Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Mỗi người gánh nợ công 33 triệu đồng, tiền đâu trả?

Mỗi người gánh nợ công 33 triệu đồng, tiền đâu trả?

bauxitevn8:38 AM

Vương Fương Anh
Dữ liệu: Thế Dũng – Gia Hy
(NLĐO) - Chính phủ cho biết nợ công tính đến cuối năm 2017 là hơn 3,1 triệu tỉ đồng, tính trung bình mỗi người dân Việt Nam phải gánh khoảng 33 triệu đồng nợ công.
clip_image002
Ảnh: FƯƠNG ANH - Dữ liệu: GIA HY
V.F.A. – T.D. – G.H. 
***

Mỗi người dân Việt Nam "gánh" 30 triệu đồng nợ công

T. Hà
(NLĐO)- Tính trung bình mỗi người dân Việt Nam hiện phải gánh khoảng 30 triệu đồng nợ công và sẽ còn tăng tiếp vào cuối năm nay.
clip_image004
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là một trong những dự án sử dụng vốn vay nước ngoài - Ảnh Văn Duẩn
Trong báo cáo gửi đến Quốc hội, Chính phủ cho biết nợ công tính đến cuối năm 2016 là hơn 2,8 triệu tỉ đồng, bằng 63,6% GDP.
Tính ra, trung bình mỗi người dân Việt Nam phải gánh khoảng 30 triệu đồng nợ công và sẽ còn tăng tiếp vào cuối năm nay.
Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2017, dự kiến nợ công có thể lên mức 3,1 triệu tỉ đồng nhưng so với tỉ trọng GDP lại giảm xuống còn 62,6% GDP. Chính phủ dự báo hết năm 2018, dư nợ công ở mức khoảng 63,9% GDP, dư nợ chính phủ ở mức khoảng 52,5% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,6% GDP, nằm trong giới hạn cho phép.
Năm 2016, tổng nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ là hơn 250.000 tỉ đồng, chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu Ngân sách nhà nước (NSNN) bằng 14% tổng thu NSNN và nếu tính cả đảo nợ là 20,6% tổng thu. Mức này vẫn nằm trong giới hạn được duyệt là không quá 25% so với tổng thu NSNN. Tuy nhiên, Chính phủ cũng thừa nhận hệ số thanh toán trả nợ của Việt Nam là khá cao, đang có xu hướng tăng lên, gây áp lực bố trí nguồn trả nợ của NSNN.
Chính phủ khẳng định quan điểm vay nợ dành cho đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên; kiểm soát chặt chẽ việc vay về cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ.
Trong các giải pháp tăng cường quản lý nợ công trong thời gian tới, Chính phủ cho biết sẽ kiểm soát chặt chẽ hoạt động vay nợ của doanh nghiệp (cả vay trung, dài hạn và ngắn hạn) theo hình thức tự vay tự trả trong giới hạn được Thủ tướng Chính phủ cho phép tại Quyết định số 544/QĐ-TTg ngày 20-4-2017 phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn 2016-2018. Cụ thể, hạn mức vay thương mại trung và dài hạn của của doanh nghiệp hàng năm tối đa là 5,5 tỉ USD, mức độ tăng tối đa hàng năm của dư nợ nước ngoài ngắn hạn là 8-10%. Đề xuất, lựa chọn dự án đầu tư phát triển quan trọng và cần thiết để vận động nhà tài trợ và sử dụng nguồn vốn ODA, đồng thời phải tính đến xu hướng gia tăng chi phí, kỳ hạn vay ngắn hơn do Việt Nam tốt nghiệp nguồn vốn IDA (nguồn vốn vay ưu đãi dành cho các nước nghèo và kém phát triển) nhằm đảm bảo hiệu quả của dự án.
T.H.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét