Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Độc quyền từ thiện hay cò từ thiện?

 

Độc quyền từ thiện hay cò từ thiện?

Mai Bá Kiếm

22-10-2020

Để quản lý tận răng mọi hành vi thể hiện tấm lòng tương thân, tương ái của đồng bào trong thiên tai và hoạn nạn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2008 liệt kê 3 nhóm tổ chức, đơn vị được “độc quyền” TIẾP NHẬN và PHÂN PHỐI TIỀN và HÀNG CỨU TRỢ gồm:

1. UBTW MTTQVN và các cấp; Hội Chữ thập đỏ VN các cấp; Báo, Đài trung ương và địa phương.

2. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập, hoạt động theo quy định.

3. Các tổ chức, đơn vị được UBTW MTTQVN và UBMTTQVN cấp tỉnh và huyện CHO PHÉP.

Ngoài 3 NHÓM này, cá nhân và các nhóm XHDS khác không được quyền TIẾP NHẬN và PHÂN PHỐI TIỀN và HÀNG CỨU TRỢ!

Trong 3 NHÓM này, UBTW MTTQVN và UB MTTQVN tỉnh, huyện là ĐẠI CA TỪ THIỆN vì có quyền “CẤP GIẤY PHÉP CON TỪ THIỆN” cho các tổ chức, đơn vị khác, nói huỵch toẹt ra là CÒ TỪ THIỆN!

Sau đó, Bộ Tài chính ra Thông tư 72/2008 “trói bớt một tay báo, đài”: chỉ được TIẾP NHẬN tiền, hàng cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước chứ không được TỔ CHỨC PHÂN PHỐI tiền, hàng cứu trợ đó!

Nghĩa là, báo, đài chỉ “độc quyền” TIẾP NHẬN tiền, hàng cứu trợ, rồi “KÍNH CHUYỂN” cho UB.MTTQ “độc quyền” PHÂN PHỐI tiền, hàng cứu trợ!

NGHỊ ĐỊNH 64/2008 VÀ THÔNG TƯ 72/2008 đều XÂM PHẠM NGHIÊM TRỌNG “QUYỀN TÀI SẢN” CỦA CÔNG DÂN!

Bởi vì, Điều 457 Bộ luật Dân sự quy định: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận”. Về hình thức: trừ bất động sản, các tài sản khác như tiền có thể được lập dưới hình thức bằng miệng!

Nghĩa là, các nhà hảo tâm không cần làm hợp đồng cho tặng, do tin tưởng Thủy Tiên cứ việc gửi tiền vào tài khoản của cô, để cô chuyển giúp đến tay nạn nhân bão lụt, mà không yêu cầu Thủy Tiên đền bù, còn nạn nhân bão lụt đồng ý nhận là hoàn toàn phù hợp Bộ luật Dân sự.

Nghị định 64/2008 đã vi phạm Bộ luật Dân sự, Thông tư 72/2008 càng tỏ ra lạm quyền vô duyên! Vì tiền cứu trợ là tiền của dân mắc mớ gì Bộ Tài chính đòi quản lý?

Điều 1 của Nghị định 87/2017/NĐCP ngày 26/7/2017 quy định:

“Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính – ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”.

Nghị định 87/2017 không giao cho Bộ Tài chính cứ thấy ở đâu có tiền tỷ của bá tánh là cứ nhào vô quản lý!

Lẽ ra, các đại biểu quốc hội phải truy cứu tính hợp hiến, hợp pháp của Nghị định 64/2008 và Thông tư 72/2008, đằng này có khứa nghị khùng ủng hộ “cò từ thiện” mới đau chứ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét