Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Những cảnh báo đã bị Đảng và Nhà nước làm ngơ…

 

Những cảnh báo đã bị Đảng và Nhà nước làm ngơ…

Trần Lê

(Trích sổ tay ghi chép của một nhà báo) 

"Mục tiêu của người ta không phải là làm ra điện mà cái người ta hướng đến là có một khoảng rừng để tha hồ phá, khai thác gỗ chỗ đó".

“Tôi nghe rất nhiều dư luận nói rằng khi chạy chọt kiếm cho được một dự án thủy điện loại nhỏ, cái mục tiêu của người ta không phải là làm ra điện mà cái người ta hướng đến là có một khoảng rừng để tha hồ phá, khai thác gỗ chỗ đó”.

Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Hà Công Tuấn nói rằng một trong hai nguyên nhân cơ bản khiến rừng Tây Nguyên bị suy giảm nghiêm trọng về diện tích và trữ lượng rừng, đó là chuyển mục đích sử dụng rừng để xây dựng thủy điện, thủy lợi, giao thông và các công trình tái định canh định cư…

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, đã chia sẻ: “Tôi nghe rất nhiều dư luận nói rằng khi chạy chọt kiếm cho được một dự án thủy điện loại nhỏ, cái mục tiêu của người ta không phải là làm ra điện mà cái người ta hướng đến là có một khoảng rừng để tha hồ phá, khai thác gỗ chỗ đó”.

Theo lời bà Phong Lan, người ta phá rừng, rồi sau này trồng thay thế bằng rừng cao su, mà dưới rừng cao su thì không một cây con nào có thể sống được, nên cũng chỉ mang tính thương mại hoá chứ không thể trồng lại được rừng tự nhiên.

Không mấy lạc quan như bà Phong Lan khi dẫu sao thì rừng cao su cũng ít nhiều khai thác thương mại được, đằng này, “Theo quy định, công trình thủy điện chiếm bao nhiêu diện tích rừng thì phải trồng đền bù bấy nhiêu. Thế nhưng bất cập là không có đất để trồng bù. Đến nay, chưa có chủ đầu tư nào thực hiện việc trồng rừng này đúng quy trình. Việc trồng cũng chỉ cho có, trồng được một vài cây lưa thưa để gọi là cũng có trồng” - ông Đào Trọng Tứ, công tác tại Trung tâm Bảo tồn Tài nguyên Nước và Thích nghi với Biến đổi Khí hậu, nhận xét.

Đáng chú ý, một số dự án chuyển mục đích sử dụng đất rừng (sang phục vụ thủy điện; khai thác khoáng sản; kinh doanh sân golf…) chậm, hoặc không hợp tác trồng bù rừng (dù dự án đã khai thác vận hành) có bóng dáng của những doanh nghiệp khá mạnh như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Khoáng sản Tây Giang, Công ty Đông Đô – Bộ Quốc phòng, Công ty cổ phần và đầu tư phát triển điện Tây Bắc, Công ty cổ phần Thủy điện Hương Điền...

Ông Lê Việt Trường, cựu Phó chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, đặt nghi vấn: “Cần phải làm rõ lũ lụt do thiên tai chiếm bao nhiêu phần trăm và lũ lụt do thủy điện chiếm bao nhiêu phần trăm? Trên cơ sở đó mới xây dựng phương án có nên tiếp tục cho phát triển thủy điện hoặc phải tìm kiếm, phát triển nguồn năng lượng thay thế để giảm bớt những khó khăn cho người dân hạ du.

Việc cần làm ngay sau vụ việc tại Rào Trăng 3 là: phải tạm dừng tất cả các dự án thủy điện đang được triển khai, sắp triển khai để điều tra, đánh giá tổng thể. Trường hợp buộc phải phát triển thủy điện do yêu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao thì cũng hoàn toàn có thể tính toán đưa ra phương án phù hợp.

Ví dụ, trong phát triển kinh tế cần tính tới các bài toán tiết kiệm điện như: sử dụng các sản phẩm điện chất lượng cao, được sản xuất bằng công nghệ hiện đại. Trong đầu tư cần giảm thiểu các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, cũ, tiêu tốn nhiều điện năng, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Còn trong điều hành quản lý thủy điện phải xây dựng quy trình vận hành linh hoạt, khoa học, phải có phương án tích, xả nước rất cụ thể cũng như các phương án cảnh báo, sơ tán, kể cả đền bù, hỗ trợ cho người dân.

Tôi cũng chưa thể hình dung hết, khi làm thủy điện chủ đầu tư thi công phá rừng có sử dụng thuốc nổ không, nếu có thì nguy cơ gây thay đổi cấu trúc địa chất, làm om đất đá xung quanh... gây sạt lở như thế nào, trách nhiệm sẽ ra sao? Bài toán này phải được làm ngay, nếu cứ để tình trạng say sưa với thủy điện vừa và nhỏ thì cái giá phải trả có khi còn đắt hơn gấp nhiều lần so với những cái thủy điện mang lại.

Thực tế xả lũ gây thiệt hại nặng nề cho người dân những vùng hạ du năm nào cũng xảy ra, nhưng tới nay những bất cập xoay quanh cái được gọi là “vận hành đúng quy trình” vẫn lặp lại và không thấy ai phải chịu trách nhiệm. 

T.L.

VNTB gửi BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét