Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2020

Bài viết của ông Phạm Quí Thọ về Chuyên chế

Bài viết của ông Phạm Quí Thọ về Chuyên chế

Jackhammer Nguyễn
26-1-2020
Từ ngữ…
Đã khá lâu, trên các mặt báo chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam người ta ít nghe đến cụm từ… “chuyên chính vô sản”. Điều này có thể được giải thích rằng Đảng muốn có một bộ mặt bên ngoài … hiếu hòa, thân thiện, vì sau vài chục năm hiểu sai, hay chẳng hiểu gì cả. Người Việt bây giờ cũng hiểu rằng “chuyên chính” là độc tài chứ không là gì khác.
Ông Phạm Quí Thọ, một cựu viên chức nhà nước hiện đang sống ở Hà Nội, đào xới lại khái niệm đó trong bài ông viết đăng trên trang BBC Việt ngữ: Chuyên chế khiến Đảng CSVN nỗ lực nhưng ‘cứ cải tiến lại cải lùi’?
Các bài viết của ông Phạm Quí Thọ là những bài tôi rất thích đọc vì được viết bởi một người bên trong hệ thống, có cái nhìn tiệm tiến về quá trình dân chủ hóa. Bài của ông đôi khi có những nét hơi nghịch nhau. Một mặt, ông nêu rất đúng bản chất vấn đề, mặt khác vấn đề của ông nêu ra lại không được diễn giải toàn vẹn.
Trong bài mới nhất mà tôi đề cập ở trên, ông nêu đúng bản chất của chế độ là chuyên chế. Đây là một nhận thức rất quan trọng, vì nó vượt ra uyển ngữ của Đảng Cộng sản là chuyên chính.
Cái từ chuyên chính nó mang một bộ mặt hiền hòa mà Đảng Cộng sản ngụy tạo trong từ ngữ, tuyên truyền, cách ăn cách nói, cách tổ chức của họ. Trong khi đó từ chuyên chếmang nghĩa rất rõ ràng, chỉ một cái xấu.
… và bản chất
Nếu tôi hiểu đúng bài viết thì ông Phạm Quý Thọ muốn nói rằng từ năm 2016 đến nay, tính chuyên chế của Đảng Cộng sản tăng lên nhằm hai mục đích: Chống tham nhũng và đàn áp xã hội dân sự.
Việc đàn áp xã hội dân sự vì lo ngại rằng nó làm mất quyền lực của Đảng là một điều rất rõ ràng, chúng ta đã bàn rất nhiều, trên diễn đàn này cũng như nhiều diễn đàn khác.
Điều ông Phạm Quí Thọ đưa ra về phát triển kinh tế trong ba năm qua nhưng không tạo niềm tin về phát triển bền vững và chất lượng của sự phát triển, lại không thấy ông phân tích là nó có liên quan đến chuyên chế hay không. Có phải ông Thọ muốn nói sự chuyên chế sẽ làm sợ hãi các nhà đầu tư? Hay là các vụ án kinh tế bị hình sự hóa vì mục đích chính trị (phe phái ẩu đả nhau)?
Tác giả cũng đề cập tới một cụm từ xuất hiện khoảng chục năm gần đây trên báo chí Việt Nam, trong các diễn từ của Đảng là: Nhóm lợi ích. Nhưng tác giả, có lẽ do khuôn khổ bài viết, không phân tích thấu đáo chuyện này.
Tôi thì thấy rằng, nhóm lợi ích là một chuyện bình thường trong một xã hội bình thường, vì con người có lợi ích khác nhau, hay tập hợp lại với những người cùng lợi ích với mình nhằm tranh đấu cho lợi ích đó. Nếu nhóm lợi ích là một từ mang nghĩa xấu ở Việt Nam hiện nay, thì nói thẳng ra, là nó chỉ các phe phái trục lợi trong Đảng đấu đá với nhau. Xin đừng cưỡng đoạt ngôn ngữ Việt Nam bình thường, rất tội nghiệp.
Trong một xã hội dân chủ và minh bạch, các nhóm lợi ích lập tổ chức, đảng phái để cạnh tranh với nhau, dưới sự giám sát của cơ quan tư pháp độc lập. Điều đó không có trong xã hội chuyên chế độc tài, từ đó các lợi ích chuyển sang dạng đấu đá để trục lợi, trục lợi tối đa có thể.
Cái gốc của vấn đề chuyên chế
Trong phần cuối của bài viết, ông Phạm Quí Thọ nêu ra hai điểm mà tôi rất đồng ý: chuyên chế có thể làm dân chúng căm thù nhà cầm quyền (chuyện Đồng Tâm), còn bọn trục lợi trong bộ máy cầm quyền thì giấu mình chờ thời.
Câu hỏi ông Thọ đặt ra cho Đảng Cộng sản là liệu Đảng có thể lãnh đạo kinh tế thị trường với hai hệ tư tưởng có bản chất trái ngược nhau. Đảng Cộng sản chắc chắn sẽ trả lời rằng: Được chứ! Chẳng phải là họ đã đề ra …kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đấy sao. Vấn đề nằm ở chỗ khác, ở chỗ là họ độc quyền lãnh đạo!
Tới đây chúng ta thấy được nguyên nhân của vấn đề mà ông Thọ nêu ra là, kinh tế phát triển nhưng không có chất lượng. Có chất lượng làm sao được khi có chỉ một đảng lãnh đạo? Vì các phe nhóm sẽ trục lợi nhân danh bất cứ cái gì có thể, không có tòa án để xử những hành động sai trái, thì làm sao mà phát triển có chất lượng cho được.
Tôi nghĩ rằng tác giả Phạm Quí Thọ hoàn toàn hiểu vấn đề đó nhưng vì lý do nào đấy nên ông không nêu ra. Nhưng có một chi tiết ông đã hàm ý rất nhiều nếu độc giả chú ý, đó là câu ông bình luận về vụ Đồng Tâm rằng: Lời kêu gọi Bộ chính trị (của Đảng Cộng sản) vào cuộc là một sự ngộ nhận đáng thương.
Sự chuyên chế của Đảng Cộng sản không bao giờ thay đổi, nó muốn độc quyền lãnh đạo và hưởng thụ. Nó vẫn là chuyên chế thời “chống tham nhũng” hiện nay, nhưng nó vẫn là chuyên chế khi tham nhũng lúc trước. Và mục đích cuối cùng của chuyên chế (hay chuyên chính nói cho đẹp hơn) là gì? Là tham nhũng chứ là gì nữa!
Jackhammer Nguyễn, từ San Francisco

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét