Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Myanmar đồng ý để LHQ tái cung cấp thực phẩm cho người Rohingya

Myanmar đồng ý để LHQ tái cung cấp thực phẩm cho người Rohingya

Người tị nạn Rohingya lội bộ qua con kênh nước nông sau khi vượt qua sông Naf để vào Bangladesh hôm 16/10/2017
Người tị nạn Rohingya lội bộ qua con kênh nước nông sau khi vượt qua sông Naf để vào Bangladesh hôm 16/10/2017
 AFP
Chính quyền Myanmar đồng ý cho phép Liên Hiệp Quốc tiếp tục công tác chuyển lương thực tới phía bắc bang Rakhine giúp cho người dân bị tác động tại khu vực đó. Chiến dịch này đã bị đình chỉ hai tháng nay.
Thông tin trên được Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết vào ngày 27/10 và được hãng Reuter loan đi.
Phát ngôn viên của WFP, bà Bettina Luescher nói với báo giới rằng hiện WFP đang cùng với chính phủ Miến Điện điều phối các kế hoạch cụ thể.  Bà cho biết WFP vẫn đang bàn bạc với phía chính quyền chứ chưa có thông tin cụ thể cũng như lịch trình thời gian cho chiến dịch cung cấp lương thực này.
Trước đó WFP đã cung cấp thực phẩm cho 110.000 người dân ở phía bắc bang Rakhine, bao gồm cả cộng đồng người Hồi giáo và Phật giáo.
Cũng tin liên quan Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Rex Tillerson đã thúc giục người đứng đầu quân đội Myanmar phối hợp với chính phủ nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực tại bang Rakhine.
Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, bà Heather Nauert cho biết, trong cuộc điện thoại với tướng Min Aung Hlaing ngày 27/10, ông Tillerson bày tỏ lo ngại về tình trạng khủng hoảng nhân đạo và những tội ác đang diễn ra ở bang Rakhine. Ông đề nghị Myanmar cần tạo điều kiện để những người Rohingya được trở về quê hương một cách an toàn. Ông cũng nói là quân đội Miến Điện có thể phối hợp với Liên Hiệp Quốc thực hiện các cuộc điều tra độc lập và kỹ lưỡng về tình trạng vi phạm nhân quyền trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng.
Chỉ trong vòng 2 tháng qua, hơn 600.000 người Hồi giáo Rohingya đã chạy sang Bangladesh lánh nạn trong một cuộc khủng hoảng được gọi là “thanh trừng sắc tộc” tại bang Rakhine, Miến Điện, nâng tổng số lên hơn 800.000 người sắc tộc này đang phải tá tục tại Bangldesh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét