Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Tư duy kiểu “Chiến tranh lạnh”

Tư duy kiểu “Chiến tranh lạnh”

Chiến tranh Lạnh đã kết thúc từ lâu, nhưng kiểu tư duy chiến tranh Lạnh thì vẫn còn thịnh hành.
Kiểu tư duy này chia thế giới ra làm chính và tà, thiện và ác, ta và địch. Một bên cái gì cũng tốt, bên kia cái gì cũng xấu. Chỉ một bên sống còn, bên còn lại sẽ phải diệt vong.
Không biết kiểu tư duy này hiện giờ còn thực tế đến đâu khi các mối liên hệ lợi ích về kinh tế và an ninh trên thế giới đã đan xen chằng chịt, lằn ranh ta và địch gần như không còn tồn tại nữa chứ chưa nói tới mù mờ.
Mọi giả thuyết về việc Trung Quốc tan vỡ làm nhiều nước không làm cho số phận Việt Nam khác đi bao nhiêu. Phần còn lại của Trung Quốc vẫn sẽ là một nước khổng lồ cả về diện tích lẫn dân số, và vẫn tiếp tục là hùng là bá trong khu vực. Trung Quốc có thể là hổ giấy trên thế giới, chứ trong khu vực không thể là hổ giấy.
Một Trung Quốc dân chủ sẽ tốt hơn cho Việt Nam nhưng không làm thay đổi thực tế là Trung Quốc vẫn phải kiểm soát các nước lân bang, tương tự như cách Mỹ kiểm soát toàn bộ châu Mỹ. Và Trung Quốc vẫn sẽ phải tìm đường thông ra biển qua Biển Đông, không thể khác.
Thực dụng mà nói thì Việt Nam có lẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tìm được cách tồn tại và chung sống với Trung Quốc, và nếu khôn thì sẽ kiếm ăn được từ thị trường rộng lớn của họ.
Trong cuốn “The next 100 years” (2009), chuyên gia phân tích địa chính trị George Friedman của Viện Stratfor dự báo Trung Quốc trong thế kỷ 20 sau cùng vẫn chỉ là hổ giấy và không trở thành siêu cường thế giới được. Trong khi đó, Nhật Bản một lần nữa trỗi dậy đe dọa các lợi ích an ninh và kinh tế của Mỹ trong khu vực. Về mặt chiến lược, Mỹ sẽ cần (và sẽ hỗ trợ để) Trung Quốc ít nhất là ổn định để kiềm Nhật lại. Nếu có chiến tranh thế giới xảy ra, Mỹ sẽ liên minh với Trung Quốc để chống Nhật.
Dự báo này dĩ nhiên vẫn chỉ là dự báo, và lại từ 2009. Nhưng dù sao cũng là một góc nhìn đáng tham khảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét