Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

Tây Ninh đang nổi lên và sẽ nổi trong nhiều năm nữa…

 

Tây Ninh đang nổi lên và sẽ nổi trong nhiều năm nữa…

Nguyễn Văn Nên, Trần Lưu Quang và người thay Trần Lưu Quang làm bí thư Hải Phòng – ông Lê Tiến Châu có đặc điểm chung đều là người Tây Ninh. Như vậy, ta thấy nguồn cán bộ Bến Tre coi như tạm đứt.

Từ trái: Trần Lưu Quang, Nguyễn Văn Nên, Lê Tiến Châu, ba nhân vật Tây Ninh đang trỗi dậy. Ảnh trên mạng

Tôi biết các cán bộ Bến Tre đến Phan Văn Mãi (tôi đã trực tiếp dạy học cho ông này nên tôi biết) là khá mờ nhạt, khó đảm đương được vai trò, trọng trách lớn đại diện cho chính trị Nam Bộ…

Nguồn Tây Ninh nổi lên và sẽ nổi trong nhiều năm nữa…

Chính trị đương đại nó như vậy.

Đất nước cần sự ổn đinh, trong đó ổn định chính trị rất quan trọng. Chính trị lấy đảng làm trung tâm, nhưng trong đảng có rất nhiều xu hướng, phe phái và có thể đấu đá nhau kịch liệt…

Dù thế nào thì nền chính trị Việt Nam vẫn phải dựa trên ba trụ cột về phe phái: bắc – trung – nam như ba chân kiềng. Gẫy một chân thì kiềng không thể vững. Vùng miền lại phải lấy một địa phương nào đó, một tỉnh nào đó làm cốt lõi.

Chính trị bảo hoàng (phe phái dựa trên dòng họ, con công cháu cha) đã bị đánh tơi bời nhiệm kỳ qua vì văn hóa làng xã ở Việt Nam rất mạnh. Nó không chấp nhận chủ nghĩa bảo hoàng…

Do vậy, ta thấy có xu hướng lãnh đạo cấp cao hiện nay đang cố phân bố cho đều cho ba miền, nhưng lại không đều khi tính theo địa bàn tỉnh.

Ví dụ từ tỉnh tôi ngày xưa (khi còn là Hải Hưng hoặc thời hai tỉnh trước kia), cán bộ Hải Dương là áp đảo so với Hưng Yên, nhưng nay, do không còn ai ở cấp rất cao nữa, người Hải Dương cứ rơi rụng dần. Ông Đam hiền lành, thế nhưng thân cô thế cô, đành nhận án xin nghỉ chức (trong khi về tuổi tác, sức khỏe, nhiệt huyết, học vấn, năng lực, đạo đức, điều kiện rất tốt, hơn rất nhiều lãnh đạo khác). Trong khj lãnh đạo người Hưng Yên cứ tăng và lên vù vù…

Trở lại chuyện toàn quốc, sau vụ tái cấu trúc lần này, người Nam Bộ lấy lại cân bằng (thêm một Phó Thủ tướng, nữ quyền Chủ tịch nước, tăng dự bị cho giai đoạn sau…). Mừng cho Nam Bộ, mừng cho Tây Ninh.

Nhưng bầu trời Miền Trung có vẻ u ám. Chả thấy ai thay được ông Phúc về thế lực?

Miền Trung hiện nay chủ yếu là nói Trung và Nam Trung Bộ. Từ Quảng Bình – Hà Tĩnh trở ra, dù địa lý vẫn gọi là Miền Trung, nhưng trong chính trị bây giờ được coi như nhánh Miền Bắc .

Mấy ông mê tín thì lại viện cớ: Núi Bà Đen (Tây Ninh) mới có vầng mây hào quang trên đỉnh. Còn Quảng Nam – Miền Trung ai bảo phá rừng trên nguồn làm lở núi, động long mạch mùa lũ năm ngoái???

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét