Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Tin Biển Đông: Tàu hải cảnh Trung Quốc lại xâm phạm lãnh hải Việt Nam

Tin Biển Đông: Tàu hải cảnh Trung Quốc lại xâm phạm lãnh hải Việt Nam

BTV Tiếng Dân
9-1-2020
Vụ xâm phạm của tàu Hải Dương Địa Chất 8, thăm dò trong vùng biển Việt Nam suốt gần 4 tháng ở khu vực bãi Tư Chính, đã chấm dứt hai tháng rưỡi qua, nhưng dường như Trung Quốc đang quay trở lại, thực hiện chiến dịch quấy phá tiếp. 
Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Các tàu hải cảnh của TQ vẫn đang hoạt động trên Biển Đông gần khu vực Bãi Tư Chính, chúng đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của VN? Ông Nam cho biết, từ ngày 7/1 đến 9/1/2020, các tàu hải cảnh TQ gồm Zhongguohaijing, Haijing 35111, Zhongguohaijian 2169 đang hoạt động tại vùng biển phía nam Bãi Tư chính
Trong đó, tàu Zhongguohaijian 2169 “hiện đã tắt AIS, nhằm ngăn cản sự theo dõi hoạt động”. Còn tàu Zhongguohaijing hoạt động tại một vị trí cách bờ biển VN khoảng 225-228 hải lý, nhưng chỉ cách đảo Cồn Cỏ khoảng 181-182 hải lý. Ông Nam nhấn mạnh, các tàu này “đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong các ngày vừa qua”

Vị trí của tàu Zhongguohaijing vào thời điểm 9h21’ sáng ngày 8/1/2020. Nguồn: FB Phạm Thắng Nam
Vị trí của tàu Zhongguohaijing vào thời điểm 8h46’ sáng ngày 9/1/2020. Nguồn: FB Phạm Thắng Nam

Trước đó, rạng sáng 8/1/2020, GS Ryan Martinson của trường cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ thông báo trên Twitter“Ok, Việt Nam, giờ đến lượt các bạn. Chúng đến rồi”. (Ok, Vietnam, now it’s your turn. Here they come). “Chúng” ở đây là các tàu hải cảnh Zhongguohaijing và Haijing 35111 của Trung Quốc. Ý của ông Martinson là, đến lượt VN phải chịu đựng sự quấy phá của các tàu này, sau khi chúng xâm phạm lãnh hải Indonesia.

Hai tàu hải cảnh Zhongguohaijing và Haijing 35111 lại xâm phạm vùng biển VN. Nguồn: Twitter Ryan Martinson

Đến chiều 9/1, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng thông báo, Việt Nam theo sát, xác minh vụ tàu 35111 của Trung Quốc vào Biển Đông, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Bài báo dẫn tin trên của ông Martinson, còn bà Thu Hằng sau khi được hỏi về diễn biến này, thì trả lời: “Chúng tôi sẽ tiếp tục xác minh thông tin”.
Bà Hằng nói thêm: “Phải khẳng định các lực lượng chức năng của Việt Nam bám sát Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Mọi hoạt động trên vùng biển của Việt Nam cần tuân thủ quy định của Việt Nam và UNCLOS 1982”.
Trước đó, vào ngày 7/1, không quân Indonesia đã triển khai 4 máy bay chiến đấu F-16 “ra khu vực quần đảo Natuna gần Biển Đông, giữa lúc Jakarta tố Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này”
Trang Kinh Tế Đô Thị đặt câu hỏi: Tàu sân bay “Made-in-China” ra Biển Đông, Việt Nam nói gì? Bài báo nhắc lại sự kiện ngày 17/12/2019, hải quân Trung Quốc đã tổ chức lễ tiếp nhận và đưa vào sử dụng tàu sân bay nội địa đầu tiên mang tên Sơn Đông. “Truyền thông Trung Quốc gần đây cho biết, nước này sắp triển khai tàu sân bay nói trên tại Biển Đông”.
Trong cuộc họp báo chiều 9/1, khi được hỏi về thông báo trên của TQ, bà Lê Thị Thu Hằng chỉ nói, “việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh trật tự, thượng tôn pháp luật chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ở Biển Đông như được xác lập tại UNCLOS là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm và nguyện vọng chung của tất cả các nước trong khu vực” và “mọi hoạt động của các bên cần phải đóng góp vào mục tiêu chung này”.
RFI thông báo thêm diễn biến nóng khác trên Biển Đông: Trung Quốc giăng đội tàu cá quanh đảo Thị Tứ. Ngày 8/1/2020, phó đô đốc Rene Medina, người đứng đầu Bộ Chỉ huy miền Tây Philippines xác nhận có đến 38 tàu TQ đã neo đậu suốt đêm 7/1 tại ba dải cát, nằm giữa đảo Thị Tứ (phía Philippines gọi là đảo Pagasa), hiện do Philippines kiểm soát và đá Subi, đã bị Trung Quốc quân sự hóa và xây căn cứ, các khu vực này đều thuộc quần đảo Trường Sa. 
Nhận định về hoạt động của các tàu hải cảnh Trung Quốc:
Vậy là chỉ khoảng 2 tháng rưỡi sau khi TQ chấm dứt chiến dịch xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế VN kéo dài khoảng 4 tháng(từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10/2019), “bạn vàng” của lãnh đạo đảng CSVN tiếp tục gửi tín hiệu, cho thấy, năm 2020 này sẽ là một năm với nhiều biến động trên Biển Đông. TQ sẽ tiếp tục lăm le và tìm mọi thủ đoạn nhằm chiếm quyền kiểm soát khu vực Bãi Tư Chính. 
Không rõ trong năm 2020 này, lãnh đạo CSVN sẽ “bảo vệ” lãnh hải như thế nào. Những gì họ thể hiện trong năm 2019 là thái độ hết sức thụ động, chỉ cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối, trong khi các lãnh đạo hàng đầu cũng không dám lên tiếng. Ngoài ra, họ cũng không dám kiện TQ ra tòa án quốc tế, dù có thời điểm tàu có vũ trang của TQ chỉ cách bờ biển VN khoảng 60 hải lý. 
Một số tàu hải cảnh và tàu cảnh sát biển của VN đã tìm cách ngăn chặn tàu TQ nhưng vô hiệu, TQ vẫn thực hiện được 4 lần khảo sát, trước là Bãi Tư Chính, sau đến vùng biển ngoài khơi các tỉnh Nam Trung Bộ Việt Nam, từ Đà Nẵng tới Bình Thuận. Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 và các tàu hộ tống như tàu hải cảnh, tàu “dân quân biển” của TQ đã ung dung di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế của VN như nhà vô chủ. 
Đó là chưa kể đến tình hình chính trị năm 2019, VN tuy có nhiều mâu thuẫn nội bộ nhưng chắc chắn sẽ không diễn biến căng thẳng và phức tạp như trong năm 2020 này, khi đảng gấp rút chuẩn bị nhân sự cho đại hội 13. Thường những lúc mâu thuẫn và thanh trừng nội bộ quyết liệt như vậy, lãnh đạo CSVN càng bỏ bê tình hình Biển Đông.
Trong một diễn biến khác, ngày 9/1/2020 cũng là ngày chính quyền và công an Hà Nội tổ chức cuộc cưỡng chế và đàn áp vô cùng khốc liệt nhắm vào người dân xã Đồng Tâm. Trong thời điểm an ninh Biển Đông tiếp tục chìm trong rủi ro thì súng ống của công an và quân đội được chĩa vào dân chứ không phải nhắm vào kẻ thù. Ngày 9/1/2020 là ngày đảng thể hiện đúng lời nhận định của ai đó: Chính quyền CSVN chỉ biết hèn với giặc, ác với dân. 
_____

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét