Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

Bắc Kinh khuynh đảo Liên Hiệp Quốc để phục vụ quyền lợi Trung Quốc

Bắc Kinh khuynh đảo Liên Hiệp Quốc để phục vụ quyền lợi Trung Quốc

Đoàn Hưng Quốc 

Trung Quốc là nước hưởng lợi nhiều nhất trong trật tự thế giới ngày nay nhất là từ khi gia nhập WTO. Cho nên, Bắc Kinh không muốn lật đổ mô hình hiện thời mà trái lại thao túng các định chế quốc tế cho phù họp với quyền lợi của Trung Quốc.  
Bắc Kinh hiện đã cài đặt nhân vật đầu não vào những cơ quan quan trọng trong Liên Hiệp Quốc gồm:
  • WHO (World Health Organization) – Tổ chức Y tế Thế giới;
  • UN DESA (United Nations Department of Economic and Social Affairs) - Ủy Ban Kinh tế và Xã hội, Liên Hiệp Quốc;  
  • FAO UN (Food and Agriculture Organization) - Tổ chức Nông Lương Quốc tế;
  • ITU (International Telecommunication Union) -  Liên hiệp Viễn Thông Quốc Tế; 
  • ICAO (International Civil Aviation Organization) - Tổ Chức Hàng Không Dân dụng quốc tế. 
Trung Quốc còn vận động để đưa người nắm giữ WIPO (World Intellectual Property Organization tức Ủy Ban về Quyền Sở hữu Trí tuệ thế giới), đồng thời đòi quyền hạn rộng lớn hơn trong IMF (Quĩ Tiền tệ Quốc tế) và World Bank (Ngân hàng Thế giới)
  1. Điển hình nhất là trường hợp Bắc Kinh đưa ông Tedros Adhanan thân Trung Quốc lên làm Tổng Giám Đốc của WHO để rồi sau đó WHO ém nhẹm những mưu đồ dối trá trong thời gian dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán. Sau đó Trung Quốc áp lực WHO phải thay đổi tên bệnh nhằm che dấu nguồn gốc của ôn dịch, cũng như sử dụng WHO nhằm quảng bá sự thành công và nỗ lực hợp tác quốc tế theo mô hình kiểu mẫu của Bắc Kinh.
  1. Tổng Thư ký LHQ Guteres năm 2019 ca ngợi Dự án “Vành Đai Con Đường” của TQ là “phù hợp” với mục tiêu Phát Triển Bền Vững do LHQ đề ra cho dù kế hoạch này thiếu minh bạch trong các mục tiêu kinh tế và chính trị, tác hại môi trường đồng thời là bẫy nợ của các nước đang phát triển. Ảnh hưởng của Trung Quốc có được là nhờ cài đặt ông Liu Zhenmin (cựu Thứ trưởng Ngoại giao TQ) vào Ủy ban Kinh tế và Xã hội UN DESA và ông Qu Dongyu (cựu Thứ trưởng Nông Nghiệp TQ) vào Tổ chức Nông Lương Quốc tế FAO).
  1. Bắc Kinh cài đặt ông Zhao Houlin (thuộc ngành Bưu điện) vào Cơ quan Viễn thông Quốc tế ITU nhằm toan tính cho công nghệ Huawei được sử dụng toàn cầu trong hệ 5G.
  1. Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế ICAO hiện do Fang Liu dẫn đầu đã loại bỏ và cô lập Đài Loan ra khỏi các thông tin về hàng không dân dụng trong thời gian đại dịch Vũ Hán.
  1. Bắc Kinh vận động đưa nhân sự lãnh đạo vào trong Ủy ban về Quyền Sở hữu Trí tuệ WIPO nhằm bảo vệ quyền lợi của các công ty Hoa Lục trong khi chính nhà nước Trung Quốc gồm cả Bộ Quốc phòng đã yểm trợ những công ty này đánh cắp các phát minh của Tây Phương từ nhiều năm nay.
  1. Trung Quốc đòi có vai trò lớn hơn trong IMF và World Bank với mục tiêu sử dụng hai cơ quan này trở thành cánh tay nối dài cho kế hoạch Vành Đai Con Đường của Bắc Kinh.
Một điều chắc chắn là Bắc Kinh không tranh đua làm cảnh sát quốc tế mà nhường vai trò này cho Hoa Kỳ phung phí tài sản và nhân lực trong các chiến trường Trung Đông, Trung Á và Bắc Phi. Trong khi đó Trung Quốc hưởng lợi từ việc mua dầu hỏa, khai thác tài nguyên thiên nhiên, bán hàng tiêu dùng cùng kế hoạch Vành Đai Con Đường. Về phương diện an ninh Bắc Kinh hiện muốn đẩy lùi Hoa Kỳ ra khỏi Đông Thái Bình Dương để tạo một vòng đai an ninh vì khu vực này được xem thuộc ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc và là nơi có nền kinh tế năng động nhất thế giới. Trên khía cạnh tài chánh, Bắc Kinh tìm cách phối hợp với Nga, Trung Đông và cả Âu Châu để chấm dứt vai trò thống trị của đồng đô-la Mỹ.

Đ.H.Q.

Tác giả gửi BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét