Lê Luân: CÂU CHUYỆN CỦA SỰ LỪA DỐI
Xuân NguyênOct 26 2:00 PM
Lê Luân
CÂU CHUYỆN CỦA SỰ LỪA DỐI
Trong câu chuyện của Khaisilk, việc thừa nhận sai lầm và khắc phục, bồi thường cho khách hàng là đúng. Đó là thái độ cầu thị và đáng hoan nghênh.
Tuy nhiên, cần phải xem xét thấu đáo vấn đề rằng, việc lấy vải Trung Quốc với giá rẻ rồi gắn “Made in Vietnam” (lụa Hà Đông) để bán với giá gấp hàng chục lần là đã xảy ra từ khi nào? Vì nếu nó đã diễn ra từ lâu rồi mà chỉ đợi đến khi người dân phát hiện đó là hàng Tàu và đem lên công luận phơi bày mới nhận lỗi thì không khác gì ông Hùng giám đốc VNPharma, tức là đợi đến khi gánh chịu hậu quả mới tỏ ra ăn năn hối cải. Nhưng vụ việc có lẽ đã có dấu hiệu của tội buôn bán hàng giả và lừa dối khách hàng rồi.
Xét trên một khía cạnh nào đó, dù sao thì những người như vậy vẫn còn tốt hơn những kẻ mà khi dân (khách hàng, người tiêu dùng) khiếu nại sản phẩm, dịch vụ không ra gì lại còn cho công an mời lên làm việc hoặc gài bẫy để bắt bỏ tù họ.
Nhưng qua sự việc này, lại thêm một lần nữa chính những người làm ăn trên đất nước này lại giáng thêm một cú tát vào niềm tin vốn đã cạn kiệt của người tiêu dùng trong nước đối với hàng Việt Nam.
Thuốc giả, xăng pha loãng chỉ đạt 50% chất lượng, thực phẩm tẩm chất độc hoặc tiêm kích thích, công nghệ thì làm không ra sao nhưng bán giá trên trời, lụa cũng tìm cách gắn mác giả. Quả thực con người Việt chúng ta khi nào mới biết làm ăn đàng hoàng và làm việc với một tâm thức ngay từ đầu là thực sự tử tế? Khi nào mới thôi thói ăn cắp, buôn gian, bán lận mà làm cho ra một sản phẩm thực sự có đầy đủ giá trị của trách nhiệm, thiện tâm và sự phục vụ văn minh cho chính người dân của dân tộc và trên quê hương mình?
Chính chúng ta còn lừa dối chúng ta thì đến khi nào quốc gia mới ngẩng mặt lên được?
CÂU CHUYỆN CỦA SỰ LỪA DỐI
Trong câu chuyện của Khaisilk, việc thừa nhận sai lầm và khắc phục, bồi thường cho khách hàng là đúng. Đó là thái độ cầu thị và đáng hoan nghênh.
Tuy nhiên, cần phải xem xét thấu đáo vấn đề rằng, việc lấy vải Trung Quốc với giá rẻ rồi gắn “Made in Vietnam” (lụa Hà Đông) để bán với giá gấp hàng chục lần là đã xảy ra từ khi nào? Vì nếu nó đã diễn ra từ lâu rồi mà chỉ đợi đến khi người dân phát hiện đó là hàng Tàu và đem lên công luận phơi bày mới nhận lỗi thì không khác gì ông Hùng giám đốc VNPharma, tức là đợi đến khi gánh chịu hậu quả mới tỏ ra ăn năn hối cải. Nhưng vụ việc có lẽ đã có dấu hiệu của tội buôn bán hàng giả và lừa dối khách hàng rồi.
Xét trên một khía cạnh nào đó, dù sao thì những người như vậy vẫn còn tốt hơn những kẻ mà khi dân (khách hàng, người tiêu dùng) khiếu nại sản phẩm, dịch vụ không ra gì lại còn cho công an mời lên làm việc hoặc gài bẫy để bắt bỏ tù họ.
Nhưng qua sự việc này, lại thêm một lần nữa chính những người làm ăn trên đất nước này lại giáng thêm một cú tát vào niềm tin vốn đã cạn kiệt của người tiêu dùng trong nước đối với hàng Việt Nam.
Thuốc giả, xăng pha loãng chỉ đạt 50% chất lượng, thực phẩm tẩm chất độc hoặc tiêm kích thích, công nghệ thì làm không ra sao nhưng bán giá trên trời, lụa cũng tìm cách gắn mác giả. Quả thực con người Việt chúng ta khi nào mới biết làm ăn đàng hoàng và làm việc với một tâm thức ngay từ đầu là thực sự tử tế? Khi nào mới thôi thói ăn cắp, buôn gian, bán lận mà làm cho ra một sản phẩm thực sự có đầy đủ giá trị của trách nhiệm, thiện tâm và sự phục vụ văn minh cho chính người dân của dân tộc và trên quê hương mình?
Chính chúng ta còn lừa dối chúng ta thì đến khi nào quốc gia mới ngẩng mặt lên được?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét