Bài đăng nổi bật

CHÂN DUNG NHÀ VĂN DƯƠNG THU HƯƠNG

 CHÂN DUNG NHÀ VĂN DƯƠNG THU HƯƠNG  Tác giả : Nguyễn Đăng Mạnh Tôi không nhớ rõ đã quen Dương Thu Hương từ bao giờ. Có lẽ từ hồi chị học trư...

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Đồng Tâm: Truy tố 29 người, còn luật sư nói ‘gặp khó khăn’

Đồng Tâm: Truy tố 29 người, còn luật sư nói ‘gặp khó khăn’

Ông Lê Đình Công xuất hiện thú tội trên truyền hình VN sau vụ cảnh sát vào Đồng Tâm rạng sáng 9/1. Vụ việc khiến 3 cảnh sát và ông Lê Đình Kình, bố ông Công, thiệt mạngBản quyền hình ảnhANH CHUP MAN HINH
Image captionÔng Lê Đình Công xuất hiện thú tội trên truyền hình Việt Nam
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội ngày 25/6 đã ban hành Cáo trạng truy tố 29 bị can trong vụ "đổ xăng đốt làm 3 chiến sĩ công an hy sinh ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức".
Theo cáo trạng, 25 người bị truy tố về tội "Giết người" theo quy định tại Điều 123, khoản 1, điểm a, d, n, o - Bộ luật Hình sự năm 2015.
Bốn bị can khác bị truy tố về tội "Chống người thi hành công vụ" theo quy định tại Điều 330, khoản 2, điểm a - Bộ luật Hình sự năm 2015.
29 bị can đều trú tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Trong khi đó, nhóm luật sư của các bị can phản ánh rằng họ "gặp khó khăn trong việc tiếp cận, sao chụp hồ sơ vụ án" tại VKSND TP. Hà Nội.

Truy tố

25 bị can bị truy tố về tội "Giết người" gồm: Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Bùi Thị Nối, Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Thị Lụa, Trần Thị La, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Văn Duệ, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Văn Tuấn, Trịnh Văn Hải, Nguyễn Xuân Điều, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan và Nguyễn Văn Trung.
Bốn bị can còn lại gồm: Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung và Trần Thị Phượng bị truy tố về tội "Chống người thi hành công vụ".
Vợ ông Lê Đình Kình, bà Dư Thị Thành kể lại vụ việc công an vào Thôn Hoàng sáng 9/1
Truyền thông trong nước, như tờ Hà Nội Mới, trích dẫn cáo trạng, theo đó cáo buộc ông Lê Đình Kình, từ năm 2017 đến đầu năm 2020, "đã chỉ đạo "Tổ đồng thuận" và nhiều đối tượng khác gây ra nhiều vụ bắt giữ người trái pháp luật, cố ý làm hư hỏng tài sản".
Ông Lê Đình Kình đã thiệt mạng vào sáng 9/1/2020, trong lúc công an tổ chức lực lượng vào xã Đồng Tâm.
Ông Lê Đình KìnhBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionÔng Lê Đình Kình
Báo Hà Nội Mới, dường như dẫn lại cáo trạng, tường thuật sự vụ ngày 9/1 như sau:
"Theo sự phân công, lực lượng công an gồm các đồng chí: Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy, Dương Đức Hoàng Quân và nhiều người khác triển khai kế hoạch đột nhập, bắt giữ các đối tượng về hành vi phạm tội quả tang.
Khi các đồng chí Thịnh, Huy và Quân di chuyển để sang mái nhà Lê Đình Chức thì Chức dùng tuýp sắt gắn dao bầu chọc từ trên xuống, các đối tượng khác ném bom xăng, gạch đá nên 3 người đã rơi xuống hố ở gần nhà Lê Đình Kình. Lúc đó, Chức bảo Doanh đổ xăng từ can ra chậu để Chức đổ xuống hố nơi các đồng chí Thịnh, Huy và Quân rơi xuống và châm lửa đốt. Hậu quả là cả 3 người tử vong do ngạt khí và cháy than hóa toàn thân.
Trong quá trình làm nhiệm vụ, tổ công tác phá khóa cửa ngách nhà Lê Đình Kình thì phát hiện Kình đang cầm một quả lựu đạn và hô hào chống đối nên đã bắn tiêu diệt…"
Cuộc sống ở Hà Nội ngày 11/6Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCuộc sống ở Hà Nội ngày 11/6

Luật sư bị can lên tiếng

Trong khi đó, nhóm luật sư của các bị cáo đã gửi đơn cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhờ hỗ trợ.
Các luật sư nói ngày 16/6/2020, Luật sư Lê Văn Hòa đến VKSND TP. Hà Nội và điện thoại cho Kiểm sát viên (KSV) thụ lý vụ án do Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP. Hà Nội cung cấp để làm thủ tục sao chụp hồ sơ vụ án, nhưng không liên hệ được.
Hôm sau, luật sư Hòa tiếp tục gọi nhiều cuộc điện thoại và nhắn tin cho KSV này nhưng cũng không nghe máy và trả lời tin nhắn. 
Từ ngày 18 đến 22/6/2020 Luật sư Hòa và Luật sư Phạm Lệ Quyên tiếp tục đến VKSND TP. Hà Nội nhiều lần đề nghị sao chụp hồ sơ vụ án nhưng các cán bộ Phòng 2 VKSND TP. Hà Nội nói KSV đi vắng, điện thoại nhưng KSV vẫn không nghe máy.
Nhóm luật sư nói ông Lê Văn Hòa đã gặp cán bộ phòng Tiếp dân của VKSND TP. Hà Nội để phản ánh, đề nghị họ giải quyết, nhưng cán bộ tiếp dân không chấp nhận thông báo người bào chữa do Cơ quan cảnh sát điều tra cấp mà yêu cầu Luật sư Hòa làm thủ tục đăng ký lại tại VKSND TP. Hà Nội.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam ngày 25/6 nói nếu trình bày của các luật sư nêu trên là đúng, thì về mặt pháp lý, các Luật sư không phải làm lại thủ tục đăng ký bào chữa tại VKSND TP. Hà Nội. 
Liên đoàn Luật sư Việt Nam bày tỏ lo ngại việc các Luật sư sau nhiều ngày chưa được tiếp cận để sao chụp hồ sơ vụ án "đã làm ảnh hưởng đến quyền hành nghề hợp pháp của luật sư và quyền của người bị buộc tội".
Vì vậy, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nói họ chuyển đơn của các Luật sư nêu trên đến Lãnh đạo VKSND TP. Hà Nội, đề nghị xem xét.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét