Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2020

Ngày cuối năm: Nghĩ về những thách thức và hy vọng cho phong trào nhân quyền Việt Nam năm 2020

Ngày cuối năm: Nghĩ về những thách thức và hy vọng cho phong trào nhân quyền Việt Nam năm 2020

BTV Tiếng Dân
23-1-2020
Thêm một năm nữa trôi qua. Ngày 30/4/2020 sắp tới sẽ đánh dấu 45 năm Tháng Tư Đen, sau 45 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam với cái giá hàng chục vạn cựu sĩ quan, binh lính và viên chức của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bị hành hạ, tra tấn trong các trại tập trung cải tạo, cùng hàng triệu người Việt phải bỏ xứ ra đi. 
Các lực lượng cộng sản tiến vào Sài Gòn với lời hứa hẹn xây dựng chế độ “của dân, do dân, vì dân” nhưng rồi đã tìm cách cướp của dân hết lần này tới lần khác, từ trò đánh tư sảnđến các thủ đoạn cướp đất ở Long HưngLộc HưngThủ Thiêm, cướp đất của chính những người đã nuôi giấu họ. 
Bốn thập niên rưỡi sau ngày toàn bộ lãnh thổ đất nước bị chi phối bởi ý thức hệ cộng sản, Việt Nam đã trở thành cường quốc của dân oan. Trên toàn cõi đất nước, nơi đâu cũng có người dân mất đất, nơi đâu cũng có vi phạm nhân quyền. 
Lãnh đạo CSVN tận dụng triệt để quân đội, công an và các lực lượng vũ trang địa phương, cùng với bộ máy tuyên truyền để áp đặt luật rừng lên người dân. Dân ở tù oan thì không thấy ai chịu trách nhiệm, cán bộ làm sai, mua điểm cho con thì chỉ bị khiển trách. Người dân đứng lên tố cáo, phản biện cái sai của chính quyền thì bị cô lập, đàn áp, bắt bớ, tù đày
Mức độ tàn bạo, khốc liệt của các thủ đoạn bịt miệng, trấn áp người dân càng tăng, tỉ lệ thuận với số lượng tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Thời điểm cuối năm 2019, đầu năm 2020 chứng kiến một số sự kiện báo hiệu một giai đoạn mới với rất nhiều sóng gió, thách thức đối với phong trào dân chủ trong nước, nhưng vẫn le lói chút hy vọng về viễn cảnh thay đổi xã hội Việt Nam. 
Thách thức năm 2020: Các thủ đoạn đàn áp càng khốc liệt hơn
Mới đầu tháng Giêng 2020, quan chức CSVN đã chỉ đạo công an thực hiện một vụ thảm sát khiến người dân rúng động. Từ tối 8/1/2020, Công an TP Hà Nội đã huy động lực lượng khoảng 3000 người kéo về bao vây thôn Hoành, xã Đồng Tâm và đến rạng sáng 9/1, họ đã nổ súng giết cụ Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần của dân oan nơi đây.
Không dừng lại ở đó, công an bắt khoảng 20 người thân của cụ Kình, bao gồm các con, cháu trai, cùng cháu dâu của cụ, rồi vu cho những người này phạm tội giết 3 công an, dù không có bằng chứng rõ ràng.
Vụ cưỡng chế – thảm sát ở Đồng Tâm đã tạo nên một vết nhơ không thể xóa bỏ trong lịch sử cầm quyền của đảng CSVN. Mâu thuẫn đất đai ở Đồng Tâm bắt đầu dâng cao từ tháng 4/2017, khi 38 cảnh sát cơ động bị người dân ở đây giam giữ trong 7 ngày.
Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã về “đối thoại”, “điều đình” rồi ký giấy tờ hứa hẹn sẽ không truy cứu sự việc, nhưng ngay sau đó nuốt lời và khởi tố vụ bắt giữ cán bộ. Sự lật lọng, tráo trở, gian manh của nhà cầm quyền CSVN có thể thấy rõ qua vụ này.
Vụ cưỡng chế – thảm sát ở Đồng Tâm chưa đầy 3 năm sau không chỉ làm rõ bản chất tráo trở của quan chức CSVN, mà còn cho thấy luật pháp ở VN đích thị là luật rừng. Chính luật pháp CSVN quy định, không thực hiện cưỡng chế đất đai từ 22 giờ đến 6 giờ, và nếu bắt tội phạm thì phải có lệnh khởi tố, bắt bị can để tạm giam, lệnh này phải được viện kiểm sát phê chuẩn. Nhưng hành động của họ ở Đồng Tâm rạng sáng 9/1, cho thấy họ đã ngồi xổm trên luật pháp của họ như thế nào.
Trong vụ Đồng Tâm, 22 người dân bị bắt và kết tội “giết người”, một tội có thể nhận hình phạt cao nhất là tử hình. Thế nhưng, công an hầu như chỉ nói miệng mà không hề cung cấp được bất cứ bằng chứng nào cho dân thấy những người bị bắt liên quan đến 3 viên công an thiệt mạng. Người dân cũng không hề được thấy hình ảnh 3 viên công an chết cháy ra sao, như phía công an loan tin.
Lúc đầu công an tuyên bố rằng, dân Đồng Tâm làm hầm chông khiến nhóm công an ngã xuống và tử vong, nhưng sau khi công an buộc phải cung cấp hình ảnh ở hiện trườngthì người dân mới vỡ lẽ, thì ra cái gọi là “hầm chông” đó chỉ là cái giếng trời ở cạnh nhà cụ Kình, đã tồn tại từ nhiều năm qua.
Phía công an tuyên bố khởi tố vụ án “giết người” ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm trong ngày 10/1 và khởi tố 22 bị can ngày 13/1, nhưng gần 10 ngày sau, tối 22/1, họ vẫn chưa có thêm động tĩnh gì. Trong khi với cáo buộc nghiêm trọng như vậy, thì họ phải tiến hành thực nghiệm hiện trường, cũng như công khai mọi thông tin với báo chí.
Tóm lại, cứ theo các thông tin rời rạc mà họ công bố với báo chí thì: Một ông già 84 tuổi, phải đi xe lăn vì bị đánh gãy chân hồi tháng 4/2017, nhưng rạng sáng 9/1/2020 đã… tự mình vượt qua quãng đường hơn 3km để tới khu vực xây tường rào sân bay Miếu Môn, ném lựu đạn vào bảo vệ ở đây, rồi chạy về nhà ở thôn Hoành và bị bắn chết. Còn 3 tay công an trong lúc truy đuổi cụ già, đã cùng ngã vào cái giếng trời nói trên. Một câu chuyện trơ trẽn như vậy nhưng họ vẫn có thể kể với báo chí, để rồi sau đó công an đã phải nhiều lần “thay đổi lời khai“!
Vụ Đồng Tâm là chỉ dấu rất rõ cho thấy quan chức và an ninh CSVN sẽ dùng mọi thủ đoạn để đàn áp, bịt miệng dân, sẵn sàng đổi trắng thay đen, biến dân thành kẻ thù. Về bản chất, thủ đoạn tuyên truyền trong vụ Đồng Tâm giống với thủ đoạn tuyên truyền của Đức Quốc Xã trong vụ hỏa hoạn tòa nhà Quốc hội Đức tháng 2/1933.
Vụ việc xảy ra vào ngày 27/2/1933, khi Van der Lubbe, là một thanh niên Cộng sản thất nghiệp người Hà Lan, bị bắt tại hiện trường của vụ hỏa hoạn. Lực lượng an ninh Đức Quốc Xã tuyên bố “thủ phạm” là người của phe đối lập và nhanh chóng tử hình người này. Vụ hỏa hoạn là một yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình Đức Quốc Xã nắm quyền thống trị nước Đức. Sau này các nhà nghiên cứu lịch sử phát hiện, chính Đức Quốc Xã đã dàn dựng vụ hỏa hoạn, tự họ đốt tòa nhà Quốc hội Đức rồi vu khống cho các đối thủ chính trị.
Thủ đoạn gắp lửa bỏ tay người đó của Đức Quốc Xã đã được an ninh CSVN tái hiện ở quy mô nhỏ hơn trong vụ Đồng Tâm. Công an không đưa ra được hình ảnh hay video nào chứng minh cụ Lê Đình Kình đã dùng lựu đạn, nhưng vẫn tìm mọi cách vu khống cụ Kình và người nhà của cụ.
Cứ nhìn nước Đức từ năm 1933 – 1945 có thể hiểu được tình hình VN trong giai đoạn tới. Vụ Đồng Tâm là một cuộc diễn tập để an ninh CSVN tận dụng mọi thủ đoạn đổi trắng thay đen nhằm cô lập, đàn áp và vu khống các nhóm bất đồng chính kiến.
Thông thường, áp lực từ quốc tế là một yếu tố có thể khiến quan chức CSVN nhẹ tay trong vấn đề nhân quyền. Nhưng sự thờ ơ của lãnh đạo Mỹ đã tạo điều kiện để quan chức CSVN lộng hành. Không chỉ thế, vụ Đồng Tâm xảy ra ngay trước khi Ủy ban Thương mại EU bỏ phiếu khuyến nghị Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – VN (EVFTA) khiến một số người dự đoán, số phiếu chống sẽ chiếm đa số trong vòng bỏ phiếu này.
Thế nhưng, kết quả lại là Ủy ban Thương mại EU thông qua Hiệp định EVFTA. Mặc dù một dân biểu châu Âu tố cáo Đại sứ VN hối lộ rượu Champagne để bỏ phiếu thông qua EVFTA, nhưng ngay cả bê bối này cùng với vụ Đồng Tâm, vẫn chưa thể khiến quan chức EU mạnh tay với VN trong vấn đề nhân quyền.
Sự thiếu quan tâm tới vấn đề nhân quyền của lãnh đạo Mỹ và EU gần đây là chỉ dấu báo hiệu những điều không hay về nhân quyền ở VN trong năm 2020, người đấu tranh quốc nội chỉ có thể dựa vào chính mình, không thể mong chờ gì vào “áp lực” từ Mỹ hay châu Âu. Trong những tháng ngày sắp tới, phong trào nhân quyền VN bị bủa vây bởi những “vành đai thép”, nếu các nhóm dân oan, các nhà hoạt động nhân quyền không đoàn kết, họ sẽ bị cô lập và đàn áp khốc liệt.
Năm 2020: Hy vọng không nhiều nhưng vẫn còn
Ngay cả trong hoàn cảnh ảm đạm đầu năm 2020, hy vọng thay đổi thể chế và xã hội VN vẫn có chứ không mất hẳn. Yếu tố quan trọng nhất vẫn là sự chia rẽ ngày càng nghiêm trọng trong nội bộ CSVN. 
Cuộc đấu đá nội bộ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi cuối năm 2015, đầu năm 2016 ngay trước thềm Đại hội 12 của đảng CSVN từng được đánh giá có thể quyết định sự tồn vong của đảng CSVN. Dù “đồng chí X” chấp nhận xuống thang, về vườn làm “người tử tế” nhưng kết quả Đại hội 12 của đảng CSVNthực chất chỉ tạm hoãn chứ không hề giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo cấp cao của chế độ, để rồi Đại hội 13 sắp tới là thời điểm để các mâu thuẫn nội bộ bùng phát. 
Với chiến dịch “đốt lò”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khiến mâu thuẫn nội bộ càng trở nên gay gắt. Một số nhóm lợi ích thuộc phe “củi” đã bị đem ra thanh trừng, có nhóm mạnh như phe cánh miền Nam của cựu Bí thư thành Hồ Lê Thanh Hải hiện mới chỉ bị dọa chứ chưa bị đánh mạnh tay.
Riêng cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa hề hấn gì, dù một số “đàn em” thân cận một thời như Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son đã thân bại danh liệt. Nhưng chính “người đốt lò vĩ đại” đã hứa hẹn sẽ xử 10 vụ án kinh tế – chính trị nghiêm trọng, phức tạp trong năm 2020, đẩy các phe nhóm bị chọn làm “mục tiêu” vào tình thế không còn nhiều lựa chọn nếu họ không muốn có kết cục giống như Thăng và Son. 
Phe “đốt lò” đã đặt ra các mục tiêu khá tham vọng trong năm 2020, đó là xử lý các sai phạm ở dự án Gang thép Thái Nguyên và các vụ bê bối của các quan lại “ăn đất” ở thành Hồ. Mặc dù tin đồn “người đốt lò vĩ đại” bị đột quỵ mấy ngày trước chỉ là tin đồn, nhưng ở tuổi sắp bước qua 76, cộng thêm nhiều bệnh tật lâu nay, có vẻ như sức khỏe không cho phép ông ta làm những gì mình muốn trong quảng đời còn lại.
Trường hợp vì lý do sức khỏe, buộc phải chuyển giao dần quyền lực cho các thuộc cấp là Trần Cẩm Tú và Trần Quốc Vượng, thì liệu họ có dám mạnh tay quăng những “khúc củi” hiện có thực quyền có thể còn lớn hơn chính họ? Nhưng nếu họ không “đốt” những “khúc củi” này, điều đó có khác gì dấu chấm hết cho phe nhóm Tổng – Chủ Trọng sau Đại hội 13 của đảng CSVN?
Mâu thuẫn ở trên đã rất nghiêm trọng nhưng đó mới chỉ là mâu thuẫn ở cấp trung ương. Rạn nứt trong nội bộ CSVN còn lan tới các cấp địa phương, chẳng hạn như mâu thuẫn giữa phe Huỳnh Đức Thơ và tàn dư phe cánh Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng. 
Hay ở thành Hồ, vây cánh của “lãnh chúa thành Hồ” bằng mặt nhưng chưa chắc bằng lòng với đương kim thư Nguyễn Thiện Nhân. Bằng chứng là vụ Thủ Thiêm hầu như vẫn “giậm chân tại chỗ”, Bí thư Nhân hứa hẹn rồi thất hẹn với dân oan là chuyện của ông ta, nhưng “lửa lò” vẫn chưa thể bén tới chân Sáu Cang và phe cánh của Hai Nhựt. 
Tựu trung, năm 2020 đến với nhiều nỗi bi quan cho tầng lớp trung lưu người Việt: Gánh nặng thuế, phí vẫn bủa vây, tình hình kinh tế – xã hội bất an, an ninh lương thực và môi trường ngày càng bị đe dọa. Nhiều cộng đồng dân cư tiếp tục là dân oan trên chính mảnh đất của họ. Các vụ đàn áp, vi phạm nhân quyền sẽ càng khốc liệt. Nhưng hy vọng không bao giờ mất hẳn. 
Rạn nứt ngày càng nghiêm trọng trong nội bộ đảng CSVN, càng giúp cho nhiều người dân nhận ra bản chất của chế độ, trong đó có các cựu đảng viên trung thành: Sử dụng công cụ bạo lực để cai trị dân và sẵn sàng xử các đảng viên trung kiên như cụ Kình, để bảo vệ chế độ. Đó chính là nhân tố quyết định thay đổi bức tranh chính trị – xã hội ở VN. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét