Xung quanh hai lá thư giữa Hữu Thỉnh và Phan Nhật Nam
bauxitevnSun 8:02 AM
BVN xin đăng lên trang nhà một số ý kiến xung quanh hai lá thư “mời” và “từ tạ” giữa nhà thơ Hữu Thỉnh (đứng đầu Hội Nhà văn trong nước) và nhà văn Phan Nhật Nam (cư ngụ ở Hoa Kỳ) (xin xem hai lá thư tại đây) để bạn đọc xa gần hiểu được tâm trạng người cầm bút hiện nay đối với vấn đề “hòa giải hòa hợp”, vốn không chỉ là vấn đề giữa các nhà văn, và thực tế cũng không do Hội Nhà văn Việt Nam khởi xướng.
Bauxite Việt Nam
|
1. Phan Nhật Nam: Bút thép, mực máu, trái tim lửa
Phan Nhật Nam (Ảnh: Uyên Nguyên)
Có một câu thơ cũ viết về Phan Nhật Nam, khi anh còn bị cùm trong nhà tù Cộng Sản: “Bút thép, mực máu, trái tim lửa”. Ba mươi năm qua, phải công nhận Phan Nhật Nam vẫn không thay đổi. Đọc bức thư anh mới trả lời Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam ở Hà Nội, thấy vẫn là con người như 50 năm trước.
Ông Hữu Thỉnh viết thư mời ông Phan Nhật Nam về nước, “Trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài… tại Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc”.
Ông Hữu Thỉnh viết thư mời ông Phan Nhật Nam về nước, “Trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài… tại Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc”.
Bức thư mời viết rất ngọt ngào. Ông Hữu Thỉnh còn nêu lên “ý nghĩa cao cả, góp phần làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc,… (để) cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp…”. Quan trọng nhất, ông báo trước, “Ban tổ chức sẽ lo chi phí toàn bộ đi về và thời gian tham gia cuộc gặp mặt”.
Tóm lại, một chuyến du lịch miễn phí, kéo dài ít nhất 5 ngày, chưa nói đến những “dịch vụ” miễn phí có thể hấp dẫn khác trước và sau cuộc họp.
Một tuần sau, Phan Nhật Nam đáp thư, nói thẳng thắn, với lời lẽ lễ độ: “Câu trả lời trước tiên, dứt khoát là: Tôi xin được hoàn toàn từ chối…”.
Nói như vậy đủ cương quyết rồi. Nhưng bản tính của Phan Nhật Nam là… không nói rõ thì không chịu được! Cho nên ông đã nêu ra các lý do tại sao từ chối.
Ai đã đọc các tác phẩm của Phan Nhật Nam trước năm 1975 đều biết rằng người sĩ quan nhảy dù này đã nhiều lần đối thoại trực tiếp với các cán binh Cộng sản Bắc Việt, ngay tại mặt trận. Mỗi khi tiếng súng tạm ngưng, lính miền Bắc gọi qua tần số liên lạc cho lính miền Nam để tuyên truyền, dụ dỗ họ đào ngũ. Thường thì không ai trả lời, chỉ đáp lại bằng súng đạn. Nhưng chàng lính chiến cầm bút Phan Nhật Nam thì không nhịn được. Anh đã tuyên truyền ngược lại.
Đọc những lời anh thuật lại trong các cuốn bút ký chiến trường trước năm 1975, người đọc có lúc phải mỉm cười, vì Phan Nhật Nam đã cất công làm một việc không có tác dụng bao nhiêu. Đáng lẽ trả lời bằng súng, anh còn muốn nói cho đối thủ nghe những điều phải trái rất dài. Anh không cần biết rằng mấy cán bộ Cộng sản đã được nhồi sọ cả đời, nghe anh nói hay đến mấy họ cũng sẽ không đổi ý. Mà họ muốn thay đổi ý kiến cũng không được!
Nhưng Phan Nhật Nam vẫn phải nói! Anh không phải một sĩ quan tâm lý chiến. Anh là lính đánh trận. Anh không lặp lại những lý luận trong sách báo của Nha Tâm lý chiến. Những lời lẽ của anh đều do chính anh nghĩ và nói ra, với tấm lòng thành thực, rất giản dị, đơn sơ! Bây giờ đọc lại, mọi người sẽ phải công nhận là Phan Nhật Nam nói đúng hết. Anh nói rằng các cán binh miền Bắc vào đánh miền Nam là “đánh thuê không được trả công” cho các đế quốc Nga và Tàu. Bây giờ thì ai cũng nhớ, chính Lê Duẩn đã thú nhận “chúng ta đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc”. Phan Nhật Nam cũng giải thích chế độ dân chủ tự do nó khác chế độ độc tài đảng trị thế nào. Anh nói rằng:“Đế quốc Mỹ” nó chẳng bao giờ đem quân vào nước mình nếu lính miền Bắc không vào xâm chiếm miền Nam. Bây giờ thì chính quyền Cộng sản đang tìm đủ cách o bế Mỹ để mong được che chở ngăn âm mưu bành trướng của Trung Cộng! Những điều Phan Nhật Nam nói thời 1960-70 đều đúng!
Rất tiếc, những lý luận của Phan Nhật Nam nói giữa trận tiền những năm khói lửa đó không tạo được tác dụng như anh muốn. Ai cũng biết, bộ đội miền Bắc (và nhiều người dân miền Bắc) đã bị bộ máy tuyên truyền lừa gạt nhồi sọ, cho nên lúc nghe anh nói họ không thể nào tỉnh ngộ được!
Nhưng Phan Nhật Nam đến giờ vẫn không bỏ cuộc. Thấy cần thì lại nói! Không nhịn được! Nhận được thư mời của Hữu Thỉnh, anh nhân cơ hội lại “trút bầu tâm sự”nêu ra những lý do tại sao “Tôi xin từ chối”.
Nếu như người khác, chỉ cần nói vắn tắt cho ông Hữu Thỉnh biết: Tôi không tin anh! Hoặc nhắc lại lời của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: Đừng nghe những gì Cộng sản nói! Nhưng Phan Nhật Nam đã để thời giờ vạch ra cho Hữu Thỉnh biết không ai tin cái gọi là chính sách “Hòa Hợp Hòa Giải” của Đảng Cộng sản, trò lường gạt những người nhẹ dạ!
Quý vị có thể đọc nguyên văn bức thư trả lời của Phan Nhật Nam để nghe hết các lý lẽ anh nêu ra – những điều mà phần lớn chúng ta cũng nghĩ và sẽ viết giống như anh. Điều thú vị khi đọc bức thư này là chúng ta lại nhìn thấy một chân dung Phan Nhật Nam, một nửa thế kỷ qua từ khi anh viết Dấu binh lửa. Con người đó không hề thay đổi!
Để trả lời Hữu Thỉnh, Phan Nhật Nam nói ngay, anh là một lính tác chiến: “Trước sau (tôi) chỉ là một Người Lính-Viết Văn.” Bây giờ anh vẫn là một người-lính-viết-văn, “Cũng bởi, tôi chưa hề nhận Chứng Chỉ Giải Ngũ của Bộ Quốc phòng/VNCH cho dù đã không mặc quân phục từ 1975”.
Người đọc hai bức thư, thư mời và thư từ chối, có thể thấy hai nhà văn khác nhau thế nào. Hữu Thỉnh là một công chức viết văn, còn Phan Nhật Nam đúng là một lính chiến!
Công chức Hữu Thỉnh leo lên được cái chức Chủ tịch Hội Nhà văn cũng phải làm đủ trò luồn cúi cấp trên để ngồi lâu, ngồi dai trong địa vị đó. Con người này dùng những lời lẽ rất du dương, ngọt ngào thân mật: “Anh Nam ơi, tôi muốn nói thêm rằng, chúng ta đều không còn trẻ nữa”, nghe như sáu câu mùi mẫn! Rồi Hữu Thỉnh còn lôi cả “tâm hồn dân tộc” ra để dụ dỗ một người ai cũng biết vẫn nặng lòng yêu nước thương nòi, “Mùa Thu Hà Nội cùng những giá trị bền vững của tâm hồn Việt đang chờ đón Cuộc gặp mặt của chúng ta”.
Khác lối hành văn sáo rỗng của Hữu Thỉnh, chàng chiến binh Phan Nhật Nam, “Với bản chất đơn giản, chân thật của một người lính”, đã nói thẳng tuột những điều kiện tiên quyết trước khi bàn đến hòa giải: “… hãy chấm dứt cách biểu tình với lời hô ‘Đả đảo Thương Phế Binh Việt Nam Cộng hòa!’ như đã xẩy ra nơi Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn! Hãy nhìn lại… Thương Phế Binh Việt Nam Cộng hòa là những lão nhân phế binh, thương trận đã không được sống với dạng Con Người từ 30 Tháng 4, 1975. Hãy để cho Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng hòa còn sống sót và gia đình được trở lại miền Nam sửa sang phần mộ Chiến Hữu nơi Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa là nơi giới cầm quyền Hà Nội chủ trương phá bỏ một cách có hệ thống, dẫu người chết gần nửa thế kỷ qua không thể nào đe dọa đối với chế độ Xã hội Chủ nghĩa! Xin hãy ‘Hòa Hợp Hòa Giải’ với những người đã chết”.
Nhưng Phan Nhật Nam không chỉ nhìn về quá khứ. Cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn đã chấm dứt lâu rồi. Ngay bây giờ, anh yêu cầu Đảng Cộng sản hãy hòa hợp hòa giải với những người dân Việt Nam đang bị đày đọa. Anh yêu cầu chế độ Cộng sản ‘Hãy hoà hợp, hòa giải với’ ‘Khúc ruột ở trong nước’ trước (Với người đang cố sống sau thảm họa Formosa, Hà Tĩnh). Khi ấy không cần mời, chúng tôi ‘Khúc ruột ngàn dặm’ sẽ về. Về rất đông. Người Viết Văn – Lương Tri và Chứng Nhân của Thời Đại sẽ VỀ. TẤT CẢ CÙNG VỀ VIỆT NAM”.
Không biết ông Hữu Thỉnh được trả bao nhiêu tiền, được hưởng những bổng lộc gì khi tổ chức cuộc gặp gỡ với các nhà văn Việt Nam sống ở nước ngoài. Còn Phan Nhật Nam, chúng ta biết, khi anh viết những bút ký chiến trường trước năm 1975, anh không viết theo đơn đặt hàng của ai hết. Anh viết bức thư trả lời này cũng vậy, không theo “chỉ đạo” nào cả. Đọc bức thư của anh, vẫn thấy một con người trước sau như một, “Bút thép, mực máu, trái tim lửa!”
2. Hòa hợp-Hòa giải: Liệu có thành?
Nhà thơ Hữu Thỉnh (bìa trái) và Nhà văn Phan Nhật Nam (bìa phải). Photo: RFA
Vấn đề “hòa hợp hòa giải dân tộc” lại được dấy lên qua sự kiện nhà văn hải ngoại Phan Nhật Nam từ chối lời mời của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam về tham dự Cuộc gặp mặt giữa Hội nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài.
Từ chối thư mời
“Hãy hòa hợp với người dân trong nước. Rồi chúng tôi sẽ về”. Đó là trả lời của Nhà văn Phan Nhật Nam, tác giả của những tác phẩm gắn liền với cuộc chiến Việt Nam như “Mùa hè đỏ lửa”, nói với RFA khi được hỏi về thư mời của Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam gửi cho ông vừa qua.
Cụ thể Nhà văn Phan Nhật Nam nhận được thư điện tử của ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, vào đầu tháng 9. Nội dung mời về tham dự Cuộc gặp mặt giữa Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, dự kiến diễn ra từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 10, tại Hà Nội và khu vực phía Bắc.
Lời lẽ trong bức thư mời của Nhà thơ Hữu Thỉnh, trong vai trò Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam được cho là thân tình với mong mỏi ‘vượt qua mọi xa cách, trở ngại để ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp và dù rằng có thể có những khó khăn, nhưng hãy vì “Dân Tộc” để vượt qua tất cả.
Tôi sống bảy mươi mấy năm. Tôi đi khắp thế giới, tôi thấy cho dù một đất nước nào có hoang dã cách mấy thì cũng không có chế độ nào giống như ở Việt Nam. Đâu phải là Đảng Cộng sản nữa! Đó là một chế độ của côn đồ. Cứ lấy sách vở của Karl Marx, Lenin, Engels ra mà đọc. Chế độ Cộng sản không phải vậy
- Nhà văn Phan Nhật Nam
Trong thư từ chối của mình, tự xưng là một “người lính-Viết văn”, Nhà văn Phan Nhật Nam cũng nêu rõ trên tinh thần vì dân tộc Việt, ông đề nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam điều chỉnh một cách thành thực danh xưng mà ông này cho là có tính miệt thị đối với người lính và chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước đây; tức gọi “Ngụy quân-Ngụy quyền”. Ông Phan Nhật Nam nói rõ chính quyền Hà Nội cần chấm dứt các hình thức chống đối Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa (VNCH) cũng như cho sửa sang các phần mộ tại nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Ông nhấn mạnh trong thư hồi đáp rằng Chính quyền Việt Nam cần thiết phải thương yêu 90 triệu người dân trong nước và hãy thành tâm hòa giải với họ trước thì ông tin rằng những người Việt hải ngoại như ông sẽ về mà không cần phải mời.
Nhà văn Phan Nhật Nam phát biểu với RFA về quan điểm của ông đối với chính sách “hòa hợp hòa giải dân tộc” mà phía Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa ra:
“Cắt cổ người dân vô tội ở trong đồn công an, mà bảo rằng người ta tự vẫn. Rồi, Thương phế binh (Việt Nam Cộng hòa: VNCH), người trẻ nhất cũng sáu mươi mấy tuổi, 70-80 tuổi, què chân, cụt tay, mù mắt… sống không ra dạng người; thế mà đả đảo Thương phế binh VNCH thì đả đảo cái gì? Người ta đi biểu tình cũng đánh. Các vụ dân oan. Vụ cá chết do Formosa gây ra, từ ngày mùng 6 tháng 4 năm ngoái cho đến nay mà bảo rằng môi trường đó là tốt…
Tôi sống bảy mươi mấy năm. Tôi đi khắp thế giới, tôi thấy cho dù một đất nước nào có hoang dã cách mấy thì cũng không có chế độ nào giống như ở Việt Nam. Đâu phải là Đảng Cộng sản nữa! Đó là một chế độ của côn đồ. Cứ lấy sách vở của Karl Marx, Lenin, Engels ra mà đọc. Chế độ Cộng sản không phải vậy.
Tôi không thù hận và giận dỗi ai hết. Nhưng phải làm những điều cho hợp lý”.
Cần làm gì để “hòa hợp, hòa giải”?
Việc mời Nhà văn hải ngoại Phan Nhật Nam được cho là bước tiếp theo trong việc thực hiện đề nghị cũng của chính ông Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đưa ra hồi trung tuần tháng Giêng năm nay. Đó là sẽ mời các nhà văn, nhà thơ người Việt hải ngoại, kể cả những người cầm bút phục vụ chế độ cũ (Việt Nam Cộng hòa) về nước để “giao lưu với tinh thần hòa hợp dân tộc văn học”.
Qua đề nghị của Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đương nhiệm, mà được cho là chưa từng có kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đưa ra nhận xét với RFA rằng đây là một tín hiệu tốt vì trong lãnh vực nghệ thuật thì những nhà văn luôn hướng đến con người và nhân văn. Ông nói nếu như phía phát tín hiệu từ trong nước là thật tâm và thật tình thì người Việt ngoài nước cũng nên đáp ứng. Tuy nhiên, ông Phạm Xuân Nguyên khẳng định để thực hiện đề nghị của đại diện Hội Nhà văn Việt Nam cũng cần có thời gian và phải tuân theo nguyên tắc chung là được tự do viết và tự do xuất bản tại Việt Nam.
Phải hoà giải với giới bất đồng chính kiến trong nước trước. Bởi vì họ thấy giới bất đồng chính kiến trong nước còn bị đàn áp thì làm sao họ tin để trở về được
- TS. Phạm Chí Dũng
Liên quan đến chủ trương “hòa hợp hòa giải dân tộc” của Nhà nước Việt Nam, Đài Á Châu Tự do ghi nhận đa số người Việt hải ngoại cùng lên tiếng Đảng Cộng sản Việt Nam hãy nhanh chóng thực hiện việc hòa giải với người dân trong nước, như cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa, rằng:
“Hòa giải với dân chúng, hòa giải với đảng phái, hòa giải với tôn giáo, hòa giải với tất cả những người trong nước. Có hòa giải được rồi thì mới hòa hợp được với người dân trong nước, làm sao cho dân chúng tin thì lúc đó hãy nói chuyện với người Việt hải ngoại”.
Một số nhân sĩ trí thức trong nước cũng đồng quan điểm như thế, như Nhà báo độc lập-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, yêu cầu việc làm cần thiết nhất của nhà cầm quyền Hà Nội là:
“Phải hoà giải với giới bất đồng chính kiến trong nước trước. Bởi vì họ thấy giới bất đồng chính kiến trong nước còn bị đàn áp thì làm sao họ tin để trở về được?”
Những người Việt trong và ngoài nước mà chúng tôi tiếp xúc bày tỏ không rõ bao giờ Đảng và Nhà nước Việt Nam lắng nghe cũng như thể hiện thiện chí “hòa hợp hòa giải dân tộc” theo tinh thần thật tâm và thật tình như nhận định của Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên?
3. Nghĩ về lá thư của nhà thơ Hữu Thỉnh và thư trả lời của nhà văn Phan Nhật Nam
Câu chuyện này đang gây sự chú ý của giới văn chương cả trong nước và hải ngoại. Lá thư của nhà thơ Hữu Thỉnh với tư cách là Chủ tịch hội Nhà Văn VN mời nhà văn Phan Nhật Nam về nước giao lưu với các nhà văn nhân dịp tổ chức "Cuộc gặp mặt Mùa Thu Hà Nội cùng những giá trị bền vững của tâm hồn Việt... trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài"; và lá thư từ chối lời mời này của nhà văn Phan Nhật Nam.
Theo tôi nghĩ, Hữu Thỉnh (1942) và Phan Nhật Nam (1943) là hai nhà văn lính cùng thời, cùng thế hệ ở 2 trận tuyến đối lập trong chiến tranh. Trong cuộc chiến, tất nhiên là hai bên mang 2 ý thức hệ khác nhau, 2 lý tưởng khác nhau. Và cuộc chiến đẫm máu đã xảy ra. Văn chương cũng vậy, cả 2 văn tài đều viết theo lý tưởng của mình. Và cả 2 người đều nổi tiếng. Chiến tranh kết thúc, cả 2 văn tài này cũng có những số phận khác nhau. Hữu Thỉnh được đi học tiếp và trở thành người lãnh đạo Hội Nhà văn VN. Phan Nhật Nam bị cầm tù 9 năm rồi sang Mỹ theo diện HO, thành công dân Mỹ và vẫn tiếp tục viết văn. Mỗi người đều đeo đuổi sự nghiệp văn chương của mình.
Cái đau nhất là sau thống nhất đất nước, dân tộc chưa hòa giải được để lòng người Việt trên khắp thế giới này "qui về một mối". Lỗi ở đâu, lỗi ở ai, sau hơn 4 thập niên, các nhà văn đều biết. Và dù hận thù có kinh hoàng đến đâu từ cả 2 phía, thì điều lớn hơn là đều mong cho "nước nhà thống nhất lòng người".
Tôi cho rằng, hệ thống chính trị/thể chế đã quá lạc hậu với thời cuộc và lương tâm dân tộc sau thống nhất, nhưng việc đó không chỉ do hệ thống, mà chính lòng tự ái hay tự trọng quá lớn của bên thắng bên thua sau cuộc chiến đã làm lóa mắt tất cả. Và hận thù lúc này hay lúc khác vẫn chưa lu mờ trong khi các ý thức hệ vẫn còn tồn tại.
Tôi nghĩ, các tài năng văn chương lớn bao giờ cũng vượt qua tất cả những điều đó, để mang tới cho dân tộc Việt Nam những tác phẩm được người Việt và cả thế giới yêu thích – đó là tinh thần nhân văn cao cả.
Chỉ có những nhà văn không cố chấp mới nắm tay nhau đi tới bến bờ mới của tương lai.
Một lời mời là thiện chí. Một lời từ chối cũng không thiếu thiện chí. Nhưng nếu tất cả các nhà văn 2 phía (quá khứ) đều không mời nhau, không bắt tay nhau, thì đó là sự kéo lùi tương lai về hiện tại, thậm chí về quá khứ.
Đã có 11 phi công Mỹ ném bom Việt Nam đã tới Việt Nam gặp gỡ giao lưu đầy thiện chí; và ngược lại, 11 phi công VN đã tới Mỹ trong sự chào mừng hoan hỉ. Họ nói, ngày xưa tìm cách tấn công nhau trên bầu trời, còn giờ đây là những cái bắt tay thân thiện và khâm phục.
Chả lẽ các nhà văn lại từ chối nhìn mặt nhau. Thật xấu hổ với những "giặc lái" đã trở thành bè bạn.
Ngày xưa, chúng ta đã xẻ chiến hào trên chiến trường, trong văn học, giờ đây lại đào thêm hố sâu ngăn cách giữa các nhà văn, thì còn là nhà văn nữa hay không?
Vì thế, tôi không thích lá thư của nhà văn Phan Nhật Nam, dù anh đòi hỏi nhiều điều mà theo tôi, tất cả các nhà văn chúng ta cần phải làm chứ không chỉ hệ thống chính trị/thể chế hiện thời. Vì điều đó không chỉ anh Nam biết và muốn. Chúng tôi cũng vậy thôi, thậm chí đã nghĩ từ rất lâu và đã viết. Nhưng anh là nhà văn thì anh cũng nên coi những nhà văn khác đều có sứ mệnh như mình. Sứ mệnh này đâu phải chỉ riêng anh.
Và tôi biết nhiều nhà văn nổi tiếng hải ngoại cũng có thể nghĩ như anh, nhưng họ đã vượt qua cái lằn ranh suy nghĩ ấy. Họ sẽ về gặp mặt với các nhà văn trong nước để tận hưởng những ý nguyện của nhau: Văn chương vì con người, vì dân tộc và vì thế giới.
Tôi tôn trọng ý kiến anh Nam, nhưng tôi không nhất trí với anh. Tôi chỉ nhất trí một điều, anh về hay không về, đó là quyền của riêng anh.
Và lời mới của Hữu Thỉnh, theo tôi vẫn là một lời mời có ý nghĩa sâu xa và đáng tôn trọng trong thời điểm lịch sử này.
Nhớ cách đây 2 năm, trong lễ đón Xuân của Hội Nhà văn VN, tôi có phát biểu, nên có một/nhiều cuộc gặp gỡ giữa các nhà văn trong nước và hải ngoại, đặc biệt là các nhà văn trước đây từng là "đối phương" của nhau, và tôi đã đọc hai câu thơ cười ra nước mắt của nhà thơ Anh Ngọc (một người lính Bắc Việt tham chiến Quảng Trị):
"Ta già, địch cũng già rồi
Dắt nhau đến trước ông Trời phân bua
Trời cười đã biết hay chưa
Thắng thua thì cũng đều thua ông Trời".
P/S Đọc đầy đủ bài thơ của Anh Ngọc:
(Ảnh: Nhà thơ Hữu Thỉnh và Nhà văn Phan Nhật Nam)
4. Nhà văn và câu chuyện hoà giải dân tộc
Gã có tí toáy viết văn nhưng không nhận mình là nhà... văn. Tuy vậy chuyện văn chương là chuyện rung dây động... lòng con người, nên gã cũng quan tâm nhiều lắm.
Mới đây nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo – một tài thơ đương đại của nước nhà có đưa ra lời bình về việc nhà văn Phan Nhật Nam từ chối thẳng thừng lời mời của nhà thơ Hữu Thỉnh nhân danh Hội NV VN về nước dự diễn đàn các nhà văn hoà giải, hoà hợp dân tộc.
Nói cho nhanh, gã tôn trọng ý kiến của Phan Nhật Nam. Và nói cho nhanh nữa gã không đồng tình bác Tạo cho rằng việc Phan Nhật Nam từ chối lời mời là.... quá khắt khe.
Vấn đề của một người như nhà văn Phan Nhật Nam từng trải, đau đời, yêu nước chịu cảnh tha hương không hề là chuyện thù hận cá nhân cái chính thể mà bác Thỉnh đại diện cho nhánh văn chương. Nếu vậy, bác Nam quá nhỏ nhặt, tầm thường.
Vấn đề là với tư cách một nhà văn mà những tư tưởng công bằng, nhân văn, bác ái và nghệ thuật đích thực là tôn chỉ của ngòi bút cùng ngòi bút ấy đứng về nhân dân, dân tộc hay không, bác Nam có quyền có những khắt khe của mình.
Bác Nam thậm chí có quyền xem xét đối tượng của mình có thành tâm vì quốc gia dân tộc hay không để nhận lời mời. Đó là niềm kiêu hãnh chính đáng của một nhà văn mà ở VN lâu nay nhiều người mang tiếng là nhà văn nhưng bỏ quên mất.
Vì vậy, khi phê bác Nam không mở lòng với bác Thỉnh, thì bác Tạo đã quên yếu tố niềm tin. Với nhà văn chân chính niềm tin là thước đo của trang viết và sự nghiệp. Bác Nam không tin bác Thỉnh, thì bác Tạo một thi nhân chả phe phái nào cần đặt câu hỏi vì sao bác Nam lại không tin bác Thỉnh chứ? Vậy thì vấn đề là bác Thỉnh chứ đâu phải là bác Nam.
Tuy vậy bác Phan Nhật Nam kính mến à, nếu bác từ chối về thăm Tổ quốc và đồng bào của mình, với gã, lại là câu chuyện khác đấy nhá.
Một nhà văn không cho phép mình đánh đồng thể chế mình không ưa với Tổ quốc của mình.
Một nhà văn không cho phép mình đánh đồng những nhà cai trị mình ghét với đồng bào của mình.
Phạm Duy lớn chính ở điều ấy.
Và gã được biết năm 2007 bác cũng đã âm thầm về VN đi thăm quê, gặp gỡ những văn nhân, bạn bè mà bác quý mến.
Quốc gia, dân tộc hơn bao giờ hết cần những tác phẩm hay làm rạng rỡ cho người Việt, và đó là những giá trị đích thực nhất mà nhà văn cống hiến cho quốc gia, dân tộc của mình.
Vâng, ở góc nhìn đó thì sự tha hương hay sống trên quê hương chỉ là chọn lựa của nhà văn mà thôi, vì nó không hề ảnh hưởng đến sự vĩ đại của nhà văn có cống hiến như thế cho quốc gia dân tộc.
5. Nói một lần rồi thôi về "hòa hợp" giữa các nhà văn trong-ngoài nước
Gần đây, FB hơi rầm rộ về vụ "Thư ông chủ tịch Hội Nhà Văn VN (HNV) Hữu Thỉnh (HT) mời nhà văn Phan Nhật Nam (PNN) ở Hoa Kỳ và thư đáp của ông Phan". Nổi bật là những bài của 2 người bạn tôi: nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (NTT), nhà báo Lưu Trọng Văn (LTV) rất nhiều người bình. Tôi có tham gia bình trên những stt của hai bạn. Và đọc tất cả lời bình từ trong-ngoài nước.
Nay xin nói rõ ràng, sòng phẳng một lần, rồi thôi, về việc này:
1. Chỉ đọc các lời bình, thấy rõ lòng người Việt hiện còn rất ly tán về những gì liên quan đến cuộc chiến VN. Đó là cái gốc của mọi chuyện. Nhà văn trước hết cũng là người dân VN thôi, chưa nói họ là những người nhạy cảm nhất, và nói lên mạnh mẽ nhất lòng người. Cho nên "Hòa hợp" thật sự còn xa vời. Đó là sự thật rất đau lòng, không biết bao giờ mới "giải oan cho cuộc bể dâu này" (thơ Tô Thùy Yên - TTY). Còn trách nhiệm là từ ai, ai là chính, xin bàn vào dịp khác.
2. Tuy thế, mọi cố gắng tìm đến "hòa giải, hòa hợp" đều đáng quý, kể cả việc ông HT thư mời PNN và 1 số người khác (như TTY) hay những stt của nhà thơ NTT cho thấy.
3. Nhận hay không nhận lời mời là do quan điểm cá nhân, chắc chắn xuất phát từ quan điểm về cuộc chiến (tôi biết các nhà văn Việt ở Mỹ có những quan điểm khác nhau v/v này). Nhưng còn quan trọng nữa: từ quan điểm của họ về tính chất, đường lối, vai trò của HNV VN hiện nay (tổ chức mà ông HT đại diện đứng ra mời). Nếu là lời mời của cá nhân hay một nhóm tự do, tự phát (giả dụ NTT, LTV, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Lê Minh Khuê, Ng Duy, Thanh Thảo,... kể cả 1 số quan chức HNV nhưng nhân danh nhà văn độc lập như Ng Bình Phương, Ng Q Thiều...) thì chắc chắn số người nhận lời về sẽ nhiều hơn đấy.
4. Vậy bây giờ nói về HNV VN. Sòng phẳng nhé: nhiều nhà văn hải ngoại dù thâm tâm muốn về nhưng sẽ rất khó quyết định một khi HNV đưa cái motto to đùng trên đầu báo Văn nghệ "Vì chủ nghĩa xã hội", và khăng khăng đòi nhà nước công nhận mình là "tổ chức chính trị". Tôi không hiểu 1 số người bình luận trên FB cứ nói: các nhà văn hãy ngồi với nhau vì lý tưởng văn học thuần túy, đừng ghép chuyên chính trị vào, sẽ trả lời thế nào về ý này? Nói thật, tôi nghĩ đến hình ảnh "đà điểu rúc đầu vào cát".
Đó là chưa nói đến thái độ kỳ thị công khai của HNV với nhiều nhà văn tên tuổi không nhỏ, đã từng đóng góp nhiều cho HNV, nhưng nay muốn đứng ra lập một tổ chức độc lập với chính trị (Ban vận đông Văn đoàn Độc lập VN). Nhiều người đã bình có lý: HNV hãy "hòa hợp, hòa giải" với các nhà văn trong nước cái đã.
5. Thư trả lời của nhà văn PNN quá thẳng thừng, và móc lại các chuyện về cuộc chiến, khiến không ít bạn trong nước phản ứng. Tôi thấy đó là do tính cách cá nhân của ông ấy, và nói thẳng chưa chắc đã là không hay, vì qua đó ta hiểu thực chất vấn đề, không né tránh (như ý 1 của tôi đã nói). Tôi biết nhà thơ TTY cũng nhận 1 lá thư tương tự của ông HT, và đã khéo léo từ chối. Đó cũng là do tính khí của ông ấy, còn quan điểm ông ấy không nói thì cũng không biết ra sao, ta khồng cần đoán. Anh LTV nói: nhưng nếu PNN không chịu về nước thăm quê hương, anh em, đồng bào thì là chuyện khác. Ông ấy đã về. Thậm chí chưa về lúc này cũng không trách đc. Nhà văn Vũ Thư Hiên, nòi cách mạng gộc, còn cho biết chưa tiện về VN lúc này, dù chỉ là thăm gia đình, thì có lý do quá chứ nhỉ?
6. Túm lại: nhà văn trong hay ngoài nước, chẳng bao giờ thù oán nhau (trừ thói xấu ganh ghét tài nhau, nói xấu nhau khi nhậu nhẹt, thì ở đâu cũng có, hihi...), chắc chắn sẽ vui vẻ gặp gỡ chuyện trò về văn chương, nếu không dính dáng đến 1 tổ chức chính trị của nhà nước CS mà họ phản đối về căn bản. Thế thôi, xin đừng đánh đồng hai chuyện!
6. Nhà văn người Việt ơi
Nguyễn Trọng Tạo (Bài thứ 2)
NHÀ VĂN NGƯỜI VIỆT ƠI. Phải mất hơn 20 năm dân tộc mới đi qua được chiếc cầu Hiền Lương dài 194 mét. Không thể tính được bao nhiêu xác người Việt thì vắt qua được 1 mét cầu. Và dòng sông chia cắt ấy ám ảnh như một "dòng sông máu" trong lịch sử dân tộc. Có lẽ câu thơ Xuân Diệu viết ngày đầu chia cắt đã ám vào máu dân tộc này: "Dòng sông Bến Hải chảy qua tim"!
Thắng thua thì cũng đã rồi. Vậy mà vẫn cứ đau.
Các nhà văn người Việt đã viết về nỗi đau ấy hơn nửa thế kỷ qua. Nếu "vua, quan" không đọc hoặc không thích đọc, thì đã có nhân dân đọc. Hãy tin vào nhân dân, họ nghèo khổ nhưng tâm lớn, họ phận hèn nhưng minh triết.
Đối với đất nước, dân tộc, nhân dân là chủ thể, là cái tâm và là bổn phận. Dân bao giờ cũng đi trước chính thể của họ.
Vậy nhà văn? Nhà văn là bộ phận nhạy bén nhất của thời đại, luôn cảnh báo và dự báo lòng dân trước mọi biến cố lịch sử. Nếu nhà văn chỉ trông chờ vào đám "vua, quan", thì anh chỉ là nô bộc tư tưởng mà thôi.
Nhà văn còn hận thù nhau, thì dân tộc mãi chia rẽ và hận thù. Bởi vì tất cả văn chương trên thế gian này đều hướng về "Chân Thiện Mỹ", Vậy sao chúng ta, NHỮNG NHÀ VĂN, không vì Chân Thiện Mỹ mà đến với nhau?...
Tôi biết vài điều tôi nói chỉ là muối bỏ biển. Nhưng đó là vì lòng tôi muối mặn. Hãy hóa vàng đi hỡi hận thù ích kỷ. Hãy hòa vào nhau hỡi dòng máu Lạc Hồng. Mẹ Việt Nam không thể vui khi anh em thù hận. Không ai mong có thêm những tháng Tư thù hận vẫn còn vương...
Tranh Bửu Chỉ - Nguyễn Trọng Tạo đăng lại để minh họa cho bài viết.
7. Khí phách của nhà văn Phan Nhật Nam khi từ chối lời mời của Hữu Thỉnh...
Nếu chỉ nghe nói Phan Nhật Nam từ chối lời mời của Hữu Thỉnh thì, theo mình, mới biết 10% câu chuyện, 90% câu chuyện nằm trong bức thư trả lời của Phan Nhật Nam. Nhẹ nhàng, rõ ràng, nhưng rất kiên quyết, thể hiện đầy đủ nhân cách của một người có trách nhiệm với bạn bè đồng ngũ, với chế độ mình đã từng phục và trước hết là trách nhiệm trước lương tâm của chính mình. Rất đáng khâm phục. |
Chúng ta đều biết rằng mới đây ông chủ tịch đương nhiệm của Hội Nhà Văn Việt Nam Hữu Thỉnh đã có hành động bất ngờ nhưng không ngạc nhiên.
Mở đầu Mùa Hè Ðỏ Lửa, nhà văn Phan Nhật Nam viết: Mùa Hè, những cơn mưa bất chợt ùn ùn kéo đến, ào ạt chụp xuống núi rừng Kontum, Pleiku…
|
Đó là viết thư riêng mời nhà văn nổi tiếng Phan Nhật Nam và cũng là một cựu quân nhân VNCH hiện đang sống ở Mỹ về nước để gọi là giao lưu với nhiều nhà văn khác ở trong và ngoài nước. Chẳng cần phải là tài giỏi gì thì cũng biết tỏng rằng đây không phải là lời mời của cá nhân Hữu Thỉnh hay của Hội Nhà văn VN mà chính xác là của nhà nước CS VN mời nhà văn Phan Nhật Nam về nước. Một việc dễ hiểu cho công cuộc thực thi nghị quyết 36 của BCT về cái gọi là "Hòa Hợp Hòa Giải" giữa những người Quốc gia và Cộng sản, sự thống nhất dân tộc đã được đưa ra từ lâu nhưng bất thành bởi sự gian manh trí trá của nó.
Lá thư của Hữu Thỉnh mời Phan Nhật Nam thì nặng tình dân tộc, nghĩa đồng bào gợi nhớ lòng hướng về cố quốc của những người con xa xứ. Không quên trong đó là những bao lo chi phí cùng những hứa hẹn cái bả vinh hoa phú quí nếu nhà văn Phan Nhật Nam chịu về nước. Và nói thật nếu ông Phan Nhật Nam có về nước thì cũng không ai trách được ông. Bởi ông cũng là một người Việt Nam với nỗi lòng canh cánh luôn hướng về quê cha đất tổ. Ông cũng là một nhà văn tên tuổi luôn muốn tác phẩm của mình được xuất bản công khai ở Việt Nam và đến với những bạn đọc ở quê nhà yêu mến ông.
Nhưng nhà văn Phan Nhật Nam đã khảng khái từ chối lời mời về nước của Hữu Thỉnh, qua đó tuyên bố dứt khoát về sự phân chia không hòa hợp giữa Quốc Cộng trên cương vị người lính VNCH. Với tấm lòng của một nhà văn đầy tình yêu thương ông đã viết cho Hữu Thỉnh và những người cầm quyền Hà Nội rằng, hãy tôn trọng những người đồng đội của ông. Đó là những thương phế binh VNCH đang bị đày ải ở quê nhà hay các tử sĩ của VNCH đang nghiến răng căm hận ở Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa đang bị tàn phá. Chiến tranh đã chấm dứt trên 40 năm rồi thì hãy tôn trọng những giá trị cũ, tôn trọng lá cờ vàng và những người trân trọng lá cờ ấy. Khi đó không cần mời thì ông và nhiều người khác sẽ về...
Chúng tôi thật ấm lòng trước sự khẳng khái cự tuyệt lời mời của nhà văn Phan Nhật Nam, và càng ấm lòng hơn nữa trước khí phách chân chính của một đồng nghiệp, một nhà văn đàn anh như ông. Riêng với một người viết văn đàn em ở trong nước như tôi thì phẩm chất của một người cầm bút như Phan Nhật Nam đã cổ võ rất nhiều và làm sáng chói tinh thần bất khuất không chịu luồn cúi trước cường quyền.
Khí phách can trường dành cho nhà văn Phan Nhật Nam và sự bẽ bàng thì không chỉ dành cho Hữu Thỉnh...
8. Hai bài thơ từ hải ngoại gửi tới Hoàng Hưng
Chúng ta nói về những cơ hội đã mất.Nhân đọc các thư và facebook status của Nguyễn Trọng Tạo, Phan Nhật Nam, Hữu Thỉnh, Hoàng HưngNguyễn Đức Tùng
Chúng ta nói về những cơ hội đã mất
Nhưng chúng chưa bao giờ có thật với người khác
Chúng chỉ có thật trong lòng chúng ta
Chúng ta ngồi xuống, chúng ở đây, chính nơi này
Nhưng chúng chưa bao giờ có thật với người khác
Chúng chỉ có thật trong lòng chúng ta
Chúng ta ngồi xuống, chúng ở đây, chính nơi này
Trong căn phòng chúng ta, nhành hương từng ở lại
Trong chăn gối chúng ta, cây chuối dại tỏa mùi thơm
Bánh mì, cà phê đen, mùi lúa chín
Nụ hôn đầu tiên, buổi học cuối cùng, đám cưới chạy giặc
Chúng ta có cơ hội khác
Trong chăn gối chúng ta, cây chuối dại tỏa mùi thơm
Bánh mì, cà phê đen, mùi lúa chín
Nụ hôn đầu tiên, buổi học cuối cùng, đám cưới chạy giặc
Chúng ta có cơ hội khác
Mà kẻ khác không có, họ không bao giờ biết
Chúng ta trở về đêm đêm, tiễn đưa một người chết
Ngồi quanh quê hương của mình như ngồi trong nhà bếp
Đây là cái bàn, cái ghế, đây nồi cơm, bát, đũa, muỗng, và chúng ta ngồi xuống
Đây là hòn đá, đây là lá trầu
Không ngớt tranh cãi nhau về cơ hội
Đã mất, lắng nghe cơn mưa bồi hồi tiếng khóc trẻ con
Đất lật vỡ cày bừa, quanh quê hương ấy
Chúng ta tranh cãi, thắng thua, lừa dối, ôm nhau, cười đùa, cầm tay, làm tình, sinh con đẻ cái
Những cơ hội mà chúng ta đã mang đi, đem về lại, rồi lại mang đi
Trong trái tim đau đớn của chúng ta, gầy yếu, nặng nề, nhưng chưa hề ngưng đập
Những kẻ khác thật ra không bao giờ biết.
Chúng ta trở về đêm đêm, tiễn đưa một người chết
Ngồi quanh quê hương của mình như ngồi trong nhà bếp
Đây là cái bàn, cái ghế, đây nồi cơm, bát, đũa, muỗng, và chúng ta ngồi xuống
Đây là hòn đá, đây là lá trầu
Không ngớt tranh cãi nhau về cơ hội
Đã mất, lắng nghe cơn mưa bồi hồi tiếng khóc trẻ con
Đất lật vỡ cày bừa, quanh quê hương ấy
Chúng ta tranh cãi, thắng thua, lừa dối, ôm nhau, cười đùa, cầm tay, làm tình, sinh con đẻ cái
Những cơ hội mà chúng ta đã mang đi, đem về lại, rồi lại mang đi
Trong trái tim đau đớn của chúng ta, gầy yếu, nặng nề, nhưng chưa hề ngưng đập
Những kẻ khác thật ra không bao giờ biết.
tập nói
Hoàng Xuân Sơn
có chắc gì chúng ta gặp nhau tự do*
mà không có con mắt dòm qua lỗ khóa
những gọng kìm cặp kè
những viên đạn vẫn còn bắn đi
từ lũ đầu óc mã tử
có đứa đã từng bận áo xú uế cho tối thiểu bình quyền
tự do ôi tự do
cứ tin đi, các bạn
những cơn ho lặc lè vẫn còn đó
thổ huyết mùa đông
bầm dập xuân hè
những cái khóc dù không đồng bộ
như cùng xứ sở ủn ỉn
cái khóc nhiều khi đẩy ngược vào bên trong
làm thành nụ cười méo mó
giả lả. và giả trá
có giá nào không phải trả
chúng ta lại bắt đầu tập đọc
đánh vần không phải đơn giản từ a.b.c
mà phải lội ngược dòng
z.y.x . . .
mà không có con mắt dòm qua lỗ khóa
những gọng kìm cặp kè
những viên đạn vẫn còn bắn đi
từ lũ đầu óc mã tử
có đứa đã từng bận áo xú uế cho tối thiểu bình quyền
tự do ôi tự do
cứ tin đi, các bạn
những cơn ho lặc lè vẫn còn đó
thổ huyết mùa đông
bầm dập xuân hè
những cái khóc dù không đồng bộ
như cùng xứ sở ủn ỉn
cái khóc nhiều khi đẩy ngược vào bên trong
làm thành nụ cười méo mó
giả lả. và giả trá
có giá nào không phải trả
chúng ta lại bắt đầu tập đọc
đánh vần không phải đơn giản từ a.b.c
mà phải lội ngược dòng
z.y.x . . .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét