bảo tên lính đeo gươm hầu phụ trách an ninh nội chính: Chú làm ơn cho tôi trở về hầm đá!
              Các văn nghệ sĩ và các nhà trí thức muốn nói thẳng, nói thật, rất khó sống dưới ách độc tài, dù là chế độ quân chủ chuyên chế ngày xưa hay là chế độ độc đảng chuyên chính ngày nay.
              Cho nên, phải vui mừng khi thấy Mạng Bauxite Việt Nam do các nhà trí thức Việt Nam chủ trương đã sống được mười năm dù giữ vững thói quen “nói thẳng những lời trái tai” (trung ngôn nghịch nhĩ).
              Ra đời năm 2009, Bauxite Việt Nam may mắn hơn những người trí thức, văn nghệ thời Nhân văn - Giai phẩm hơn 50 năm trước. Thời thế đã thay đổi. Một đảng cầm quyền mang tên “cộng sản” nhưng chỉ lo làm ăn chung để chia phần với tư bản trong nước và tư bản quốc tế thì không thể dùng còng số 8 bịt miệng người dân như trong thế kỷ trước.
              Khác với Nhân văn, Giai phẩm, do các nhà văn nghệ khởi xướng nhằm đòi quyền tự do phát biểu, Bauxite Việt Nam xuất hiện vì những vấn đề chính trị: Dân Việt đứng lên bảo vệ môi trường sống đang bị các công ty khai thác ngoại quốc đe dọa; do đó cũng chống cảnh chính quyền Việt Nam quá lệ thuộc Bắc Kinh.
              Từ cuối năm 2007 chính quyền Cộng sản Việt Nam đã cho các công ty Trung Quốc khai thác nhiều hầm mỏ ở nước ta. Việc khai mỏ bauxite ở cao nguyên miền Trung đã tàn phá nhiều vùng đất trồng cà phê, nhiều hồ “bùn đỏ” chứa chất độc hình thành, các nhà vườn không đủ nước tưới.
              Khi dư luận lên tiếng phản đối, Nguyễn Tấn Dũng, là Thủ tướng lúc đó, đã thách thức nói rằng cho người Trung Quốc khai thác bauxite là một “chủ trương quan trọng của đảng và nhà nước”. Mặc dù trước đó Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cam đoan với các nhà khoa học môi trường rằng sẽ không cho ai khai thác bauxite.
              Cái gọi là “chủ trương quan trọng của đảng và nhà nước” là kiếm tiền. Họ đặt hy vọng vào lời hứa Trung Cộng sẽ đem tiền từ bên Tàu đầu tư vào nước ta.
              Việt Nam chịu cảnh thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc thường xuyên. Không thể giảm bớt thâm thủng, phải có tiền đầu tư ngược chiều vào để bù lại. Trong ba tháng đầu năm 2009, số đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam lại giảm bớt 40 phần trăm, càng thấy cần tiền của Trung Cộng. Ông Nguyễn Tấn Dũng qua Tàu gặp Thủ tướng Ôn Gia Bảo để bàn chuyện gia tăng giao thương từ $20 tỷ tới $25 tỷ mỹ kim.
              Mua bán nhiều hơn có nghĩa là sẽ thâm thủng nhiều hơn. Dự án khai thác bauxite hứa hẹn đầu tư $15 tỷ trong 15 năm. Lúc đó thì công ty Trung Quốc Chinalco đã bắt đầu khai phá khu mỏ thứ nhất, và nhờ Alcoa, một công ty Mỹ, nghiên cứu khả năng khai mỏ thứ nhì.
              Người Việt Nam vốn không ưa Trung Cộng. Chúng ta đã lo cảnh hủy hoại môi trường sống, lại thêm lo khi các công ty Trung Cộng đến tàn phá rừng núi nước mình, làm cho bao nhiêu đồng bào miền núi mất đất sinh sống! Dân Việt Nam còn căm phẫn trước làn sóng những công nhân Trung Cộng sang Việt Nam làm việc, quây quần riêng với nhau ở những địa điểm chiến lược, như Nhật báo Anh quốc, tờ Financial Times, ghi nhận “Chinese workers flooding into the strategically sensitive region”.
              Trong hoàn cảnh đó, một nhóm nhà trí thức đã cùng Giáo sư Nguyễn Huệ Chi lập một mạng lưới thông tin cho đồng bào cùng lên tiếng. Ngay lập tức, mạng Bauxite Việt Nam đã bị chính quyền cộng sản hai nước, Việt Nam và Trung Quốc, cùng tấn công. Báo chí quốc tế như những tờ New York Times, Financial Times, Wall Street Journal năm 2010 cùng loan tin Bauxite Việt Nam bị ‘tin tặc” tấn công, khi thấy hai công ty Google và McAfee tiết lộ.
              Công ty McAfee, chuyên về chống tin tặc, vào tháng Giêng năm 2010 đã khám phá ra âm mưu dùng “malware” từ Trung Cộng len lỏi vào một website nhu liệu viết tiếng Việt của Hội Chuyên gia Việt Nam. Rồi cả thế giới biết “Google cho thấy vụ tấn công trên mạng liên quan đến tranh chấp về khai mỏ ở Việt Nam”.
              Bauxite Việt Nam đã đứng đầu sóng ngọn gió suốt mười năm qua. Bắt đầu như một trang mạng nhắm vào một mục đích cụ thể, là chống Trung Cộng khai thác bauxite ở nước ta, sau mười năm Bauxite Việt Nam đã trở thành một diễn đàn của các công dân nước Việt. Với tư cách công dân, các nhà trí thức bày tỏ ý kiến về vận mệnh đất nước. Với tiếng nói dõng dạc đường hoàng Bauxite Việt Nam đã thể hiện quyền công dân, đi bước đầu trong việc xây dựng một xã hội công dân độc lập với những người nắm quyền.
              Nhờ có diễn đàn này, các tin tức “trái chiều” được phổ biến, các ý kiến vận động và xây dựng tự do dân chủ được trao đổi trong tinh thần tương dung, tương kính, trong đó có đóng góp của nhiều người Việt sống ở nước ngoài.
              Một diễn đàn độc lập do các công dân tự dựng lên và tham dự, như Bauxite Việt Nam, là nền tảng cho việc tranh đấu, xây dựng cũng như duy trì, bảo vệ chế độ dân chủ. Những nhà “trí thức tự do” cố gắng đưa ra những thông tin và lý luận để các công dân khác, dù họ không chia sẻ quan điểm và lý tưởng của mình, cũng có cơ hội “biết thêm” về cuộc sống chung quanh.
              Sự thật trong cuộc sống chung quanh chúng ta có thể hiện lên qua muôn vàn hình thức khác nhau. Mỗi câu chuyện có thể đem kể với những văn bản, màu sắc khác nhau. Những điều được coi là “chân lý” ngày hôm qua đến ngày mai có thể lộ nguyên hình là giả mạo.
              Vì vậy xã hội loài người phải lập nên nhiều diễn đàn tự do để công khai chạy đua, cạnh tranh với nhau trong dư luận. Đó là một mắt xích không thể thiếu của xã hội công dân. Đi đôi với kinh tế thị trường, các xã hội muốn tiến bộ cần những thị trường thông tin, thị trường ý kiến. Mỗi người trong đó có thể canh chừng không để một người, một đảng đưa dân tộc vào những con đường sai lầm quá lâu, khi biết ra thì trễ quá, sinh bao tai hại. Trước hết, là những kẻ nắm quyền hành trong tay.
              Các chế độ độc tài quân phiệt, phát xít và cộng sản, khi họ ngăn cấm thông tin, đều bắt dân chúng sống chìm đắm trong lạc hậu, lùi bước, chạy ngược chiều với lịch sử nhân loại. Bauxite Việt Nam đang đi hàng đầu để ngăn cản chính sách ngu dân đó. Từng bước một, từng bước một, ước mong Bauxite Việt Nam sẽ vững chân tiến tới.
              Mười năm qua đã có nhiều nhà báo tự do xuất hiện, nhờ các tiến bộ kỹ thuật thông tin, các mạng xã hội. Các blogger của dân Việt đã bị đàn áp, trù dập. Nhiều người hiện đang sống trong tù. Như người ta nói, “Tự do không ai đem cho không” (Freedom isn’t free). Nhưng làn sóng tự do đã nổi lên trong mười năm qua vẫn là một bước đi lớn.
              Đền đài của các bạo chúa như Dionysius đã biến trong cát bụi. Nhưng các bài thơ của Philoxenus vẫn còn khi còn người nói tiếng Hy Lạp. Trí thức con người vượt lên trên các chế độ chính trị. Những blogger, nhà báo, nhà trí thức tự do hôm nay có thể vững lòng vì họ đang tranh đấu cho tương lai nước Việt Nam dân chủ. Họ đang góp gió thành bão.
              Sẽ có ngày “Ngọn gió lạ thường sẽ thổi tới” như tựa một bài thơ của Tô Thùy Yên, một thi sĩ mới qua đời. Một ngày, ngọn gió lạ thường sẽ thổi tớiNgoài biển khơi, trên lục địa… Ngọn gió lạ thường sẽ thổi tới Quật ngã những bức tượng, xô sập những đền đài…  Một ngày, một ngày,Ngọn gió lạ thường sẽ thổi tới Thổi tới (Tô Thùy Yên, Tuyển Tập Thơ, 2018)
              N.N.D.
              Tác giả gửi BVN
              Bài đọc tham khảo do tác giả Ngô Nhân Dụng viết 10 năm trước:

              Nguyễn Huệ Chi, McAfee và Google

              Ngô Nhân Dụng
              D:\Pictures\HC 3.jpg
              Khi học giả Nguyễn Huệ Chi và một số bạn bè đứng ra lập mạng lưới thông tin cho đồng bào biết về việc Trung Cộng khai thác bô xít ở nước ta, các nhà trí thức này chắc không ngờ có ngày báo chí khắp thế giới nói đến họ. Những tờ báo lớn nhất ở Âu Châu như Financial Times, Le Monde, ở Mỹ như New York Times, Wall Street Journal trong ngày Thứ Ba, 31 Tháng Ba, 2010, đều nhắc nhở đến phong trào phản đối chính quyền cộng sản cho Trung Cộng khai thác bô xít, và những xung đột khác giữa hai nước Việt Hoa. Trong một sớm một chiều, cả thế giới biết tin các nhà trí thức Việt Nam đang chống lại việc Trung Cộng khai thác bô xít. Họ còn biết nguyên do chống đối là vì những ảnh hưởng tai hại cho môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, vân vân. Công ty khai thác nhôm Chinalco được nhắc đến như là nguồn gốc gây ra cuộc đối kháng của người dân Việt. Tiếng xấu về công ty Trung Cộng này sẽ còn lâu mới rửa được. New York Times viết tựa đề: “Googgle nối kết vụ tấn công mạng lưới với cuộc tranh chấp mỏ ở Việt Nam” (“Google Links Web Attacks to Vietnam Mine Dispute”). Financial Times viết tựa đề: “Các nhà phản kháng Việt Nam bị tin tặc tấn công” (Vietnam dissidents targeted by cyberattacks”). Cả hai đều nhắc đến nhóm các nhà trí thức chống Trung Cộng khai thác bô xít qua mạng lưới được hàng chục ngàn người vào tham dự.
              Nhật báo Financial Times đã giới thiệu bản tin về vấn đề này hai lần trên hai mục khác nhau, trên mạng lưới, một là mục tin thế giới, hai là các tin tức về kỹ thuật. Trong bản tin này, tờ báo còn vạch rõ một mối lo ngại của người Việt Nam trong vụ khai thác bô xít này, là cơn sóng những người dân Trung Cộng sang Việt Nam làm việc, ở những địa điểm chiến lược trong việc phòng thủ quốc gia (Chinese workers flooding into the strategically sensitive region).
              Nhật báo Wall Street Journal mở rộng mối quan tâm sang các doanh nhân Mỹ. Họ liên kết cuộc tấn công của tin tặc trên các nhà trí thức phản kháng ở Việt Nam với các vụ đột nhập vào mạng lưới các công ty Mỹ, do Bộ Quốc phòng Trung Quốc chủ trương, với mục đích gián điệp kinh tế. Tác giả bài báo cảnh cáo: An ninh của giới doanh nghiệp Mỹ bị đe dọa!
              Cả hai tờ báo quốc tế Financial Times và New York Times, cũng như bản tin AP đều không quên nhắc lại Việt Nam và Trung Hoa đã trải qua hàng ngàn năm thù nghịch, cuộc chiến tranh gần đây nhất mới hồi 1979, và tâm lý người Việt Nam lúc nào cũng nghi ngờ tham vọng của các chính quyền phía Bắc. Nhân dịp này, họ cũng nêu lên mối tranh chấp về các quần đảo, đặc biệt là đã ghi nhận Hoàng Sa mới bị Trung Cộng chiếm của Miền Nam Việt Nam năm 1974.
              ***
              Tất cả các tin tức trên đều lợi cho cuộc tranh đấu của người Việt Nam. Chúng sẽ nhắc nhở dư luận thế giới về những cuộc tranh chấp giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa hiện nay. Quan trong nhất là các bản tin đã giới thiệu cho mọi người biết một phong trào tranh đấu cho môi trường sống, cho chủ quyền quốc gia và đòi công lý của người dân Việt Nam. Phong trào tranh đấu này đã bị bọn “tin tặc” tấn công, hai công ty quốc tế Google và McAfee đã loan báo tin tức đó để các thân chủ của họ đề phòng; chính bản tin đó đã bùng nổ trên mặt báo chí khắp thế giới.
              Tất cả các tổ chức đấu tranh chỉ mong “thắng” được một trận như vậy trong cuộc chiến vận động, tuyên truyền của mình. Có khi họ bỏ ra hàng triệu Mỹ kim để gây nên những tiếng vang như thế này. Nhưng học giả Nguyễn Huệ Chi và Mạng lưới Bô xít Việt Nam không phải trả đồng tiền nào cả. Lý do, chỉ vì họ đang đứng về phía những lực lượng tiến bộ và đứng về phía lẽ phải. Không phải chỉ trong môi trường giữa người Việt Nam với nhau, mà lẽ phải và sự tiến bộ của chung nhân loại. Hai công ty Google và McFee tự nhiên đứng về phía Mạng lưới Bô xít Việt Nam!
              Bản tin trên các báo và của hãng thông tấn AP đều nêu tin chính từ những lời tố cáo của công ty Google và vị Trưởng kỹ thuật công ty McAfee chuyên về chống tin tặc.
              ***
              Khi có một đại công ty như Google để mắt tới, câu chuyện trở thành quốc tế! Công ty McAfee cho biết họ tìm thấy “nhu liệu phá hoại, malware” từ Tháng Giêng 2010 khi nó lẻn vào một nhu liệu viết tiếng Việt trong mạng www.vps.org, đó là Web site của Hội Chuyên gia Việt Nam, Vietnamese Professionals Society (VPS). Công ty McAfee cho biết họ đã khám phá ra “malware Việt Nam” này trong khi đang điều tra những vụ tấn công vào mạng lưới của Google trong lục địa Trung Hoa. Google bị chính quyền Trung Cộng tấn công với mục đích đột nhập và ăn trộm các dữ kiện trong hộp thư của các nhà dân chủ Trung Quốc. Cuộc tấn công thô bạo đã khiến công ty Google chấm dứt không hợp tác với Bắc Kinh trong việc kiểm duyệt mạng lưới; và hai tháng sau, công ty này đã rút khỏi Trung Hoa mặc dù sẽ bị thiệt hại về thương mại.
              Sự kiện công ty McAfee tìm ra các con virus Việt Nam trong khi đang điều tra ở Trung Quốc cho thấy hai cuộc “hành quân ăn trộm và phá hoại” các mạng lưới ở Việt Nam và ở Trung Hoa có thể bắt nguồn từ cùng một đầu não, nếu không thì cũng được phối hợp chặt chẽ ít nhất về kỹ thuật.
              Ðiều này rất dễ giải thích. Không phải chỉ riêng Cộng Sản Việt Nam lo lắng trước phong trào giới trí thức phản kháng vụ khai thác bô xít. Cộng Sản Trung Hoa cũng quan tâm vì quyền lợi kinh tế của họ. Cả hai đảng cộng sản đều muốn phá hoại không cho người Việt Nam vào mạng Bô Xít của học giả Nguyễn Huệ Chi và các nhà tranh đấu tự do dân chủ khác. Cho nên, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam nhờ các cố vấn Trung Quốc giúp trong việc phá hoại này thì cũng dễ hiểu, không khác gì các cố vấn trong vụ cải cách ruộng đất, cố vấn các cuộc chỉnh quân, chỉnh đảng nửa thế kỷ trước
              ***
              Nhưng khi hai đảng cộng sản thi hành chính sách này là họ đã khai chiến với cả loài người tiến bộ. Tiến bộ đây không phải là trên mặt kỹ thuật, kinh tế, mà tiến bộ về xã hội. Loài người đã tiến đến thế kỷ này, mọi người đều công nhận quyền được trao đổi thông tin, quyền được biết sự thật là một quyền thiêng liêng của mỗi con người. Ðó cũng là một động lực cần thiết giúp xã hội phát triển về kinh tế và văn hóa. Ngăn chặn quyền tự do đó, phá phách không cho người dân được thi hành những quyền đó, là phản tiến bộ, là chống lại cả loài người.
              Chuyên viên Neel Mehta thuộc công ty Google giải thích tại sao công ty đã công bố tin tức những vụ tin tặc do các Chính phủ Trung Cộng và Việt Nam chủ mưu. Ông viết rằng công ty nêu lên các sự kiện này để đánh thức “cộng đồng quốc tế chú ý đến vấn đề an toàn mạng lưới một cách nghiêm chỉnh. Vì mục đích là bảo vệ việc trao đổi ý kiến và quan điểm một cách tự do (free opinion flowing)”.
              Các nhà trí thức Việt Nam chủ trương Mạng lưới Bô xít Việt Nam cũng nhắm cùng một mục đích: Trao đổi thông tin và quan điểm một cách tự do. Con người chỉ làm được việc thông tin tự do khi biết kính trọng người khác và tự bảo vệ phẩm giá của mình. Cấm đoán thông tin, cấm các quan điểm khác mình không cho phát biểu, đều là những thái độ và hành động hèn nhát, làm giảm giá trị của chính người cấm lẫn những người bị cấm.
              ***
              Các chế độ độc tài phát xít và cộng sản, khi họ ngăn cấm thông tin, đều bắt dân chúng sống chìm đắm trong lạc hậu, lùi nhiều bước ngược chiều với lịch sử nhân loại. Ở nước Trung Hoa nhiều người đã than thở là khi vào Google hay Baidu tra tìm một chữ như “cà rốt” cũng gặp khó khăn, mặc dù mục đích chỉ để tìm hiểu về thức ăn hay cách trồng rau. Có lúc mạng lưới tra tìm không cho kết quả nào, vì chữ “cà rốt” mà người Trung Hoa gọi là “hồ la bặc” có chữ Hồ trong đó, các mạng lưới đã kiểm duyệt vì tránh tiết lộ các “bí mật quốc gia” về ông Chủ tịch Hồ Cẩm Ðào! Cũng giống như vậy, người tra tìm một chữ “ấm áp” (ôn) cũng gặp khó khăn vì chính quyền cộng sản muốn ngăn cản các “gián điệp” không cho dò tin tức về Thủ tướng Ôn Gia Bảo!
              Cái thói quen bưng bít đó còn đọng lại ngay cả sau khi chế độ cộng sản đã sụp đổ. Mấy bữa trước, có hai vụ nổ bom trong hệ thống xe điện ngầm ở Matxcơva từ sáng sớm khiến 39 người chết. Nhưng ba hệ thống truyền hình lớn nhất ở thủ đô nước Nga giữ lại không loan tin này. Sau đó, từ nửa giờ đến hai giờ, họ loan tin vắn tắt. Và mãi đến trưa, mới có một đoàn phóng viên đến quay phim tại hiện trường, sau khi đã dọn dẹp!
              Cuộc cách mạng thông tin khiến cho chính sách bưng bít đó không những thất bại mà còn trở thành lố bịch. Trong nước Việt Nam hiện nay cũng rất ít người biết đến Mạng lưới Bô xít Việt Nam, khiến người dân không những chán ghét mà còn khinh bỉ bọn cầm quyền. Nhờ Google, hôm nay cả thế giới được biết dân Việt Nam chống Chinalco khai thác bô xít, và các báo đều nêu rõ những lý do chính đáng. Người ta cũng biết nhiều hơn về các cuộc tranh chấp ở Hoàng Sa, Trường Sa.
              ***
              Bởi vì chúng ta, những người tranh đấu cho nước Việt Nam tự do dân chủ đang đứng cùng phía với những người tiến bộ trên thế giới. Cộng sản đang đứng về phía những kẻ cản đường không cho dân tiến bộ. Dân chủ đang lên, độc tài đang xuống, từ nửa thế kỷ nay. Trước đây 40 năm, các Chính phủ Ðài Loan, Ðại Hàn, Indonesia, Thái Lan cũng đứng về phía phản tiến bộ như cộng sản bây giờ. Nhưng khi người dân các nước trên ý thức được các quyền lợi vật chất và tinh thần của họ sẽ chỉ được bảo đảm khi mọi người cùng được tự do, quan trọng nhất là tự do thông tin, thì cuối cùng các chế độ độc tài sẽ sụp đổ.
              Trong công cuộc tranh đấu này, ở Việt Nam, các nhà trí thức phản kháng đang đi tiên phong. Trước đây không ai ngờ học giả Nguyễn Huệ Chi và các bạn ông lại có khi liên hệ với các công ty McAfee và Google. Các công ty quốc tế lớn về truyền thông đang đứng về phía họ. Vì tất cả đều thuộc những lực lượng tiến bộ trong nhân loại.
              N.N.D. Nguồn: báo  Người Việt, ngày 01/04/2010. Đăng lại trên các mạng talawasTrúc lâm Yên TửDân chủ - nhân quyền cho Việt NamDân lên tiếng...

              Đặc san số 1 – Cùng bạn đọc

              Đặc san số 1 – Cùng bạn đọc

              D:\Pictures\Insigne BVN 2.JPG
              Tính đến tháng 5-2019, trang Bauxite Việt Namtồn tại vừa tròn 10 năm.
              Thoạt đầu chỉ là một bản Kiến nghị ký ngày 12.4.2009, gửi đến Nhà nước, Quốc hội và ĐCS Việt Nam ngày 17.4.2009, khẩn thiết yêu cầu nhà cầm quyền hãy tạm gác lại toàn bộ dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên để đưa ra Quốc hội bàn bạc thật kỹ lưỡng, ngõ hầu giúp đất nước tránh được, hoặc ít nhất cũng giảm thiểu được những hậu quả khôn lường –  do ba công dân Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn và Nguyễn Thế Hùng chủ động soạn thảo và mời mọi người cùng ký tên, được đông đảo trí thức cũng như các thành phần người Việt trong ngoài nước nhiệt tình hưởng ứng.
              Nhưng mọi việc không dừng ở đấy. Như một luồng gió thổi đúng tâm nguyện số đông, sự hưởng ứng bất ngờ bùng dậy và lan đi rất nhanh. Trên internet, bản Kiến nghị được đón nhận và chuyền cho nhau, ở đâu có người Việt sinh sống lập tức ở đấy có chữ ký gửi về góp mặt (Có người như GS Ngô Bảo Châu còn viết thêm một kiến nghị cá nhân kèm vào đấy với nguyện vọng “nhiều tay vỗ nên bộp”).  Cũng là lần đầu tiên xuất hiện hình thức tập hợp chữ ký, đợt này tiếp đợt khác, để chuyển tận tay (đợt 1) hoặc chuyển bằng bưu điện (các đợt sau), nhằm trao cho các cơ quan công quyền. Đợt 2 vừa xong đã tiếp liền đợt 3… đợt 5 chưa hết lại có ngay đợt 6, đợt 7… Chẳng mấy chốc địa chỉ email chứa không nổi nữa. Nhu cầu tự nhiên là phải có một địa chỉ mới, công khai, dễ vào, để người Việt khắp thế giới cập nhật hàng ngày. Với trợ giúp của bè bạn, một trang blog đã kịp thời ra mắt. Người chịu trách nhiệm nhận chữ ký – GS Nguyễn Huệ Chi – chỉ việc ngồi một nơi ở Hà Nội và ngồi tại nhà, cứ thế mở blog, in ra rồi gửi đi.
              Vẫn chưa hết. Gửi chữ ký đi thế tất phải mong chờ phản hồi của người nhận. Cơ quan Đảng không phản hồi. Mặc. Cơ quan Chính phủ làm thinh. Cũng mặc. Cơ quan Quốc hội, tổ chức dân cử, chẳng lẽ lại thờ ơ nốt, coi mình cũng là chính quyền, đứng trên tất cả? Không! GS Nguyễn Minh Thuyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Thiếu nhi của Quốc hội (QH) và TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó văn phòng QH thuở ấy, đã hân hoan tiếp nhận Kiến nghị tận tay Nhóm soạn thảo. Và dưới hình thức này hay hình thức khác, một vài tổ chức của QH (UB Pháp luật…) sớm có phản hồi. Bên cạnh đó, hiệu ứng tích cực cũng hiện ra trong đời sống: Các trang mạng, trang blog cá nhân ở Hà Nội, Sài Gòn (Trần Nhương, Nguyễn Trọng Tạo, Quê Choa)…, bắt đầu đưa tin. Rồi hiệu ứng còn xuất lộ chóng vánh bằng phản ứng không bình thường của chính người cảm thấy… “bị chạm nọc”. Đây đích thực là một thành công: Tập đoàn Than-Khoáng sản (TKV) – một trong các “quả đấm thép” – đơn vị kinh tế quốc doanh trực thuộc Bộ Công Thương, được lệnh tiến hành lập dự án khai thác bauxite thí điểm ở Tân Rai và Nhân Cơ, không thể nào làm lơ trước dư luận về bản Kiến nghị đang ngày một rộ lên sôi nổi. Ông Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương và là người đặc trách dự án bauxite trong Tập đoàn TKV, đã tổ chức ngay một cuộc họp giao ban trong ngày 28.4.2009, phân phát một bản Thông cáo đến tận tay 300 nhà báo, dùng những lời gay gắt và không mấy thiện chí bác bỏ từng điểm của Kiến nghị (xem Thư ngỏ số 2) nhằm đối phó với sức lan tỏa của nó mà ở thời điểm bấy giờ đã có đến hàng nghìn chữ ký. Rồi cuối cùng, sau nhiều thúc bách, cũng vị Thứ trưởng ấy phải thay mặt Bộ Công Thương trình bản Dự án ra phiên họp giữa kỳ của Quốc hội vào buổi sáng 20.5.2009, nhưng những điều “trình ra” khi đã chia nhỏ Dự án thành nhiều phân khúc để tài chính không vượt quá quy định, thì không ngờ lại làm dư luận “nóng” thêm. Chỉ cần có thế. Nỗi bức xúc “khai thác bauxite” vốn được âm thầm nhen nhóm từ 2 năm trước bởi các nhà khoa học của Viện CODE, và sau đó bởi các kiến nghị gửi riêng lên cấp tối cao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, âm ỉ và trở thành dồn nén bấy lâu, bỗng chốc có dịp tuôn trào. Cả người ký vào Kiến nghị hay người chưa kịp ký, ở gần hay ở xa, đều muốn đón xem tin tức, muốn lên tiếng tỏ bày, đối thoại, bàn luận, đổi trao… từng ngày, từng ngày một, ở một địa chỉ chung nào tin cậy. Thế là do đòi hỏi của thực tế, việc không lường trước đã xảy đến: Trang blog sau đôi ba tuần lễ hoạt động, do dung lượng không đáp ứng được nhu cầu đành phải ngừng lại, nhường chỗ cho một trang web chính thức mang tên Bauxite Việt Nam(BVN) và mang diện mạo rõ ràng của một tờ báo mạng, nghiễm nhiên ra đời. Người tiếp nhận chữ ký, bất đắc dĩ cũng phải sắm luôn vai người điều hành và Tổng biên tập.
              Mới đó đã mười năm!
              Mười năm thấm thoắt, cố gắng bám sát dòng thời cuộc, nội dung chuyển tải của diễn đàn BVN đã có không ít đổi thay linh động, đi từ câu chuyện bauxite Tây Nguyên nóng bỏng trong hai năm 2009-2010 đến vô số vấn đề bức xúc, nổi cộm về sau, như: âm mưu Tàu Cộng; đường lưỡi bò trên Biển Đông; rừng phòng hộ lọt vào tay Trung Quốc; điện hạt nhân và môi trường; biểu tình chống hải giám Trung Quốc liên tục cướp bắt ngư dân Việt; công an dằn mặt-đàn áp biểu tình; giàn khoan HD981 xâm phạm lãnh hải Việt Nam; việc “tự tử” trong đồn; tù nhân lương tâm tuyệt thực; nhóm lợi ích tự tung tự tác sau lưng Nhà nước; các loại dự án cướp đất; tiếng bom Đoàn Văn Vươn; tấm gương dân oan Cấn Thị Thêu; xã hội dân sự và các kiểu dư luận viên; Công ước nhân quyền và tam quyền phân lập; vụ Formosa; đảng viên thoái đảng; vụ Đồng Tâm; vụ Thủ Thiêm và vụ Lộc Hưng; Luật đặc khu; Luật an ninh mạng; tham nhũng và “đốt lò”; BOT, v.v… Vấn đề nào cũng được bàn bạc với tinh thần thẳng thắn cởi mở, khuyến khích phản bác, phản biện.
              Đi cùng với loạt đề tài trên, cũng trong vòng 10 năm, BVN đã quy tụ được một đội ngũ cộng tác viên đông đảo, xuất thân nghề nghiệp và điều kiện cầm bút hết sức khác nhau, cách nghĩ cách viết vô cùng đa dạng, đến với diễn đàn từ mọi phương và từ nhiều thế mạnh. Từ những nhà báo chuyên nghiệp như Tống Văn Công, Lê Phú Khải, Vũ Linh, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đình Ấm, Võ Văn Tạo…, đến những nhà kỹ thuật chuyên sâu như Nguyễn Thành Sơn, Lê Quốc Trinh, Tô Văn Trường, Đặng Đình Cung, Phùng Liên Đoàn, Nguyễn Khắc Nhẫn… Từ những học giả kiêm chính khách như Nguyễn Trung, Nguyên Ngọc, Lê Xuân Khoa, Nguyễn Quang A, Dương Danh Dy, Vũ Cao Đàm, Hạ Đình Nguyên, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Khắc Mai, Chu Hảo…, đến những kinh tế gia như Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Vũ Quang Việt, Ngô Nhân Dụng… Từ những luật gia như Cù Huy Hà Vũ, Hà Huy Sơn…, đến những nhà bình luận thời sự, chính trị, triết học như Hà Sĩ Phu, Nguyễn Đăng Quang, Tưởng Năng Tiến, Tương Lai, Từ Thức, Bùi Quang Vơm, JB Nguyễn Hữu Vinh, Lê Anh Hùng, Thiện Tùng, Nguyễn Khoa Thái Anh, Ngụy Hữu Tâm... Từ những nhà văn nhà thơ như Phạm Đình Trọng, Hoàng Hưng, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Trọng Tạo, Mai Thái Lĩnh, Tiêu Dao Bảo Cự, Đinh Quang Anh Thái…, đến những dịch giả như Trần Ngọc Cư, Phạm Nguyên Trường, Hồ Bạch Thảo, Thục Quyên, Nguyễn Minh Quang… Từ các vị Giáo sư, giảng viên đại học, như Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Quang Tuấn, Dương Danh Huy, Ngô Thế Vinh, Nguyễn Đức Tường, Nguyễn Đăng Hưng, Nguyễn Hữu Liêm, Tạ Văn Tài, Hoàng Xuân Phú, Hà Văn Thịnh…, đến các khoa học gia như Trần Thanh Vân, Thái Văn Cầu…, cho đến các lão tướng như Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng Sĩ Nguyên, đến cả nhà nông thực thụ như Hoàng Kim (Đồng Tháp)… Họ đem tri thức uyên bác và kinh nghiệm thực tiễn phong phú ở nhiều lĩnh vực rọi vào các vấn đề phức tạp của đất nước, lật đi lật lại, từ đấy mở ra nhiều cách nhìn, hướng tìm tòi khả thủ.
              Trong điều kiện một đảng và một thể chế toàn trị giữ độc quyền điều hành đất nước, mục tiêu hướng tới của BVN ngay từ buổi đầu là đấu tranh cho một lộ trình từng bước chuyển hóa sang một xã hội dân chủ, trong đó người dân giành được các quyền cơ bản, có hạnh phúc cơm áo và được nói năng viết lách suy nghĩ tự do, với một bộ máy nhà nước triển giãn dần sự hành xử độc tôn để xích gần lại nguyên tắc tam quyền phân lập, tiến tới xóa bỏ độc quyền. Tất nhiên, người cầm bút và người điều hành phải cố gắng tìm được mẫu số chung ở cái ý thức coi đây là cuộc đấu tranh ôn hòa, bình đẳng, không có chút quyền lực nào trong tay, đòi hỏi một thái độ kiên trì và tỉnh táo khách quan trong kiếm tìm chân lý thay vì để cho những thiên kiến cực đoan lấn át. Mặt khác, để đấu tranh có kết quả, còn phải dành tâm sức ưu tiên “mở mang dân trí”, giúp người dân tự tỉnh thức, từ đó xây dựng dần một mặt bằng văn hóa tri thức cao, đến lúc lượng biến thành chất tự nó sẽ đẩy xã hội đi tới, như một xu thế ngấm ngầm chuyển động bên trong. Vì thế, trước sau trong ngôn luận của mình, trừ trường hợp bất khả kháng hay sơ suất, diễn đàn đều hết sức tránh mọi sự khiêu khích, phán xét đao to búa lớn hoặc khiên cưỡng áp đặt. Tuy thường xuyên phải đối thoại với thế lực đương quyền, số lớn lại là sản phẩm của tha hóa biến chất, diễn đàn không chủ trương vạch mặt bêu riếu họ trên mặt báo trong tư cách những cá nhân xấu xa cần đánh đổ, bởi rất biết việc bêu riếu cá nhân không ích gì cho đại cục, và thay đổi cá nhân này bằng cá nhân nọ không phải là lợi ích then chốt của người dân.
              Nói đi cũng có điều nói lại, trong cuộc đối thoại lâu dài xuyên suốt đến chục năm, có được một đội ngũ cộng tác viên giàu kinh nghiệm và đầy bản lĩnh làm chỗ dựa tinh thần là hạnh phúc lớn của một tờ báo, tuy vậy cũng không sao tránh được những chỗ không tương đồng về phong cách, cá tính, thể hiện trong ngôn từ biểu đạt, đôi khi cả trong tranh luận, người này nói nặng hơn người kia một tí, châm biếm sâu cay hơn một tí, và ngược lại người kia thì văn hoa văn vẻ hoặc nghiêm trang hơn người này; người này cho rằng nói đến đấy dừng lại là vừa, người kia muốn dấn sâu thêm chút nữa. Cũng có thể sự khác biệt còn xuất phát từ phương pháp và quan điểm, người này coi chủ nghĩa Marx nguyên thủy là phát kiến đúng cho mọi thời đại, chỉ đến chủ nghĩa Lenin mới hỏng mới sai, trong khi người kia nhìn thấy chính từ Marx đã mang sẵn cái gốc sai lầm then chốt dẫn đến khủng hoảng không thể cứu gỡ của thể chế hiện hành. Đòi hỏi một sự san bằng e khó mà đạt được đối với một tờ báo vốn chấp nhận lý thuyết đa nguyên. Huống chi công cuộc phản biện gian khổ mà diễn đàn tự nguyện lấy làm nội dung cơ bản, là phản biện với một đối tượng mà diện mạo không phơi bày thuần nhất; nó luôn luôn biến thái và trong vòng 10 năm qua, sự biến thái theo hướng tha hóa lại càng thấy rõ (tham nhũng tăng cấp về lượng và chất, kinh tế xuống gần đến đáy, giáo dục, đạo đức, chất lượng sống của cả xã hội đều suy giảm). Sự chênh lệch ít hay nhiều trong nhìn nhận, đánh giá, trên lý thuyết chung cũng như trong đo đếm xã hội hiện thực, giữa người này người kia, giữa thời điểm này và thời điểm khác, âu cũng chẳng có gì khó hiểu. Giờ đây nếu xem lại hàng loạt bài viết đã được công bố qua từng chặng đường khúc khuỷu, có thể có những nhận định khiến người trong cuộc cũng không còn hài lòng. Bauxite Việt Nam xin nhận hết thiếu sót về mình, duy không nên vì thế mà chúng ta khinh suất gán cho người khác mình những động cơ nặng nề về danh hay lợi, bởi ở đây là đối diện với cả một bộ máy. Lợi hay danh đều vô nghĩa trước cánh cổng nặng nề bất an của nó.
              Đúng là một diễn đàn trải qua 10 năm thăng trầm trong vòng canh/vòng vây của thể chế. Một nhúm anh chị em tác nghiệp nghiệp dư và thiện nguyện, lại phải làm như ma đuổi, đã cố gồng mình lên, vượt thoát mọi sự đe dọa, chụp bắt để có thể an toàn được 10 năm, dù nhiều khi đã tưởng không cầm cự được nữa, nhưng may vẫn tồn tại và có lẽ vẫn có lý do để tồn tại. 10 năm, mà 5 năm đầu là thời kỳ sôi động nhất, vỏn vẹn có mấy người. Ba anh em được vinh danh người sáng lập thì sau sự kiện trực tiếp đưa Kiến nghị đến “thiên đình” (xem bài Thong thả sáng Chủ nhật của Phạm Toàn), Nguyễn Thế Hùng đã phải trở về với nghiệp nhà giáo lúc nào cũng bận bịu; Phạm Toàn lớn tuổi được ưu tiên dành một nửa tâm lực để còn có thì giở nghỉ ngơi; riêng Nguyễn Huệ Chi phải gánh vác trách nhiệm thường trực, tả xung hữu đột ở phần lớn các chapeau, đề dẫn, xã luận; phải cân nhắc, lựa chọn duyệt những bài gay cấn; phải trả lời báo chí, cơ quan chuyên nghiệp đó đây như các báo và một số học giả Nhật Bản, Đức, các tờ BBCRFIVOARFA, hay tờ Jazeera ở Trung Đông cử phóng viên sang tận VN quay hình tại chỗ (xem GS Nguyễn Huệ Chi trả lời phỏng vấn báo Yomiuri)... Anh chị em BTV cũng lần lần tìm về đây một cách tự nguyện, hợp sức cùng nhau đưa tờ báo vào nề nếp, làm rõ nét tôn chỉ và định hình cho nó bằng những tiêu chí đặc thù, mở thêm các hướng thu thập bài vở, thu hút cộng tác viên cũng như độc giả, có lúc đã đưa số lượng bạn đọc lên gần 20 triệu, trở thành một tiếng nói dân sự nghiêm chỉnh, đồng hành cùng các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm và trường sức hơn, như Ba SàmViệt Nam thời báo… ở trong nước, Diễn đànDân luận… ở nước ngoài. Khi miền Trung bị cơn bão số 9 quật vào, Tòa soạn đề xướng ngay việc quyên góp công khai, được nhiều người cộng hưởng mà người nhiệt tâm nhất là chuyên gia kỹ thuật hạt nhân Hoa Kỳ TS Phùng Liên Đoàn; kế đó tổ chức hai đợt đi cứu trợ vào giữa tháng 11.2009 và thượng tuần tháng Giêng 2010, có sự tham gia của LS Nguyễn Thị Dương Hà thay mặt TS Cù Huy Hà Vũ, một văn hữu mới kết mối tương giao làm người bảo hộ luật pháp cho BVN(xem phim Bài học từ những chuyến đi nói về đợt cứu trợ thứ 2), lại liên kết với Nhóm Bách khoa Đà Nẵng, phía Nam vào đến Phú Yên, phía Đông ra tận đảo Lý Sơn và phía Tây trèo đèo lội suối lên Tu Mơ Rông (Kon Tum), chứng kiến tận mắt quang cảnh nhà cửa xóm thôn bị quét thành bình địa, nước đang chảy tràn trên sông suối, tiếng khóc mất cha mất con chưa dứt, người còn sống ngẩn ngơ như bị tâm thần…
              Bước sang năm 2010, ngày 13 tháng Giêng, Tổng biên tập Nguyễn Huệ Chi thình lình bị đoàn điều tra Bộ Công an khám nhà và thẩm vấn, và hai sáng lập viên khác cũng bị “thăm hỏi”. Trước đó mươi ngày trang BVN bị đánh sập và vô hiệu hóa, hai lá thư giả danh Phạm Toàn và Nguyễn Huệ Chi tố cáo lẫn nhau không biết từ đâu được tung lên mạng. Một đòn thử thách cân não cho người đứng đầu BVN trong liền 22 ngày, gây căng thẳng thần kinh và bải hoải thân thể, trải qua những lần xáp mặt kéo dài từ 2010 đến 2013, từ cấp Phó Cục trưởng (Nguyễn Ngọc Phi), Phó Tổng cục trưởng (Nguyễn Chí Thành), đến Thứ trưởng Bộ Công an (Nguyễn Văn Hưởng), trong điều kiện việc truyền tải thông tin bị cắt đứt, BVN vô phương hoạt động. May sao nhà giáo Phạm Toàn đã biết tin kịp thời, được anh em lập ngay một trang blog mới, ngày này ngày khác đều đặn truyền tin tức đi khắp nơi, như một cách xác nhận “nhà không vắng chủ”; vừa khích lệ người đang lâm nạn, vừa cảnh báo nhà đương cục chớ vượt quá giới hạn mà sinh chuyện không hay (Xem Các bài viết ngắn của Pham Toàn trong những ngày sóng gió). Khi được thôi thẩm vấn, Nguyễn Huệ Chi trở về, sau một đêm tay bắt mặt mừng để nói đôi lời hàn huyên với rất đông bè bạn đang vì ông mà lo lắng, lại cùng các BTV lặng lẽ vào cuộc trở lại; lập một trang mạng mới giữ nguyên tên cũ, đồng thời hòa chung với XHDS tham gia các đợt biểu tình tại vườn hoa Con Cóc, Nhà hát Lớn, quanh Hồ Gươm (Hà Nội), và trước tượng Trần Hưng Đạo (Sài Gòn), nhằm chống Tàu Cộng xây cất, gia cố loạt đảo lấn chiếm, bắt bớ, đánh đập, bắn giết và phá hoại tài sản ngư dân Việt ở Hoàng Sa; biểu tình chống y án phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ trước Tòa án tối cao đường Trần Hưng Đạo (Hà Nội); chống dàn khoan HD981 ngang ngược xông vào lãnh hải Việt Nam (HN và SG)…
              https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEggYA3oPnaV5cKjrsZpXLtvVcyczxcwbwgSxn8FQ_ORreRntiBzImNhUYyHvn88spBWJu5pg1xF4ChoxSJuP013Fd2ZpjIkdpK_aXwC-_VUPzG7tFqYKo5fHQWqXAlq7DkISGdF-4P4qAPz/s1600/P1210212.JPG
              Cuộc biểu tình quanh Hồ Gươm ngày 14-8-2011 chống Tàu Cộng khuếch trương đường lưỡi bò phi pháp, có nhà văn Nguyên Ngọc và GS Nguyễn Huệ Chi cùng nhiều trí thức, văn nhân tham gia. Ảnh: Tễu blog
              Nhưng với thời gian, sức khỏe có tiêu hao, tư thế hăng hái buổi đầu không giữ nguyên được mãi. Khoảng đầu 2012, Phạm Toàn xin thôi hẳn “chân ngoài chân trong” để chuyên tâm thực hiện bộ sách giáo khoa Cánh Buồm nhen nhóm từ 2009. Đến cuối 2013, Nguyễn Huệ Chi cũng được GS Phạm Xuân Yêm, nhà vật lý lý thuyết tên tuổi nguyên phụ trách CNRS ở ĐH Paris VI, san sẻ bớt gánh nặng, gánh thay mình phần quản trị, kể từ sau sự cố Bộ Công an lại cho tái diễn cấp tập và đột xuất hai cuộc “thẩm vấn bỏ túi” (4 tiếng mỗi cuộc), có quay phim đối với ông, khi trên diễn đàn BVN xướng xuất lấy chữ ký phản đối nhà tù K5 đẩy Cù Huy Hà Vũ vào việc tuyệt thực kéo dài dễ có cơ đe dọa đến tính mạng, hay khi vị Giáo sư nói mấy lời đồng điệu với luật gia Lê Hiếu Đằng quyết tâm rời bỏ đảng cầm quyền (xem Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của Lê Hiếu Đằng). Trong hàng ngũ BTV, KTV cũng có nhiều xáo trộn, người cũ chịu bầm dập, hoạn nạn rút ra, người mới đến thế chân, thậm chí có đến một hai vòng… Mặc dầu thế, trang mạng vẫn sống, vẫn kiên cường chống cự thắng lợi các đợt phản kích “đổ khuôn” của đạo quân thường trực phá phách triệt hạ nó. Mặt khác, tuy khiêm nhường, nó vẫn là diễn đàn ở đầu ngọn sóng, không chịu buông bỏ trách nhiệm ra Tuyên ngôn, lấy chữ ký, nhằm sát cánh với các diễn đàn dân sự khác, hưởng ứng tiếng gọi của cộng đồng, góp phần lên án thủ phạm phá hoại môi trường ở Vũng Áng và biển miền Trung làm cá chết chạy dài hơn 200 km, chỉ mặt vạch tên các loại thế lực trắng trợn phá chùa Liên Trì, kết bè cánh cướp đất và trở mặt như chong chóng ở Đồng Tâm, hoặc trâng tráo và tàn bạo đến cùng tột, công khai trống dong cờ mở kéo cả đảng và đoàn vào giữa chốn dân lành “vét sạch không chừa thứ gì” (Cướp nay có đảng có đoàn – Nguyễn Duy) ở Thủ Thiêm, Lộc Hưng…
              Để đánh dấu đệ thập chu niên của diễn đàn, BVNquyết định xây dựng một chùm đặc san 10 nămBauxite Việt Nam công bố vào cuối tháng 5-2019, mời các vị cộng tác viên kỳ cựu cũng như quý độc giả viết về nhiều đề tài khác nhau, nhằm ôn lại những gì đã gặt hái được trên con đường đã qua và rút kinh nghiệm cho bước đường đang tới mà chúng tôi nghĩ sẽ diễn ra những đổi thay quan trọng và có ý nghĩa quyết định hơn đối với tương lai dân tộc, vì không đổi thay là chết. Trong những bài đăng dịp này, chúng tôi cũng chọn đăng lại một ít bài tiêu biểu đã đưa lên trong hai năm 2009-2010, giúp bạn đọc có cơ hội hồi tưởng, chiêm nghiệm lại một vài kỷ niệm đáng nhớ về “cái thuở ban đầu”. Nhưng do chỗ trang BVN từng bị đánh sập nhiều phen, chưa hẳn đã chọn được bài xứng ý, rất mong được thông cảm cho những sơ sót không cố ý.
              Xin được bày tỏ ở đây lời tri ân sâu sắc đối với tất cả những ai đã từng đóng góp bài vở cho BVN và xin thành thật cáo lỗi những cộng tác viên không kịp nhắc tên trong bài này. Cuối cùng, xin kính trình quý bạn đọc xa gần.
              BAUXITE VIỆT NAM